Dầu Neem là một sản phẩm chuyên đặc trị, tiêu diệt sâu bệnh trên cây trồng. Trong xu thế thời đại mới thì đây là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các nhà làm vườn. Với chiết suất 100% từ thiên nhiên, an toàn, thân thiện với môi trường, con người và động vật. Vị thế của dầu Neem đã được nâng cao trong lĩnh vực trồng trọt. Không chỉ có rau màu, cây ăn trái, Neem Oil còn được sử dụng rất hiệu quả đối với hoa màu, đặc biệt là hoa hồng. Và nếu bạn là tín đồ của loài hoa xinh yêu đó thì chắc chắn không thể bỏ qua sản phẩm này. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ bật mí đến mọi người bí quyết pha dầu Neem trị bệnh cho hoa hồng hiệu quả nhất. Cùng đón xem nhé.

Chia sẻ bí quyết pha dầu Neem trị bệnh cho hoa hồng đạt hiệu quả

Bí quyết pha dầu Neem trị bệnh cho hoa hồng hiệu quả nhất 1

Chia sẻ bí quyết pha dầu Neem trị bệnh cho hoa hồng đạt hiệu quả

Với kinh nghiệm làm vườn kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn, chúng tôi nhận thấy sâu bệnh là một nỗi ám ảnh đối với mọi tín đồ yêu hoa hồng. Thực tế thì côn trùng gây hại không giới hạn, bởi chúng có quá nhiều loài. Loài dễ đối phó có và loài cứng đầu cũng có. Do vậy, thứ mà chúng ta cần lúc này đấy là phương pháp đủ mạnh để có thể tiêu diệt hết toàn bộ. Đảm bảo sự phát triển xanh tốt, khỏe mạnh cho hoa hồng.

Vậy theo chúng tôi, những nhà vườn có tư duy mới mẻ, hiện đại thì dầu Neem là giải pháp tối ưu nhất. Đây là cái tên luôn được nhắc đến đầu tiên, đi đầu trong phòng bệnh cũng như trị bệnh côn trùng đạt hiệu quả cao. Nhưng điểm khác biết lớn nhất phải chăng nằm ở cách pha chế. Nồng độ dầu Neem ở mỗi hỗn hợp pha trộn là khác nhau. Từ đó kết quả khác nhau. Sẽ không để mọi người đợi lâu, giathe.vn sẽ bật mí ngay cách pha dầu Neem mà mọi tín đồ đều có thể áp dụng ngay đây.

Pha dầu Neem trị bệnh cho hoa hồng

Phương pháp tra dầu Neem trị bệnh cho hoa hồng này được dùng như sau:

Ngay từ lúc cây trồng có dấu hiệu bị mắc bệnh thì tín đồ cần ngay lập tức pha dầu Neem để phun lên. Những căn bệnh phổ biến, gây ám ảnh cho nhà vườn như là bọ trĩ, rệp sáp, rệp vảy, nhện đỏ, phấn trắng,… Lúc này, chúng tôi sẽ trộn theo công thức: 5 ml dầu Neem, 5 ml nước rửa bát. Ta thực hiện lắc đều hỗn hợp dung dịch này và pha trong 1 lít nước. Trong trường hợp nếu lá và hoa đổi màu thì tín đồ hãy giảm bớt nồng độ dầu Neem xuống. Chu kỳ phun trị bệnh này diên ra 2 – 3 lần trên 1 tuần. Thao tác phun đẫm 2 mặt lá hoa. Nên phun vào thời điểm trời tối, mát mẻ. Lúc mà hoa không phải chịu tác động trực tiếp từ ánh sáng mặt trời.

Pha dầu Neem phun phòng bệnh cho hoa hồng

Bí quyết pha dầu Neem trị bệnh cho hoa hồng hiệu quả nhất2

Pha dầu Neem phun phòng bệnh cho hoa hồng

Nếu tín đồ yêu hoa là người kĩ lưỡng, cẩn trọng trong việc chăm sóc sức khỏe hoa hồng thì quả thực rất tốt. Hãy tiến hành pha dầu Neem phun để phòng bệnh hại cho hoa hồng ngay. Trước khi những điều tồi tệ có thể xảy ra. Tỷ lệ trong trường hợp này là 1 ml dầu Neem, 1 ml nước rửa chén. Lắc đến hỗn hợp dung dịch trong 1 lít nước. Chu kỳ phun hợp lý nhất là cứ 1 – 2 lần trên tuần bạn nhé. Và nếu bạn có một khu vườn tràn ngập hoa hồng thì sao? Lúc này ta cần phun dầu Neem cho nhiều cây hơn. Vì thế chỉ cần nhân lên theo tỷ lệ của chúng tôi là được.

Tin chắc rằng nhà vườn sẽ thấy được hiệu quả một cách rõ rệt. Tuy nhiên vấn đề chính nằm ở thời gian. Dầu Neem có phương thức hoạt động khá là phức tạp trong việc trị bệnh hại, côn trùng. Do đó dĩ nhiên ta không thể thấy được sự tác động ngay lập tức như là những sản phẩm thuốc trừ sâu hóa học hay bảo vệ thức vật khác trên thị trường. Tín đồ hãy kiên nhẫn, thường xuyên theo dõi, quan sát đều đặn. Đợi tối thiểu là 1 tuần nhé.

Kết luận

Và trên đây là chia sẻ của giathe.vn về bí quyết pha dầu Neem trị bệnh cho hoa hồng hiệu quả nhất. Nhìn chung, cách dùng dầu Neem cũng không có gì quá khó khăn. Mà hiệu quả của sản phẩm cũng rất tuyệt vời. Do vậy nhà vườn hãy tham khảo và thử áp dụng. Hi vọng thông tin của chúng tôi là bổ ích và có ý nghĩa. Xin cám ơn và chúc thành công.

Xem thêm:

Những sản phẩm trừ sâu dầu Neem phổ biến

Mua bánh dầu Neem nguyên chất tại web Ban Công Xanh

Dùng dầu Neem trị bệnh cho hoa hồng có an toàn hay không?