Mít  là một loại cây có quả cực kỳ thơm ngon cùng nhiều lợi ích cho sức khỏe. Là cây trồng lâu năm, thế nên trồng cây một lần thì đến mấy chục năm sau, thế hệ con cháu vẫn có thể tiếp tục thu hái được. Những quả mít nặng trĩu với hương thơm lừng, múi mít to ăn vô cùng hấp dẫn, cuốn hút. Trồng và chăm mít không mất quá nhiều công sức, thời gian của nhà vườn. Ngoài ăn khi chín ra thì mít còn được áp dụng rộng rãi trong làm kẹo, làm đồ sấy đóng bao, làm nước uống hay nấu ăn. Do đó, tính ứng dụng của mít rất cao và nhu cầu sử dụng cũng thế. Vậy, một số lưu ý khi chăm sóc cây mít tại nhà là gì? Cùng theo dõi bài viết này của Giathe.vn để rõ hơn nhé.

Giới thiệu tổng quan về cây mít

Bỏ túi một số lưu ý khi chăm sóc cây mít cho sai quả nặng trĩu, thơm lừng 3Trước khi đến với một số lưu ý khi chăm sóc cây mít, ta sẽ cùng tìm hiểu tổng quan về loại cây ăn quả này. Mít hay còn có tên gọi khoa học là Artocarpus heteropyllus và thuộc họ với dâu tằm. Nhiều người truyền tai nhau rằng cây có nguồn gốc từ nước mẹ là nước Ấn Độ. Sau đó đã nhanh chóng được du nhập đến các quốc gia cùng nằm trong khu vực như là Thái Lan, Việt Nam, Brasil, Indonesia hay là Băng – la – đét,…

Thị trường tiêu thụ mít ngày nay thực sự rộng rãi. Cũng vì những giá trị dinh dưỡng mà mít mang lại nên giá trị kinh tế là rất cao. Cực kỳ phù hợp để bà con lựa chọn phát triển cho mục đích kinh tế. Ở Việt Nam ta, cây mít có khả năng thít nghi tốt với hầu hết khí hậu của mọi vùng miền. Tốc độ sinh trưởng nhanh và khá dễ chăm sóc.

Một số lưu ý khi chăm sóc cây mít tại nhà cho quả nặng trĩu, hương thơm lừng

Bỏ túi một số lưu ý khi chăm sóc cây mít cho sai quả nặng trĩu, thơm lừng 2Vệ sinh đất trồng

Một công tác mà ít ai nghĩ đến trong một số lưu ý khi chăm sóc cây mít tại nhà. Việc vệ sinh, làm sạch đất trồng mít là vô cùng cần thiết và cũng rất quan trọng nữa. Công tác này nhằm mục đích tránh, hạn chế tối đa các thực vật cạnh tranh dinh dưỡng với cây ăn quả.

Rễ mít thuộc dạng mọc nổi. Vậy nên tuyệt đối nhà vườn không được cuốc quá sâu ở xung quanh gốc. Như vậy rất dễ làm rễ cây bị tổn thương trong quá trình ta làm cỏ. Đặc biệt, điều này còn dễ khiến cho múi mít bị sượng và nhỏ hơn bình thường.

Nước tưới

Nhu cầu nước của cây mít ở từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau đều khác nhau.
  • Giai đoạn 1-2 năm đầu lượng nước cần cung cấp cho cây 10 – 30 lít/cây/ngày.
  • Thời kỳ kinh doanh, nhu cầu tưới nước tăng lên từ 48 – 80 lít/cây/ngày.
Tuy nhiên, nhu cầu nước tưới có thể chênh lệch tùy theo điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu.

Phân bón

Có thể nói nguồn dinh dưỡng là rất quan trọng cho cây trồng. Dinh dưỡng giúp cây gia tăng sức đề kháng và đặc biệt là tăng năng suất, chất lượng của quả khi thu hoạch. Sau khi thu hái xong, nhà vườn cần phải bón thêm phân bón hữu cơ. Cùng với đó là công tác kết hợp tạo tán và tỉa cảnh. Ở đây, bạn có thể tham khảo lượng phân bón cho cây mít mà Giathe.vn chia sẻ.

Với mỗi gốc cây, ta sẽ tiến hành bón khoảng 5kg phân chuồng đã qua xử lý và ủ hoai mục. Ngoài ra bổ sung thêm khoảng 0,4 kg phân lân để thúc đẩy sự hồi phục và phút triển của hệ thống rễ. Đặc biệt, muốn cây được phát triển thuận lợi thì hãy bón thêm phân chuyên dụng cho lá. Đó là khoảng 0,4kg phân bón AT-01 cho mỗi gốc cây nhà vườn nhé.

Ngoài ra, ở mỗi thời điểm, mỗi giai đoạn nhất định trong chu trình sinh trưởng của cây trồng thì sẽ có những kỹ thuật bón riêng. Lượng phân bón, loại phân bón cũng có phần thay đổi. Cụ thể như sau:

Thời điểm trước khi cây mít ra hoa

Vào thời điểm này, nhà vườn bón khoảng 0,4kg phân bón AT – 02. Phân bón này có công dụng kích thích cây ra hoa đều hơn. Hàm lượng P và K trong phân bón là nhiều hơn so với N. Vì thế hứa hẹn sẽ rất tốt cho sự phát triển, sinh trưởng của hoa mít.

Thời điểm cây mít kết quả

Thời điểm này, ta sẽ ưu tiên sử dụng 0,4kg phân bón AT – 03 cho mỗi gốc. Điều này thúc đẩy quả nhanh lớn và cho chất lượng, năng suất thu hoạch cao.

Thời điểm trước khi thu hoạch 1 tháng

Bỏ túi một số lưu ý khi chăm sóc cây mít cho sai quả nặng trĩu, thơm lừng 1Trước khi thu hoạch mít một tháng, nhà vườn hãy bón phân bón như sau. Sử dụng 0,3kg phân bón NPK loại 13-7-19 + TE. Sản phẩm này sẽ giúp cho quả mít chóng lớn, đảm bảo cứng cáp và quan trọng là không bị thối hay rụng gì cả.

Thời điểm sau 4 năm trồng mít

Như đã nói, mít là loại cây trồng lâu năm, trồng một lần nhưng lại có thể thu hoạch chục năm. Sau 4 năm đầu tính từ năm đầu tiên trồng cây, ta sẽ bón định kỳ cho cây mít 25kg phân chuồng ủ hoai mục. Cùng với đó là khoảng 1kg vôi bột và một lượng phân bón hóa học vừa phải.

Phân bón hóa học sẽ được chia thành những lần bón như sau. Có tổng 3 lần bón và mỗi lần khuyến khích cách nhau 10 ngày. Mỗi lần bón sử dụng 0,3kg phân bón ure + 0,2kg DAP và 0,15kg kali bón cho gốc cây.

Khi cây mít ra hoa, nhà vườn cũng tự chia thành 3 lần bón và mỗi lần tương tự cách nhau 10 ngày nhé. Sử dụng 0,15kg DAP + 0,1kg kali. Thời điểm cây ra quả thì bón một lượng 0,7kg phân bón ure và 0,4kg kali bạn nhé.

Sâu bệnh hại

Trên cây mít thường có rất nhiều tình trạng sâu bệnh hại xảy ra. Đó là lý do mà một số lưu ý khi chăm sóc cây mít cần kể đến vấn đề này. Thường gặp bệnh sâu đục thân, sâu đục quả, bệnh thối gốc, chảy nhựa hay là rầy, rệp gây hại trên mít.

Bệnh thối gốc và chảy nhựa hình thành do có nhiều tác nhân sâu bệnh hại cây. Biểu hiện là những vết loét, chảy ra những chất nhựa vàng khiến cho gốc cây bị thối. Lá vàng, rụng, cây nhanh chóng chết. Vậy, biện pháp là nhà vườn không được để cho đất trồng quá ẩm, tuyệt đối tránh ngập úng. Ngoài ra, có thể tham khảo Ridomyl phun cho cây nhé.

Sâu đục thân, quả thường xuất hiện khi cây mít ra lá non. Sâu đục quả làm quả mít hư, rụng sớm. Hiện tượng này quá nghiêm trọng thì cần phải phun thuốc đặc trị ngay. Phương pháp phòng bệnh đơn giản, hiệu quả nhất là bao quả vào thời kỳ mà quả rụng sinh lý hàng năm.

Bên cạnh đó, rầy, rệp trên cây thường khiến cho lá mít bị quăn lại, cây mít chậm lớn hơn. Như vậy rất dễ làm biến dạng quả mít. Bạn có thể phòng trừ bằng sản phẩm Bassan 50 EC để phun cho cây. Đồng thời hãy chủ động tiêu hủy toàn bộ những bộ phận bị hư hại trên cây đi nhé.

Phần kết

Vậy là Giathe.vn đã chia sẻ đến bạn một số lưu ý khi chăm sóc cây mít tại nhà tốt nhất. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ có được kinh nghiệm, kiến thức hữu ích để chăm bón cho cây mít xanh tốt, khỏe mạnh và cho năng suất cao. Và cứ đến mỗi mùa mít, gia đình lại được xum vầy bên nhau, bổ những quả mít hương thơm lừng, ngon tuyệt!

Cuối cùng, xin cám ơn vì đã dành thời gian theo dõi và ủng hộ bài viết này.

Xem thêm:

Một số lưu ý khi chăm sóc cây cam sành xanh tốt, khỏe mạnh sau thu hoạch

Trồng cây ăn quả trên ban công sân thượng – Sạch ngon tốt cho sức khỏe

Trả lời