Cam là một thức quả quen thuộc, phổ biến và được nhiều người yêu thích. Không chỉ có hương vị thơm ngon, ngọt mát, cam còn chứa rất nhiều vitamin C, dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, mùi thơm tinh dầu của cam là rất đặc trưng mà không có thức quả nào có thể trộn lẫn. Cũng nhờ những điều đó mà trong Đông Y, cây có công dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Thế nên, các gia đình Việt thường có xu hướng ưa thích trồng cây ăn quả này tại nhà. Song, kỹ thuật trồng, chăm bón cây cam xanh tốt, khỏe mạnh không phải dễ để ai cũng có thể làm được. Vậy bài viết này, Giathe.vn sẽ chia sẻ một số lưu ý khi chăm sóc cây cam sau thu hoạch tốt nhất. Cùng theo dõi bài viết ngay nhé !

Cắt tỉa và tạo tán

Một số lưu ý khi chăm sóc cây cam xanh tốt, khỏe mạnh sau thu hoạch 1Một số lưu ý khi chăm sóc cây cam tốt nhất cần phải kể đến kỹ thuật cắt tỉa và tạo tán. Đây là một phần công việc quan trọng, cần thiết trong số những biện pháp bắt buộc để chăm cây cam sau khi thu hoạch xong.

Cắt tỉa, tạo tán sẽ giúp cây trồng có được sự thông thoáng, mát mẻ. Qua đó hạn chế được tình trạng sâu bệnh hại phát triển. Đồng thời thúc đẩy quá trình quang hợp cho cây được phục hồi nhanh chóng, gia tăng khả năng chống chịu tốt nhất.

Thực tế, mỗi năm cây cam của bạn thường sẽ cao lên rất nhiều. Điều này là tốt, tuy nhiên nó sẽ gây khó khăn nhất định cho quá trình thu hoạch, chăm sóc mỗi ngày. Song, để kìm hãm được chiều cao của cây ăn quả thì hãy tập trung cắt tỉa.

Cây cam có thể cắt tỉa và tạo dán theo hình chữ Y. Dáng chữ Y sẽ giúp cây ăn quả có được điều kiện thuận lợi, nhận ánh sáng mặt trời đầy đủ. Song, nhà vườn cũng dễ dàng hơn trong việc điều khiển cây đậu quả từ trong tán. Quá trình chăm sóc và thu hoạch về sau trở nên thuận tiện.

Lưu ý, nên lựa chọn các dụng cụ cắt cành như là cưa cho cành to, kéo cho cành nhỏ. Vệ sinh dụng cụ kĩ càng để tránh lây nhiễm nguồn bệnh hại.

Bón phân cho cây cam

Một số lưu ý khi chăm sóc cây cam thì không thể thiếu công tác bón phân. Việc bón phân là một phần quan trọng, tất yếu đối với mọi cây trồng. Bởi lẽ phân bón cung cấp nguồn dinh dưỡng đa dạng, phong phú cho cây phát triển.

Mục tiêu bón phân sau khi thu hoạch chính là để dưỡng cây, phục hồi sức khỏe cây. Do vậy, nhà vườn hãy ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ, có nguồn gốc tự nhiên, an toàn và lành tính.

Lượng phân bón khuyến khích sử dụng từ 0.5 – 3kg cho mỗi cây. Tuy nhiên, nhà vườn cần xem xét, dựa trên loạt đất trồng, năng suất thu hoạch, tuổi của cây hiện tại để điều chỉnh linh hoạt, chính xác.

Trước khi bón phân, nhà vườn nên tiến hành đào phần đất ở xung quanh mép tán cây. Tạo một vành khuyên với chiều sâu từ 15 – 20cm. Chiều rộng của vành khuyên là từ 30 – 40cm. Thực chất, việc này nhằm hướng đến bộ rễ tơ cũ, làm cho chúng bị đứt đi. Đồng thời thúc đẩy, kích thích bộ rễ tơ mới được hình thành.

Phơi đất trồng khoảng 3 ngày trong điều kiện nắng. Còn nếu thời tiết không đẹp thì hãy phơi từ 7 – 10 ngày để đảm bảo. Sau đó sẽ bón phân cho cây, trộn đều phân bón với phần đất đã đào. Cuối cùng, lấp lại toàn bộ hỗn hợp dinh dưỡng cho cây cam là được.

Làm cỏ cho cây cam

Một số lưu ý khi chăm sóc cây cam xanh tốt, khỏe mạnh sau thu hoạch 2Công tác làm cỏ chăm sóc cây cam cần phải được thường xuyên thực hiện. Phạm vi từ 1 – 1.2m tính phạm vi từ gốc cho đến tán cây. Công tác này là cần thiết để bạn thực hiện bón phân một cách hiệu quả. Với những dãy cỏ mọc phần ngoài tán thì nhà vườn có thể không quan tâm. Tuy nhiên nếu như chúng sinh trưởng quá tốt, mọc um tùm, dày đặt thì hãy xử lý ngay.

Sử dụng liềm để cắt cỏ thủ công hoặc dùng máy cắt cỏ nếu có. Như vậy, cỏ dại sẽ không thể cạnh tranh được nguồn dưỡng chất với cây cam. Song vẫn đảm bảo duy trì, giữ mức độ ẩm phù hợp nhất định cho đất.

Tưới nước cho cây cam

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Yếu tố nước tưới cực kỳ quan trọng, thiết yếu cho quá trình phát triển của cây ăn quả. Với những loại cây có múi như cam thì nhu cầu nước lại càng vô cùng quan trọng. Đặc tính sinh trưởng của cam đó là: Cây rất cần nước, song cũng rất sợ nước.

Khu vực miền Bắc, sau khi thu hoạch xong thì gần như là không gặp mưa. Vậy nên nhà vườn cần chú trọng cung cấp đầy đủ nước tưới cho cây vào thời gian này. Nhất là những ngày quá hanh khô, quá nắng nóng và khắc nghiệt.

Tuyệt đối chỉ tưới một lượng vừa đủ, không tưới đẫm hay là tưới nước trong tuần ở tháng 12. Có thể bạn chưa biết nhưng điều đó sẽ khiến cho cây nảy lộc đông. Như vậy thì cây không thể hồi sức, không thể phân hóa mầm hoa. Công tác tưới nước chỉ cần dừng lại ở mức độ giữ đủ ẩm cho cây cam là được.

Ngoài ra, sau khi cắt tỉa cành xong thì nhà vườn sẽ phải cung cấp, bổ sung nước tưới trong suốt thời gian phơi đất. Thực chất, việc này cũng giống như cách ta đang rửa, đang làm sạch cho bộ rễ của cây. Qua đó, rễ cây có thể hấp thụ tối đa dưỡng chất một cách dễ dàng mà hiệu quả.

Sâu bệnh hại trên cây cam

Một số lưu ý khi chăm sóc cây cam thì không thể không nhắc đến vấn đề sâu bệnh hại. Rất nhiều đối tượng sâu bệnh hại thường xuyên xuất hiện trên cây cam.

Do đó, nhà vườn phải thường xuyên vào vườn kiểm tra, theo dõi kỹ càng. Nếu như phát hiện bất kỳ một vấn đề, một sự bất thường nào thì phải xử lý ngay. Một vài những đối tượng gây hại phổ biến là rệp sáp, nhện đỏ, rầy mềm,…

Nếu như trong quá trình chăm sóc, bà con đảm bảo cắt tỉa cành, tạo sự thông thoáng, mật độ cây vừa phải. Và đặc biệt là làm cỏ đều đặn, bón phân cân đối, hợp lý thì sẽ hạn chế được sâu bệnh hại.

Phần kết

Và trên đây là toàn bộ chia sẻ về một số lưu ý khi chăm sóc cây cam sau thu hoạch tại nhà đơn giản, hiệu quả cao. Đối với cây trồng nói chung, cây ăn quả nói riêng thì kỹ thuật chăm bón sau thu hoạch sẽ tác động, ảnh hưởng to lớn đến chất lượng, năng suất ở những vụ mùa kế tiếp.

Để thu hái những quả cam ngon ngọt, giàu vitamin C tốt cho sức khỏe, hỗ trợ làm đẹp tự nhiên thì hãy áp dụng hiệu quả những biện pháp kỹ thuật nói trên. Chúc các bạn thành công!

Cuối cùng, xin cám ơn vì đã theo dõi, ủng hộ bài viết này.

Xem thêm:

Trả lời