Vú sữa là thức quả với hương sữa mát lành, ngọt ngào đã đi vào câu chuyện cổ tích của bao thế hệ. Thưởng thức mỗi quả vú sữa, không chỉ để cảm nhận vị thơm ngon mà còn hoài niệm về những câu chuyện ý nghĩa ấy. Thức quả mang nặng nghĩa tình mẫu tử, làm ta không khỏi bồi hồi, cảm động khi nghĩ đến. Song, trong thời buổi hiện đại, quả vú sữa ngọt thanh mát cực kỳ được yêu thích. Đây là thức quả thân quen, gần gũi, được ưa chuộng của nhiều gia đình Việt. Đó là lý do mà họ trồng loại cây này rất phổ biến. Tuy nhiên, chỉ trồng thì chưa đủ. Ta cần hiểu rõ đặc điểm hình thái và một số lưu ý khi chăm sóc cây vú sữa tốt nhất. Cùng theo dõi bài viết để rõ hơn nhé!

Tìm hiểu về đặc điểm hình thái của cây vú sữa

Một số lưu ý khi chăm sóc cây vú sữa cho quả to tròn, ngọt thơm 3Trước khi đến với một số lưu ý khi chăm sóc cây vú sữa, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm hình thái của cây ăn quả này. Vú sữa là cây ăn quả có nguồn gốc từ châu Mỹ, họ hồng xiêm. Đây là cây lâu năm và độ cao trung bình cây có thể đạt từ 10 – 15m. Tán cây xòe rộng, tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh.

Vì có tán lá dày cùng với cấu trúc bộ rễ nông mà vào những ngày tiết trời trở mưa gió bất thường thì nhà vườn phải tuyệt đối tránh xa cây vú sữa. Bởi lẽ cây sẽ có nguy cơ cao bị đổ, gãy. Thế nhưng, bù lại thì cây có một sức sống mạnh mẽ.

Trong năm, ta có thể trồng cây vào bất cứ một thời điểm nào trong năm đều được. Song, phù hợp nhất có lẽ là mùa mưa. Mùa mưa có đầy đủ độ ẩm bổ sung cho rễ, giúp nhà vườn hạn chế được công tác tưới nước.

Mỗi quả vú sữa như vậy có kích thước khoảng bằng một nắm tay người lớn. Vỏ màu xanh bóng, khi chín thì chuyển dần về màu hồng nhạt. Để thu hoạch được quả thì phải đợi khoảng từ 6 – 7 năm kể từ năm đầu tiên trồng.

Khi cây bắt đầu cho quả, cũng từ lúc đó trở đi, vú sữa sẽ cho thu hái quanh năm. Cho nên mỗi mùa trôi qua, mọi người đều có được cơ hội, thoải mái thưởng thức.

Một số lưu ý khi chăm sóc cây vú sữa cho quả to tròn, ngọt thơm

Một số lưu ý khi chăm sóc cây vú sữa cho quả to tròn, ngọt thơm 2Công tác chăm sóc cây xú sữa thường xuyên, đều đặn là điều cần thiết để tạo điều kiện tốt nhất cho cây ăn quả được phát triển một cách toàn diện, xanh tốt, khỏe mạnh nhất. Song cho năng suất, chất lượng quả cao. Đặc biệt, quá trình chăm sóc này nhà vườn cũng cần đảm bảo một số yêu cầu, tiêu chuẩn nhất định. Vậy cụ thể, một số lưu ý khi chăm sóc cây vú sữa cho quả to tròn, ngọt thơm là gì?

Nước tưới

Đầu tiên, một số lưu ý khi chăm sóc cây vú sữa tại nhà cần chú trọng đến vấn đề tưới nước. Ta cần cung cấp, bổ sung một lượng nước tưới đầy đủ, thiết yếu.

Mỗi tuần nên tưới 3 – 5 lần, mỗi lần tưới 20 – 30 lít nước/cây nhất là vào mùa nắng để giảm tỷ lệ cây chết và giúp cây phát triển nhanh đặc biệt trong 3 năm đầu.

Phòng trừ và ngăn ngừa cỏ dại mọc

Một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm tốt đó là công tác phòng trừ, ngăn ngừa cỏ dại mọc. Kinh nghiệm là hãy sử dụng các chất trồng hữu cơ có sẵn. Ví dụ như là cây phân xanh, cỏ, rác,… để phủ gốc. Từ đó sẽ hạn chế tối đa, phòng trừ hiệu quả tình trạng này.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải chú trọng đến việc xới phá váng sau mỗi lần mưa to, mưa kéo dài. Vụ xuân, từ tháng 1 – tháng 2 và vụ thu từ tháng 8 – tháng 9 là hai thời điểm quan trọng nhất để tiến hành làm cỏ.

Kết hợp với đó là xới gốc trung bình từ 2 – 3 lần/năm. Áp dụng các biện pháp, kỹ thuật như trên sẽ giúp phòng trừ cỏ dại một cách tốt nhất.

Cắt tỉa, tạo hình

Liệu đối với một cây ăn quả như vú sữa thì công tác cắt tỉa, tạo hình có thật sự cần thiết hay không? Câu trả lời là có. Những năm đầu tiên thì nhà vườn nên chủ động tỉa bớt những cành và lá bị lấn át gốc cây. Chỉ giữ lại những cành mọc vị trí ở trên cao, những cành phân bố đều ra các hướng. Điều này sẽ giúp tạo cơ hội tốt nhất cho tán cây vú sữa tròn hơn. Qua đó khống chế, kìm hãm chiều cao của cây không vượt quá 5m.

Bên cạnh đó, hãy cắt bỏ đi những cành cây có hiện tượng mọc vượt lên trên tán. Hay thậm chí là những cành phụ ốm yếu, cành sâu bệnh,… Tán lá phải thật thông thoáng, kích thích, thúc đẩy ra chồi mới cho cây.

Ngoài ra, còn có một kỹ thuật trẻ hóa cho cây vú sữa sẽ được thực hiện khi cây đạt 20 năm tuổi. Công tác này kéo dài từ 2 – 3 năm là hợp lý. Đảm bảo đầy đủ mọi yếu tố, mọi yêu cầu và tiêu chuẩn chăm sóc.

Nhà vườn phải tiến hành trẻ hóa từng phần theo định kỳ đều đặn mỗi năm để cây cho thu hoạch với năng suất, chất lượng tốt nhất. Những cành mới sau khi trẻ hóa xong thì chúng sẽ tiếp tục cho quả. Mọi người sẽ lại thu hoạch sau từ 15 – 18 tháng.

Phân bón

Phân bón là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đa dạng, phong phú cho cây trồng sinh trưởng, phát triển xanh tốt, khỏe mạnh. Yêu cầu bắt buộc khi chăm sóc cây vú sữa là phải chọn phân chất lượng, bón phân đúng cách, đúng liều lượng. Như vậy thì mới mang đến hiệu quả bón phân cao, mang đến giá trị thiết thực nhất cho nhà vườn.

Về cơ bản, việc bón phân cho cây vú sữa sẽ được chia làm 2 thời kỳ chính. Đó là thời kì kinh doanh và thời kì kiến thiết cơ bản. Cụ thể như sau:

Thời kì kiến thiết cơ bản của cây vú sữa

Năm đầu tiên chăm sóc cây vú sữa, nhà vườn sử dụng 2kg phân bón NPK tỉ lệ 16:16:8. Hòa lượng này cùng với 200lít nước và tưới thường xuyên, đều đặn cho cây.

Năm thứ 2 trở đi, phân bón cho cây sẽ có sự thay đổi. Lúc này, ta dùng 2kg phân bón NPK tỉ lệ 20:20:15 bón 4 lần trong năm. Mỗi lần bón như vậy phải cách nhau chừng 3 tháng mới đảm bảo.

Thời kì kinh doanh của cây vú sữa

Một số lưu ý khi chăm sóc cây vú sữa cho quả to tròn, ngọt thơm 1Trung bình, cứ khoảng 5 năm kể từ lúc bắt đầu trồng, nếu được chăm bón tốt cây vú sữa sẽ cho quả ổn định. Đồng thời, đây cũng là thời điểm đánh dấu cây ăn quả chính thức bước vào thời kì kinh doanh. Do vậy mà công tác bón phân càng trở nên quan trọng, cần được chú trọng, lưu tâm. Như vậy thì năng suất, chất lượng quả mới cao.

Việc bón phân tuân thủ đúng kỹ thuật, bón vào các giai đoạn: Khi cây vú sữa ra hoa, đậu quả, nuôi quả và trước thu hoạch một tháng.

Sâu bệnh

Sâu bệnh trên cây vú sữa cũng là một vấn đề đáng để lo ngại. Rất nhiều nhà vườn đau đầu tìm cách giải quyết. Một số tình trạng nặng có thể gây ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch, chất lượng thức quả thơm ngon.

Những loại sâu bệnh thường xuất hiện trên cây phổ biến nhất như là rệp sáp, sâu đục quả, sâu ăn hoa, sâu đục cành,… Khi gặp phải những tình trạng này, nhà vườn cần hết sức bình tĩnh. Nếu như cây còn nhỏ, còn có thể kiểm soát tốt thì có thể áp dụng các phương pháp thủ công, truyền thống. Tuy nhiên, khi cây đã quá to lớn, quá xum xuê thì cần sử dụng những sản phẩm thuốc đặc trị để phun. Đó là giải pháp hiệu quả nhất. Song, cần ưu tiên lựa chọn các sản phẩm sinh học an toàn, lành tính.

Phần kết

Vậy, Giathe.vn đã chia sẻ đến bạn về một số lưu ý khi chăm sóc cây vú sữa cho quả thơm ngon, ngọt lành và xây quả quanh năm. Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây ăn quả. Đặc biệt là áp dụng các phương pháp, kỹ thuật chăm bón cây một cách hiệu quả nhất.

Xin cám ơn vì đã theo dõi, ủng hộ bài viết này nhé!

Xem thêm:

Trả lời