Phân trùn quế là loại phân rất được nhiều người quan tâm hiện nay. Chứa nhiều chất dinh dưỡng và vi sinh vật có lợi, phân trùn quế giúp cây sinh trưởng nhanh, cải tạo đất và thân thiện với môi trường. Chúng ta đều biết phân trùn quế rất tốt. Nhưng chắc hẳn ai cũng thắc mắc rằng “Bón nhiều phân trùn quế có gây hại cho cây không?”. Và bón nhiều phân trùn quế có gây ngộ độc hay gây nóng hay không? Cùng giải đáp thắc mắc ngay dưới đây nhé!

Bón nhiều phân trùn quế có gây hại cho cây không?

Vì quá phổ biến nên nhiều câu hỏi được đặt ra như “Bón nhiều phân trùn quế có gây hại cho cây không?”. Trong quá trình chẳng may bón phân quá liều lượng thì mọi người sẽ lo lắng cây sẽ bị ngộ độc hoặc bị nóng, chết cây. Thế nhưng nếu bón phân trùn quế thì đừng lo, bởi vì cây sẽ không bị nóng hay chết cây nếu bón quá nhiều. Phân trùn quế rất an toàn và đảm bảo cho cây trồng. Nếu sử dụng phân chính hãng, chất lượng thì không lo nóng, chết cây nhé.

Tại sao bón nhiều phân trùn quế không gây nóng hay chết cây?

Bón nhiều phân trùn quế có gây hại cho cây không?

Bón nhiều phân trùn quế không gây hại cho cây

Các chất dinh dưỡng đã được phân giải

Nếu dinh dưỡng chưa được phân giải hoàn toàn mà được bón vào đất. Trong môi trường thiếu oxy các chất dinh dưỡng sẽ được phân hủy bởi các sinh vật và sẽ sản sinh ra nhiều axit hữu cơ và khí độc. Đây là nguyên nhân lớn nhất gây ra ngộ độc hữu cơ, chua đất nếu bón phân quá nhiều. Mặt khác, trong quá trình phân giải các vi khuẩn sẽ tạo ra một lượng nhiệt gây nóng cho cây. Điều này thường xảy ra khi bón phân chuồng chưa được xử lý kỹ.

Nhưng đối với phân trùn quế, bón nhiều cũng không sao vì các hợp chất đã được phân giải hoàn toàn. Các chất dinh dưỡng đã được phân giải hoàn toàn trong ruột trùn. Đặc biệt, các chất dinh dưỡng trong phân trùn quế đều ở dưới dạng dễ hấp thu. Nên cây vẫn phát triển tốt nếu chẳng may bón quá nhiều.

Không chứa các vi sinh vật có hại cho cây trồng

Có lẽ nhược điểm của các loại phân chuồng là nếu ủ hoai không kĩ, không đúng cách thì sẽ còn tồn tại nhiều vi khuẩn gây hại cho cây trồng. Đặc biệt là vi khuẩn Ecoli hay vi khuẩn Salmonella thường gây bệnh cho cây. Nên trước khi sử dụng phân chuồng thì ta cần phải ủ hoai thật kĩ. Nhưng quá trình ủ hoai sẽ mất khá nhiều thời gian mà đôi khi có sơ xuất mà ta không biết. Khi ta mua phân bên ngoài cũng sẽ lo lắng một phần là phân có được xử lý kĩ hay chưa. Nhưng với phân trùn quế thì khác vì các vi sinh vật có hại đã được loại bỏ hoàn toàn. Các vi sinh vật có hại sẽ được xử lý triệt để nhờ ruột trùn. Do đó phân trùn sau khi thải ra rất an toàn và chỉ chứa các vi sinh vật có lợi. Vì thức ăn của trùn sẽ được phân giải ngay tại ruột, nên ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào “bộ máy tự nhiên” này!

Không chứa các khí độc gây hại hay mùi hôi

Sử dụng phân trùn quế thì hãy yên tâm vì chúng không chứa khí độc và mùi hôi. Phân trùn không có khí độc gây hại nhờ quá trình chế biến tự nhiên tại ruột trùn. Do vậy nên phân trùn quế rất an tâm, không gây hại cho cây nhé! Nhờ đặc điểm này mà phân trùn quế là sự lựa chọn tốt cho cây trồng hơn phân chuồng. Bởi vì phân chuồng dễ gây mùi và chứa H2S, NH3 và NO2. Nếu không xử lý phân kĩ thì các khí này sẽ gây ra hiện tượng axit hóa, gây chua đất.

Nhờ hợp chất Acid Humic và Acid Fulvic

Acid Humic và Acid Fulvic là 2 chất có trong phân trùn quế và có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ độc tố, tăng sức đề kháng cho cây. 2 hợp chất này có tác dụng tăng khả năng trao đổi chất, tăng đề kháng cho cây. Đồng thời có tác dụng làm giảm độc tố, điều chỉnh pH cho đất trồng. Nhờ vậy mà bón nhiều phân trùn quế cũng không gây ngộ độc cây. Cây vẫn phát triển và sinh trưởng tốt.

Vậy có nên bón nhiều phân cho cây trồng hay không?

Bón phân trùn quế

Nên bón phân trùn quế hợp lí

Mắc dù bón nhiều phân trùn quế không gây hại cho cây nhưng cũng không nên bón quá nhiều. Nên bón phân một cách hợp lý, đúng liều lượng để tiết kiệm chi phí mà mang lại hiệu quả cao. Nếu chẳng may lỡ bón nhiều phân thì hãy yên tâm vì cây sẽ không sao hết.

Phân trùn quế rất tốt cho cây và bón nhiều phân cũng không gây hại cho cây trồng. Nhưng hãy bón phân một cách hợp lý nhé. Cảm ơn mọi người đã đọc!

Tham khảo thêm: Phân trùn quế trồng rau