Cây chuối là cây trồng có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực đời sống. Không chỉ riêng quả chuối thơm ngon, chứa nhiều vitamin, dưỡng chất mà những bộ phận khác trên cây cũng rất hữu ích. Ví dụ như lá, thân hay củ. Cây có lợi thế dễ trồng, dễ chăm, mang đến hiệu quả kinh tế cao. Vậy nên hiện nay đang được trồng rất rộng rãi, phổ biến. Bà con nhiều nơi chọn cây để trồng chuyên canh. Và đội ngũ Giathe.vn luôn mong muốn được giúp đỡ bà con có được những vụ mùa bội thu, năng suất cao. Do đó bài viết này sẽ chia sẻ một số lưu ý khi chăm sóc cây chuối đảm bảo đúng cách, đúng kỹ thuật.

Điều kiện khí hậu

Chia sẻ một số lưu ý khi chăm sóc cây chuối cho năng suất thu hoạch cao 1Một số lưu ý khi chăm sóc cây chuối trước tiên cần bàn đến yếu tố khí hậu. Cây chuối sẽ phát triển tốt nhất trong môi trường có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình từ 20 – 30 độ C.

Trong quá trình trồng, chăm sóc, nhà vườn nên tránh những vị trí thường xuyên xảy ra tình trạng ngập lụt. Về lượng mưa, trung bình hàng tháng phải đảm bảo có sự phân bố đồng đều. Tốt nhất nên dao động từ 200 – 220mm mỗi tháng.

Dinh dưỡng cho cây chuối

Mọi cây trồng muốn phát triển, sinh trưởng tốt nhất thì không thể thiếu yếu tố dinh dưỡng. Đặc biệt với cây chuối, bạn cần cung cấp và bổ sung đầy đủ N, P, K.

Lượng phân bón đề xuất cho một ha chuối:

  • Bón lót: 5000 – 10000kg phân hữu cơ + 225kg super lân + 100kg kali sulphate (K2SO4)/ha
  • Bón thúc lần 1: Sau khi trồng cây được 2 tháng bón 110kg ure + 100kg kali sulphate (K2SO4)/ha
  • Bón thúc lần 2: Sau khi cây trồng được 5-6 tháng bón 220kg ure + 115kg super lân/ha
  • Bón thúc lần 3: Giai đoạn nuôi quả bón 110kg ure + 115kg super lân + 200kg kali sulphate (K2SO4)/ha.

Tỉa chồi, để chồi cho cây chuối

Chia sẻ một số lưu ý khi chăm sóc cây chuối cho năng suất thu hoạch cao 2Công tác tỉa chồi và để chồi cho cây chuối cần phải được tiến hành thường xuyên theo định kì. Trước tiên, với tỉa chồi thì phải thực hiện khoảng 1 tháng/ lần. Nhà vườn chỉ cần sử dụng dao bén rồi cắt ngang phần thân sát với mặt đất. Đồng thời hủy đỉnh sinh trưởng của cây.

Tỉa chồi nên làm vào những khi tiết trời nắng ráo. Tuyệt đối tránh để đọng nước ở khu vực xung quanh rất dễ làm cho chồi con bị thối. Như vậy sẽ làm lây sang cây mẹ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của cây mẹ.

Còn với việc để chồi thì ta nên tiến hành ngay sau thời điểm trồng cây khoảng 5 tháng. Hãy giữ lại cây con có sức khỏe tốt, mập mạp, cứng cáp và cách cây mẹ một khoảng trên 20cm. Mỗi bụi như vậy cần có chừng 3 cây và khác nhau chừng 4 tháng là đảm bảo.

Sâu bệnh trên cây chuối

Chia sẻ một số lưu ý khi chăm sóc cây chuối cho năng suất thu hoạch cao 4Một vấn đề mà bất kì ai cũng lo lắng và hoang mang mỗi khi đề cập đến. Tình trạng sâu bệnh hại đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất thu hoạch của bà con nhà vườn. Dưới đây là một số loại sâu bệnh phổ biến và giải pháp. Bà con tham khảo nhé.

Sâu đục thân

Đối tượng gây hại này thường sống ở trong thân, tiết ra một chất nhầy có màu vàng đục Cách phòng bệnh là áp dụng phương pháp luân canh với những cây trồng khác. Sử dụng một lượng 5g hoạt chất Basudin 5G hay 10G để rắc vào nõn của cây chuối. Thời điểm áp dụng là khoảng cuối tháng 3 và đầu tháng 4.

Sâu gặm vỏ quả

Sâu hại khiến vỏ quả xuất hiện những vết sần sùi kém thẩm mỹ, dài khoảng 1 – 2cm. Có đôi khi những vết sần này lại liên kết, sính vào nhau thành từng đám đen rất xấu. Nhà vườn nên phun hoạt chất Antafos hoặc Trebon cho cây chuối. Phun vào buổi sáng sớm hay chiều tối mát mẻ. Cao điểm là tháng 4, tháng 7 và tháng 10. Kết hợp cùng công tác dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ.

Bệnh thán thư

Bệnh thán thư với triệu chứng là các đốm xuất hiện khi mà quả chuối chín. Nhà vườn phải phòng trừ bằng kỹ thuật thủ công. Đó là bao buồng quả lại. Và đồng thời, sau khi thu hoạch xong, hãy xử lý toàn bộ buồng chuối, nải chuối với hoạt chất Topsin hoặc Bavistin.

Bệnh chùn ngọn

Một căn bệnh không còn quá xa lạ và hậu quả để lại thì hết sức nghiêm trọng. Lá cây ngắn, cuống sít nhau, cây con có hiện tượng lụi dần. Vậy nên hãy phun Trebon để phòng trừ. Nếu như tình trạng không thể kiểm soát được nữa thì phải loại bỏ, tiêu hủy toàn bộ cây bệnh trong vườn.

Bệnh héo rũ

Bệnh héo rũ này có tên gọi đầy đủ là bệnh héo rũ Panama. Căn bệnh có thể làm cho những chiếc lá xanh tươi trở nên héo vàng. Nhưng cách phòng trừ thì khá đơn giản. Nhà vườn hãy rải thuốc hạt Marshal 5G cỡ vài tháng 1 lần. Ta sẽ rải ở xung quanh gốc cây và diệt tác nhân sâu bệnh gây hại.

Trên đây là một số lưu ý khi chăm sóc cây chuối tại vườn cho năng suất thu hoạch cao. Vào các dịp lễ cúng hay Tết truyền thống, người Việt ta luôn đặt chuối ở trên bàn thờ nhằm bày tỏ sự thành kính, biết ơn. Do vậy, mỗi một nải chuối xanh tươi, mập mạp, tròn đều thực sự rất ý nghĩa và quý giá.

Mong rằng kiến thức và kinh nghiệm trong bài viết này sẽ giúp mọi người chăm cây hiệu quả. Xin cám ơn!

Xem thêm:

Trả lời