Phân tan chậm là một trong những dòng phân bón lá được giới nhà vườn đánh giá cao. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Có nên bón phân tan chậm cho lan không? Vốn vĩ, phong lan loài hoa cần có chế độ chăm sóc khoa học, kỹ lưỡng, tận tâm thì mới có thể đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triển xanh tốt. Để lan ra hoa đẹp, bền màu, tươi tắn, không bị sâu bệnh thì cần nguồn phân an toàn, lành tính. Đặc biệt phân bón có đủ nguồn dưỡng chất cung cấp nuôi hoa. Vậy thì để trả lời câu hỏi của nhiều tín đồ, cùng khám phá xem những ưu – nhược điểm của phân tan chậm bón hoa lan nhé. Đừng bỏ lỡ bởi tin rằng sẽ rất bổ ích dành cho bạn.

Bật mí những ưu và nhược điểm của phân tan chậm bón hoa lan

Để trả lời câu hỏi: Có nên bón phân tan chậm cho hoa lan không? Hãy cùng xem những ưu – nhược điểm của công tác này. Đây chính là căn cứ quan trọng hàng đầu để tín đồ giải quyết mọi thắc mắc của mình.

Ưu điểm của phân tan chậm bón hoa lan

Có nên bón phân tan chậm cho lan không 1Trước tiên, rõ ràng với loại phân lý tưởng như phân tan chậm thì sẽ mang đến nhiều ưu điểm nổi bật. Thế nên có nhiều ưu điểm cho ứng dụng này.

Thứ nhất, bón phân tan chậm cho hoa lan giúp tiết kiệm nguồn nhân công. Phân tan chậm không yêu cầu nhiều về những kỹ thuật quá phức tạp. Đặc biệt lại còn tiết kiệm thời gian hiệu quả. Thế nên lượng nhân công trong trường hợp này là tối ưu.

Thứ hai, bón phân tan chậm cho hoa lan mang đến tác dụng từ từ. Vậy nên đảm bảo cho sự phát triển, sinh trưởng của hoa lan trong suốt thời gian dài.

Thứ ba, kết hợp phân tan chậm cùng những trang thiết bị nhà kính sẽ mang đến hiệu quả vô cùng tuyệt vời. Lúc này, phong lan sẽ ra hoa, nở hoa theo đúng nguyện vọng, ý muốn của nhà vườn.

Nhược điểm của phân tan chậm bón hoa lan

Vậy còn nhược điểm thì sao? Bên cạnh những ưu điểm thì phân tan chậm bón hoa lan cũng tồn tại một số các hạn chế nhất định. Đó là:

Thứ nhất, bón phân tan chậm cho hoa lan khiến cho lượng phân tiết ra ở nhiều thời điểm bị hạn chế. Điều này phụ thuộc vào nhiệt độ, thời tiết,.. Vậy nên nhà vườn sẽ gặp tương đối khó khăn.

Thứ hai, cần đảm bảo độ ẩm khắt khe thì phân tan chậm bón hoa lan mới có thể phát huy tối đa công dụng của nó. Cụ thể, phân bón phải ở trong tình trạng ẩm ướt. Mức nhiệt độ ít nhất đạt 21 độ C.

Thứ ba, phân bón có khả năng cao bị cuốn trôi đi nếu không may gặp mưa lớn.

Thứ tư, công tác kiểm soát mức độ tác động, ảnh hưởng của phân tan chậm đến phong lan khó khăn và mất thời gian.

Thứ năm, từ 3 – 4 tháng thì tác dụng của phân lên hoa lan có nồng độ không được đồng đều. Những tháng đầu cao hơn những tháng cuối làm cho quá trình phát triển, hấp thụ dinh dưỡng của hoa lan kém ổn định.

Thứ sáu, dù có hiệu quả đối với các loài lan ẩm ướt thế nhưng với loài Dendro thì lại không. Trong khi Dendro nổi bật là loài có nhu cầu cao về mức độ ẩm.

Cuối cùng, giá của phân tan chậm hiện nay khá mắc. Mức giá này chênh lệch nhiều hơn so với các phân bón thông thường khác.

Vậy có nên bón phân tan chậm cho lan không?

Rõ ràng với mỗi loại phân bón sẽ mang những ưu điểm, vai trò, chức năng riêng. Do đó, có nên bón phân tan chậm cho lan không câu trả lời là của mỗi người. Tuy nhiên, với kinh nghiệm làm vườn lâu năm, Giathe.vn có thể dành cho bạn lời khuyên như sau:

  • Hãy sử dụng phân tan chậm dành cho những loại phong lan phù hợp. Với những loài mà nhu cầu về độ ẩm không cao thì tốt nhất không nên dùng phân bón này.
  • Tùy vào từng thời điểm mà tiến hành bổ sung dưỡng chất thích hợp cho phong lan. Như vậy sẽ đảm bảo cho hoa phát triển hiệu quả, tốt nhất.

Phần kết

Như vậy, Giathe.vn đã giúp bạn trả lời câu hỏi: Có nên bón phân tan chậm cho lan không. Mong rằng, những chia sẻ trong bài viết hôm nay sẽ giúp bạn có được cái nhìn khách quan, tổng thể hơn về phân bón. Xin cám ơn vì đã theo dõi, ủng hộ bài viết.

Xem thêm:

Hướng dẫn cách bón phân tan chậm cho hoa lan tốt nhất

Kỹ thuật bón phân và chọn phân bón cho cây cảnh trong nhà