Hoa hồng là một loại hoa phổ biến được yêu thích trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vẻ đẹp tuy đơn giản nhưng mang sự kiêu sa khiến bao tín đồ mê hoa đều yêu. Đẹp, mang nhiều ý nghĩa nên đây là một loại hoa được sử dụng trong nhiều sự kiện, trang trí nhà cửa, là món quà tặng nhau trong các dịp lễ nên nó cũng được trồng nhiều nơi trên thế giới và là loại có sản lượng thương mại cao. Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về loại hoa này nhé, nếu bạn có hứng thú với việc trồng hoa này tại nhà hãy xem thử phần cách chọn đất trồng như thế nào nha.
1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của Hoa hồng
1.1 Giới thiệu về hoa hồng
Hoa hồng có tên khoa học là Rosa sp, thuộc lớp song tử diệp, bộ Rosales, Họ Rosaceae có nguồn gốc ôn đới và nhiệt đới vùng Bắc bán cầu. Các đây khoảng 5000 năm, Trung Quốc là nơi đầu tiên thuần hóa hoa hồng nhưng mãi đến thế kỷ VIII thì những giống hồng từ Trung Quốc mới giới thiệu ở Châu Âu và hầu hết những giống hồng ngày nay đều có nguồn gốc từ đó. Hoa hồng du nhập vào Việt Nam từ Châu Âu và từ Trung Quốc. Các giống trồng ở Việt Nam chủ yếu là giống nhập từ Hà Lan, Mỹ, Pháp, Trung Quốc và được trồng phổ biến ở Đà Lạt, Cái Mơn, Sa Đéc,..
Hoa hồng có hơn 350 loài được phân bố ở khắp các bán cầu. Hiện nay ở Việt Nam đang trồng khoảng 50 chủng loại giống phân theo màu sắc, có thể chia thành các nhóm như sau:
- Nhóm đỏ: đỏ thẫm, đỏ nhung, đỏ cờ, đỏ hồng ngọc
- Nhóm phấn hồng: hoa đào, đỏ thẫm, đỏ quỳ
- Nhóm vàng: vàng nhạt, vàng đậu, vàng da cam
- Nhóm hồng sen: cánh sen, hồng nhạt
- Nhóm trắng: trắng trong, trắng sữa, trắng ngà
- Nhóm nhiều màu pha trộn: màu hỗn hợp, màu trung gian, màu sắc cánh hoa không đều
Hoa hồng đại diện và là biểu tượng của tình yêu, hạnh phúc, lòng chung thủy và sự khát khao vươn tới cái đẹp. Có nhiều ưu điểm như màu sắc đa dạng, cành hoa dài, lá xanh, mùi thơm nhẹ, có hoa quanh năm, ngoài việc được trồng cho mục đích sản xuất thương mại dạng cắt cành, hoa hồng còn được trồng theo dạng bonsai, trồng chậu, trồng hàng rào trang trí trước và xung quanh nhà.
1.2 Đặc điểm sinh lý và sinh thái của sự ra hoa của hoa hồng
Hoa hồng thuộc loại cây thân gỗ bụi, ưu thế sinh trưởng đỉnh ngọn không mạnh, các mầm càng gần ngọn sức sinh trưởng càng yếu, càng ở phía dưới sức sinh trưởng càng mạnh, những mầm mọc ở phía dưới đất khi mọc lên sẽ thành cành vượt. Cành vượt mọc từ gốc nên còn gọi là cành gốc. Do tất cả các cành dưới dốc đều sinh trưởng mạnh nên tạo thành dáng cây có hình lùm bụi
Những cành vượt rất thích hợp cho việc tạo thành cành chủ mới, tức cành mẹ của cành hoa. Từ cành mẹ của cành hoa mọc ra các cành thứ cấp thường có sức sinh trưởng mạnh, hoa phân hóa muộn, hoa phân hóa muộn, cành hoa dài có thể trở thành cành thương phẩm
Các cành mẹ như vậy có tuổi thọ khoảng 2 -3 năm. Khi cành mẹ già, sức ra hoa kém, thường phải lấy cành vượt mọc từ mầm ngủ gần gốc để thay thế. Các cành hồng sau phát triển không cần có tác dụng kích thích ngoài đều có thể phân hóa mầm hoa, trở thành một cành hoa
Nhưng do ảnh hưởng của ngoại cảnh( nhiệt độ thấp, ánh sáng mạnh, sâu bệnh,..) nên có những ngọn không ra được hoa gọi là cành mù, có cành hoa mọc không bình thường, có cành không đủ độ dài để trở thành thương phẩm.
Số lượng cành mẹ, độ dài của cành hoa, cành mẹ và hoa dị dạng ảnh hương lớn đến số lượng và chất lượng hoa.
1.3 Thời vụ trồng
Hồng thuộc cây lâu năm, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất trồng vào 2 vụ chính: vụ xuân tháng 2 – 4( bắt đầu thu hoa tháng 9 năm đó) và vụ thu tháng 9 – 10 ( bắt đầu thu hoa từ Tết nguyên đán).
1.4 Các điều kiện hưởng đến sự sinh trưởng trưởng phát triển của hoa hồng
1.4.1 Điều kiện ánh sáng
Là loại cây ưa sáng, khi che bớt ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của mầm hoa. Cùng một vườn, những nơi có nhiều ánh sáng sẽ nhiều cành, nhiều hoa hơn khu vực được chiếu sáng ít. Khi giảm bớt ánh sáng sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng của cành hoa, một số vùng có ít ánh sáng vào mùa đông người ta sẽ tiến hành chiếu sáng bổ sung, hiệu quả sẽ tăng lên rõ rệt, tỉ lệ hoa tăng thêm 40% so với để sinh trưởng tự nhiên.
1.4.2 Điều kiện nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cây, khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì hoa hồng đều chuyển sang chế độ nghỉ. Có thể tùy theo từng giống sẽ có các mốc nhiệt độ khác nhau, tuy nhiên nhìn chung thì hoa hồng ưa thời tiết mát mẻ, nhiệt độ giao động trong khoảng 22 – 27 độ C.
Sự kéo dài của cành có sự ảnh hưởng của nhiệt độ cao còn sự ra hoa của hoa hồng có sự ảnh hưởng của nhiệt độ ban ngày, nhiệt độ từ 26 – 27 độ C cho sản lượng hoa cao hơn 49% so với nhiệt độ 29 – 32 độ C.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Nhiệt độ ban đêm quan trọng hơn so với nhiệt độ ban ngày, quyết định số lượng hoa. Hầu hết các giống thích hợp nhiệt độ đêm vào khoảng 16 độ C, đây là nhiệt độ tối ưu cho số lượng và chất lượng hoa
1.4.3 Nồng độ CO2
Nồng độ CO2 ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của hoa. Trong điều kiện nồng độ CO2 lớn, hoa ít bị hồng. Trọng lượng chất khô của mầm nách và cuống hoa tăng.
1.4.4 Độ ẩm
Độ ẩm phụ thuộc vào nhiệt độ, ánh sáng và chế độ nước. Độ ẩm thích hợp cho cây hồng từ 70 – 80%. Nếu khống chế độ ẩm thích hợp, độ dài cành tăng thêm trung bình 8.2%
Một điều kiện không kém phần quan trọng đó là đất trồng( giá thể) ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng phát triển và chất lượng của cây hoa hồng.
Mời bạn tham khảo thêm một số bài viết:
2. Đất trồng hoa hồng
2.1 Yêu cầu về đất trồng đối với cây Hoa hồng
Hoa hồng thích đất thoáng khí, hơi chua giàu mùn, tầng canh tác dày từ 50cm trở lên. Phần lớn rễ hoa hồng phân bố ở tầng đất 60cm trở lên. pH từ 5,5 – 6,5 là thích hợp
Tip: Quan sát rễ hoa hồng, nếu rễ non màu trắng, rễ già màu vàng nâu thì đất thoáng khí. Nếu đất không thoáng khí thì ít có rễ non, rễ thường bị nứt nẻ, hay nhiễm bệnh, rễ già màu đen.
2.2 Xác định đặc tính của đất trồng Hoa hồng
Đất thích hợp cho cây hoa hồng là đất thịt, hoặc đất thịt nhẹ, nên chọn những nơi đất cao không bị ngập úng, đất bằng phẳng, tơi xốp thông thoáng, có độ pH = 6,0 – 6,5.
Kỹ thuât làm đất để trồng ngoài vườn:
- Lên luống: hình thang, luống rộng 1,3 – 1,4m; mặt luống 70 – 80cm, luống cao 30 cm, rãnh luống rộng 30 – 40cm
- Bón lót: 2 tấn phân chuồng hoai + 20kg NPK + 1 tấn mùn rơm + 1m3 xỉ than cho 360m2, những nơi đất chua cần rắc thêm vôi bột với liều lượng 4kg vôi bột/ 360m2
- Cách bón: bón phân sâu cách mặt luống 10cm, có thể rạch hàng hoặc hổ hốc. Bón trước khi trồng 3 – 5 ngày
Kỹ thuật trộn đất để trồng Hoa hồng trong chậu:
Chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- 33% tro trấu ngâm rửa hết mặn
- 33% phân chuồng thật hoai, phơi khô, có thể dùng phân rơm, lá cây mục, tốt nhất là phân bò. Nếu bạn không có sẵn phân bò hoai mục có thể tham khảo sản phẩm Phân bò Tropical Premium.
- 1% phân NPK 30 – 10 – 10
- 33% đất mùn hoặc đất phù sa
Tất cả được trộn đều và đổ vào chậu khoảng ⅔. Dưới đáy lót 1 ít sỏi nhỏ để chêm trên lỗ thông nước. Tưới một ít nước sau đó trồng hồng vào giữa.
Bạn muốn tự tay trồng hoa hồng trên ban công, ngoài sân vườn, làm một vài chậu nhỏ ở bàn để trang trí cho ngôi nhà, nơi làm việc của bạn nhưng điều kiện không cho phép để mua tất cả các nguyên liệu về tự trộn thì hãy tham khảo sản phẩm Đất trồng hoa hồng Tropical Premium của chúng tôi. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết từng thành phần trong sản phẩm để bạn yên tâm lựa chọn của bạn là đúng đắn nhé 😀
Quý khách hàng có nhu cầu tìm mua hoặc cần tư vấn thêm về các loại giá thể, hệ thống trồng rau thủy canh thì có thể đặt trên website hoặc để lại thông tin tại mục Liên hệ, chúng tôi sẽ liên lạc để tư vấn chi tiết cho Quý khách hàng. Xin cảm ơn.