Những năm gần đây, phong trào bỏ phố về rừng ngày càng phổ biến, cùng với nhiều tin tốt phát triển bất động sản Cần Giờ, đã có nhiều người quan tâm chuyển dịch về Cần Giờ sinh sống.

Và hẳn nhiên, chúng ta đều mong muốn có được một khu vườn với đầy hoa trái, một khi quyết định bỏ phố xá tấp nập để về quê sinh sống.

Vấn đề là đất Cần Giờ và hầu hết các quận huyện phía Nam thành phố bao gồm cả Nhà Bè, Quận 7 đều là đất nhiễm phèn, nhiễm mặn. Vậy đất Cần Giờ nhiễm phèn mặn trồng được cây gì?

Dưới đây chúng ta hãy cùng xem xét một số yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu Cần Giờ để cùng trả lời sự quan tâm của mọi người “Đất Cần giờ nhiễm phèn hay mặn trồng được cây gì?”

Tạo lập vườn mới bằng Đất đỏ bazan, đất trồng cây công trình Tropical Bazan

Nhận định chung về chất đất trồng trọt tại Cần Giờ

Về cơ bản phần lớn đất Cần Giờ thuộc nhóm đất cát và đất trũng lầy phù sa. Đất Cần Giờ khá bằng phẳng, có độ cao khoảng trên dưới 1 mét so với mực nước biển.
Hầu hết đất Cần Giờ là đất phèn, mặn. Tuy nhiên chúng cũng được phân làm 2 nhóm: nhóm phèn mặn theo quanh năm và phèn mặn theo mùa. Đối với nhóm mặn theo mùa, mỗi khi mùa mưa đến mặn sẽ được đẩy ra ngoài, đồng thời có lớp phù sa non mịn. Tuy nhiên, nhìn chung cũng không thể canh tác trồng trọt trên đất nhiễm mặn, phèn.
Đất đai của Cần Thạnh thuộc hai loại phổ biến là đất giống cát và đất trũng lầy phù sa. Có độ cao trung bình trên dưới 1m, thấp nhất 0,5m so với mực nước biển. Nhìn chung, địa hình không phức tạp, chủ yếu là giống cát và đồng trũng, bờ biển thoải, bằng phẳng, nhiều phù sa, thích hợp cho trồng cây lưu niên và đánh bắt tôm cá ven bờ. Đồng trũng mặn rất phù hợp việc làm muối, sản lượng muối rất cao.
Một số cây ăn trái có thể trồng ở những vùng đất cát cao ở Cần Giờ là xoài, mít và nhãn. Tuy nhiên chỉ một số vùng có thể trồng được.
Thảm thực vật chủ yếu ở Cần Giờ vẫn chủ yếu là rừng sác, các loại sú vẹt.
Một số vùng đất cát cao có thể trồng xoài, mít và nhãn nhưng không nhiều.

Thảm thực vật tại Cần Giờ

Cây ăn trái chủ yếu là xoài, còn ngoài ra rừng ngập mặn chính tập trung ở đồng trũng, lầy và ven sông biển, bãi bồi phù sa.
Rừng ngập mặt tại Cần Giờ chủ yếu là rừng sác và rừng nguyên sinh xuất hiện cùng với lịch sử hình thành bãi bồi. Hệ thực vật tại rừng khá phong phú.
Khu vực ven biển thì một số cây lá kim phát triển như phi lao, dương. Đây là những cây chắn gió và xâm thực của cát.
Các loại cây ăn trái, hoa màu tại Cần Giờ khó phát triển.
Tham khảo thêm:

Tìm hiểu Thủy văn Cần giờ

Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Lòng Tàu – Soài Rạp, Cần Giờ có hệ thống sông ngòi kênh rạch rất phát triển.
Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Đông Nam. Nó chảy ra biển Đông bằng hai ngã chính – Ngã Soài Rạp dài 59km, bề rộng trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm. Ngã Lòng Tàu đổ ra Vịnh Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến Cảng Sài Gòn.
Hai dòng sông này ôm trọn Cần Giờ và Cần Thạnh, Long Hòa là điểm giao thoa nơi cửa biển của hai dòng sông này.

Thời tiết – khí hậu tại Cần giờ

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và cận duyên hải. Tương tự như các tỉnh ở Nam Bộ, đặc điểm chung của khí hậu – thời tiết là nhiệt độ cao đề trong năm và có 02 mùa mưa – khô rõ rệt làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Đất Cần giờ nhiễm phèn mặn trồng được cây gì?

Đất Cần Giờ trồng được cây gì? Có làm vườn sinh thái được trên đất cần giờ hay không? Đất Cần Giờ có trồng được cây ăn trái hay không? Đất Cần Giờ có trồng được rau màu hay không? Chắc hẳn rất nhiều người phân vân trước khi quyết định cho việc chuyển về sống tại Cần Giờ.

Rất tiếc, như đã phân tích ở trên, đất Cần Giờ trũng thấp, nhiễm phèn, nhiềm mặn nhiều nên không phù hợp với mục đích làm vườn rau màu.

Chỉ có một số cây ưa mặn có thể sinh trưởng được ở Cần Giờ như xoài, mít, ổi, hoặc bưởi, cam, quýt.

Làm thế nào để cải tạo đất vườn tại Cần Giờ

Tuy nhiên, khí hậu Cần Giờ lại quá lý tưởng, hệ thống rừng nguyên sinh, mật độ dân cư thưa thớt, lượng mưa lớn… là những yếu tố đảm bảo một không gian sống luôn trong lành.

Việc của bạn là dựng nhà và cải tạo đất vườn. Trước hết bạn có thể tham khảo một số bài viết liên quan tới việc cải tạo đất phèn, mặn mà chúng tôi đề cặp ở bên trên và ngay dưới đây.

Tham khảo thêm
Ngoài ra bạn có thể thực hiện bằng cách chủ động bổ sung đất trồng mới với mục đích:
– Nâng cao vườn trồng bằng lớp đất bazan phì nhiêu
– Bổ sung đất đỏ bazan ở những khu vực trồng cây ăn trái (tiết kiệm đất hơn so với việc nâng cao toàn bộ vườn)
– Lập luống trồng rau bằng đất đỏ bazan
– Trồng cây trên bồn