Hành lá là một trong một trong những loại gia vị không thể thiếu trong hầu hết các món ăn của người Việt. Tuy nhiên, hiện trên thị trường vẫn tràn lan hành lá tồn dư nhiều dư thuốc bảo vệ thực vật do hành lá thường dễ bị sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Từ đó dẫn đến việc người dân phun thuốc bảo vệ thực vật liên tục và không đảm bảo thời gian cách ly. Vậy nên, việc mong muốn trồng hành lá tại nhà vừa giúp đảm bảo an toàn vừa góp phần tiết kiệm chi phí. Vậy kỹ thuật trồng hành lá có khó không? Cùng giathe.vn tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
Thành phần dinh dưỡng chính có trong hành lá
Hành lá có đơn thuần là loại rau gia vị góp phần tăng thêm màu sắc, mùi vị của bữa ăn hay không? Thành phần dinh dưỡng chính có trong hành lá là gì? Đó là những câu hỏi thường được nhiều người quan tâm.
Hành lá chứa rất ít chất béo và cũng không chứa cholesterol, mỗi chén hành chứa khoảng 32 calo. Thành phần chính trong hành lá là nước. Bên cạnh đó còn có thêm một số dưỡng chất nhất định chứa trong hành lá.
- Vitamin K với hàm lượng gấp đôi mức cần thiết hàng ngày cho người lớn. Thành phần này có tác dụng giúp xương chắc khỏe và hỗ trợ quá trình đông máu.
- Chứ 25% hàm lượng vitamin C hàng ngày.
- Chứa khoảng 16% lượng folate hàng ngày.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng hành lá chuẩn nhất
Chọn giống hành lá
– Có 2 loại giống hành chính là hành gốc tím và hành hương (hành gốc trắng). Hành gốc tím được các chọn trồng nhiều hơn vì cho năng suất cao hơn, ít sâu bệnh và ít đổ gãy so với hành hương.
+ Hành hương: lá nhỏ, bụi nhỏ, có mùi thơm đặc biệt, năng suất 0,5 tấn/500m2, dễ nhiễm bệnh vàng lá, phát triển nhanh được dùng cho các món ăn tại các gia đình, quán phở, gia vị trong ngành thực phẩm
+ Hành gốc tím: lá to, bụi lớn, năng suất 0,5-0,75 tấn/500m2, thị trường rất ưa chuộng, được sử dụng nhiều trong ngành thực phẩm, thuộc những loại rau gia vị nhiều người ưa thích
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Thời vụ trồng hành lá
Hành lá có thể trồng quanh năm, nhưng thích hợp trồng nhất là vào mùa nắng nóng. Thời gian sinh trưởng của 2 giống hành là tương tương nhau từ 40-45 ngày là có thể thu hoạch một vụ.
Kỹ thuật trồng hành lá
- Khoảng cách hàng cách hàng 15 – 20 cm. Khoảng cách cây cách cây 10 – 15 cm. Mỗi hốc nên trồng 2 tép hành.
- Khi hoàn thành hãy rải lớp rơm, rạ mỏng lên trên bề mặt giúp giữ ẩm cho đất, hạn chế cỏ dại mọc, giữ ấm cho hành vào mùa mưa, thời tiết lạnh giá, sương muối vào mùa đông.
Kỹ thuật chăm sóc và tưới nước cho hành lá
- Làm cỏ: Vào thời điểm cây bắt đầu sinh trưởng cỏ thường mọc lên và ăn các chất dinh dưỡng cung cấp cho hành. Chính vì vậy cần làm cỏ bằng tay để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với hành.
- Tưới nước: Cây hành rất cần nước trong quá trình sinh trưởng cung cấp đủ nước cho cây 1 – 2 lần/ngày.
Quản lý sâu bệnh hại
Để quản lý sâu bệnh hại bà con cần áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp ngay từ đầu vụ, cần quan tâm nhất là biện pháp canh tác.
Đối với bệnh hại
- Chọn giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuyệt đối không lấy hành giống từ những ruộng hành bị bệnh.
- Sau thu hoạch nên tiêu hủy và dọn dẹp sạch các cây bệnh.
- Bổ sung bón phân hữu cơ hoai mục (100kg/1.000m2) kết hợp chế phẩm sinh học Trichoderma ở giai đoạn làm đất trước khi trồng.
- Mật độ vừa trồng phải, không nên trồng quá dày.
- Bón vôi lên ruộng hành (cẩn thận đừng để vôi bám lên lá, cuống lá hành).
- Bón phân cân đối, hợp lý. Tránh bón quá nhiều phân đạm dễ làm cây nhiễm bệnh nặng.
- Khuyến khích tưới nước vào buổi sáng, hạn chế tưới vào buổi tối tránh cho lá hành bị ướt và có độ ẩm cao, tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát triển.
- Phun thuốc sớm ngay khi bệnh mới chớm, không nên để bệnh phát triển mạnh sẽ rất phòng trừ.
Đối với sâu hại
- Bổ sung dinh dưỡng canxi, silic vào thời điểm 15 và 30 ngày sau khi trồng, giúp bộ lá dày cứng, hạn chế sâu gây hại.
- Thường xuyên theo dõi vườn hành lá để phát hiện ổ trứng ngắt bỏ và tiêu hủy.
Trên đây là những chia sẻ của Gía Thể về kỹ thuật trồng hành lá chuẩn nhất. Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn sở hữu vườn hành lá tươi tốt!
Xem thêm: