Hành lá là một thực phẩm rau xanh, rau sạch, rau thơm ngon bổ cho sức khỏe. Đây là thứ không thể thiếu trong mâm cơm bữa ăn của mọi gia đình. Song, trong xu thế thời đại nông nghiệp mới thì nhiều gia đình hướng đến mô hình trồng hành lá tại nhà. Bởi công tác trồng hành lá này cũng khá đơn giản và không mấy phức tạp. Chỉ cần dành một chút ít thời gian, công sức thì bạn đã có thể thu hái những bó hành tươi thơm, tốt cho sức khỏe. Và quan trọng hơn, bạn phải bỏ túi một số lưu ý khi chăm sóc hành lá. Vậy, nếu quan tâm về đến đề này, cùng theo dõi bài viết của Giathe.vn để rõ chi tiết, cụ thể hơn nhé.
Giới thiệu một số thông tin cơ bản cần biết về hành lá
Có lẽ hành lá là một loại rau thơm, gia vị không còn quá xa lạ với mọi người. Hương vị của hành lá trong mỗi món ăn đều vô cùng tuyệt vời và thu hút. Đây là thứ gia vị đặc trưng, đảm bảo phù hợp với đa dạng món ăn. Bao gồm cả những món ăn dân dã cho đến những món cao sang của tầng lớp thượng lưu, quý tộc.
Chẳng những vậy, hành lá lại còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Quan trọng hơn, loài cây này dễ trồng, thu hoạch năng suất và nhanh chóng. Cho nên nhiều gia đình luôn luôn có sẵn rau trong nhà để tiện dùng, tiện ăn thường xuyên.
Trước khi tìm hiểu một số lưu ý khi chăm sóc hành lá quan trọng tại nhà, bạn cần hiểu biết đôi nét thông tin cơ bản về loại rau này nhé.
Đặc điểm cơ bản của hành lá
Trước hết, trong thực tế hành lá có nhiều tên gọi khác nhau. Tùy vào từng nơi mà cách gọi của người dân địa phương sẽ thay đổi. Ví dụ như là hành hoa, hành non, hành ta hay là hành xanh,…. Trong Đông Y xưa nay, hành lá được ví như là một thành phần quý giá của mỗi bài thuốc bổ. Thứ gia vị này có tác dụng hiệu quả trong việc chữa bệnh.
Về đặc điểm, ở bên trong phần lá của cây hành là rỗng ruột. Đồng thời có màu xanh lục rất dễ nhận biết. Trung bình kích thước của hành lá không quá lớn, nó chỉ dao động trong khoảng từ 30 – 50cm.
Hành lá thuộc nhóm cây thân thảo và là cây có khả năng sống lâu năm. Thông thường, mỗi cây sẽ từ 5 – 6 lá là thuôn nhọn. Ở gốc lá phình to lên rất đặc trưng. Cây hành có hoa, những đóa hoa dạng hình xim rất xinh xắn, hương thơm ngào ngạt.
Phân loại hành lá
Bạn có thể bắt gặp 1 trong 2 loại hành lá phổ biến thường gặp. Đó chính là hành lá thân đỏ và hành lá thân trắng. Tất nhiên, hành lá thân trắng vẫn là được ưa chuộng và chọn mua nhiều hơn cả. Tuy rằng khác nhau về màu sắc bên ngoài, song những đặc tính cơ bản của hành lá thân trắng hay thân đỏ thì đều hoàn toàn như nhau. Cho nên những lợi ích mà chúng mang lại đều rất tốt.
Ngoài ra, nếu như căn cứ vào đặc trưng thì có thể chia hành lá thành 3 loại. Đó là hành trâu, hành đá và hành hương.
- Hành hương là giống hành lá có đặc điểm sinh trưởng mọc thành từng bụi. Tuy nhiên, mỗi bụi như vậy chỉ tương đối nhỏ. Và kích thước của lá hành cũng khiêm tốn. Hạn chế của hành hương chính là rất dễ gặp phải vấn đề vàng lá, nhiễm các bệnh từ tác nhân bệnh hại.
- Hánh lá có kích thước thuộc mức trung bình, vừa phải. Trong thực tế, hành đá dễ trồng, dễ chăm và ít gặp vấn đề về sâu bệnh.
- Hành trâu chính là những bụi hành lớn với những chiếc lá thật to. Loại hành này hiện nay nhận được nhiều sự quan tâm và tìm mua nhất trên thị trường. Người trồng hành có thể thu về mức thu nhập ổn định từ việc trồng, bán hành trâu.
Bỏ túi một số lưu ý khi chăm sóc hành lá quan trọng
Cùng Giathe.vn tìm hiểu một số lưu ý khi chăm sóc hành lá quan trọng. Tin rằng đây là những kinh nghiệm nhà vườn vô cùng bổ ích, ý nghĩa dành cho bạn. Đặc biệt là những ai đang sắp bắt đầu hay đang trồng hành tại nhà.
Kỹ thuật làm cỏ
Trước hết, một số lưu ý khi chăm sóc hành lá phải kể đến kỹ thuật làm cỏ. Nhiều người thường vô tình hay chủ quan bỏ qua bước này nhưng thực tế nó lại rất cần thiết đó nhé. Thời điểm hành lá bắt đầu sinh trưởng, phát triển là điều kiện thuận lợi cho các loài cỏ mọc lên nhanh chóng. Khi đó, chúng có xu hướng ăn hết toàn bộ dưỡng chất mà nhà vườn cung cấp. bổ sung cho hành. Đây có thể là dinh dưỡng từ đất trồng hoặc là phân bón hữu cơ.
Vậy nên, nhà vườn cần tiến hành làm cỏ thủ công bằng tay. Như vậy sẽ giúp tránh, hạn chế tối đa sự cạnh tranh nguồn dưỡng chất giữa hành với cỏ. Quan trọng hơn hết là giúp hành lá hấp thụ tối đa dinh dưỡng để xanh tốt, khỏe mạnh, cho năng suất cao.
Tưới nước cho hành lá
Như ông cha ta đã nói: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Thật sự cây không thể sống nếu như không được tưới nước. Nhà vườn cần cung cấp nước tưới thường xuyên, đều đặn theo một chu kỳ nhất định. Trong quá trình sinh trưởng của mình, hành lá rất cần được cấp nước. Cho nên, bạn hãy tranh thủ thời gian chủ động tưới nước cho cây từ 1 – 2 lần mỗi ngày.
Đồng thời, khuyến khích tưới phun lên hành lá. Đảm bảo luôn giữ được một mực nước tưới giúp thấm sâu vào bên trong các khe, rãnh của hành lá.
Bón phân cho hành lá
Cũng giống như con người, cây cần dinh dưỡng để sống. một số lưu ý khi chăm sóc hành lá không thể thiếu yếu tố phân bón. Đặc biệt nếu trồng hành lá với quy mô, diện tích lớn để kinh doanh thì bạn phải nắm những điều sau:
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Tổng lượng phân bón nên dùng cho 1.000m2 diện tích là: Phân chuồng ủ hoai 1 – 2 tấn + 12.5 kg phân ure + 30kg tro + 28kg supe lân + 8kg kali.
Ngoài ra, nhà vườn có thể tăng cường thêm việc sử dụng những sản phẩm chế phẩm vi lượng. Đồng thời có thể mua thêm chất giúp kích thích tăng trưởng, phân bón lá để gia tăng dưỡng chất nuôi hành lá. Đặc biệt giảm tối đa tình trạng hành bị cháy đầu lá thường gặp. Nếu như gặp phải bất kỳ vấn đề nào khiến hành lá sinh trưởng xấu thì có thể mua Super hume để tiến hành phun cho hành.
Bón lót cho hành lá
Bón lót trong kỹ thuật bón phân cho hành lá là cần thiết. Bạn có thể tham khảo tỷ trọng này: 1 – 2 tấn phân chuồng ủ hoai + 28kg supe lân + 30kg tro + 5kg kali.
Bón thúc cho hành lá
Bạn tiến hành hòa nước, sử dụng vòi hoa sen để tưới cho cây. Lượt đầu tiên sẽ được thực hiện thời điểm hành hồi xanh khoảng sau 7 ngày trồng. Theo chu kỳ 7 ngày ta củ động tưới phân bón 1 lần. Và mỗi vụ như vậy sẽ tưới trung bình từ 4 – 5 lần là lý tưởng. Tuy nhiên, nó không cố định mà sẽ dựa trên dinh trưởng và từng kiểu mùa vụ. Tuyệt đối không tưới 10 ngày trước khi thu hái thành phẩm.
Phòng trừ tác nhân sâu bệnh trên hành lá
Một số đối tượng thường là tác nhân gây bệnh chính như sâu xanh da láng, dòi đục lá, sâu ăn tạp, bù lạch,.. Và một số hiện tượng bệnh thường gặp như là bệnh cháy đầu lá, bệnh đốm tím hay hiện tượng rã bẹ,…
Vậy, nếu bạn đang canh tác dù là diện tích lớn hay bé hành lá thì vẫn phải cẩn trọng, chú ý. Phải thường xuyên theo dõi đất canh tác. Tiến hành bắt sâu non, sâu trưởng thành và loại bỏ toàn bộ những ổ trứng nếu có. Đồng thời kết hợp làm cỏ với bón phân. Chủ động bón phân, phun thuốc vào thời điểm trời dịu mát, dễ chịu nhất trong ngày.
Trong trường hợp khẩn cấp, cần áp dụng biện pháp phòng trừ bằng chất hóa học. Nhưng cần đảm bảo thực hiện theo đúng nguyên tắc. Các loại thuốc hóa học cần phải được thay thế nhau dùng luân phiên. Chú ý dùng đúng thuốc, vào đúng thời điểm. Ưu tiên việc lựa chọn các sản phẩm thuốc vi sinh giúp cây trồng điều hòa quá trình sinh trưởng.
Tiến hành phun thuốc hóa học từ khi có sâu bệnh hại tấn công. Tuyệt đối không phun thời điểm trước lúc thu hoạch từ 7 – 10 ngày bạn nhé.
Thu hái hành lá
Nếu như trồng mục đích kinh doanh thì việc thu hái phải dựa trên giá cả cũng như yêu cầu khách hàng. Thông thường cứ từ 45 – 60 ngày là ta có thể thu hoạch được rồi. Tuy nhiên trước đó từ 10 – 15 ngày phải ngưng tuyệt đối việc bón phân. Đặc biệt là thuốc hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Nếu không sẽ bị tồn dư chất độc hại bên trên hành lá, ảnh hưởng sức khỏe.
Thời điểm thu hoạch lý tưởng nhất là vào buổi chiều mát mẻ. Sau khi thu hái xong tiến hành rửa lại sạch với nước giếng. Đề hành lá được ráo rồi mới đóng gói, tiêu thụ.
Ngoài ra, có một điểm lưu ý cho nhà vườn. Đó là nhằm mục đích tận dụng, gia tăng tính hiệu quả khi sử dụng đất trồng. Mọi người có thể linh hoạt hơn bằng cách trồng xen cải xanh, ngò rí, cải ngọt ở xung quanh mép nhé. Hiệu quả canh tác vẫn đạt mức tối ưu nên đừng quá lo lắng. Bằng cách này, ta có thể trồng và thu hái được nhiều nông sản xanh, sạch hơn đó.
Phần kết
Như vậy, Giathe.vn đã chia sẻ thành công đến bạn một số lưu ý khi chăm sóc hành lá quan trọng. Đảm bảo được những điều như trên thì bạn có thể thu hoạch những mớ hành lá tươi ngon cho bữa ăn gia đình mình. Thực không quá khó chỉ cần đặt vào đó một chút thời gian, tâm huyết và tình cảm. Hi vọng bạn sẽ thành công với những kinh nghiệm, kiến thức mà Giathe.vn chia sẻ trong bài viết.
Xin cám ơn vì đã theo dõi và ủng hộ!
Xem thêm:
Mọi kiến thức trồng rau trong thùng xốp dễ dàng, tiết kiệm và hiệu quả nhất