Nói đến những loài hoa kiểng có ý nghĩa thủy chung, son sắc một lòng thì phải kể đến chiều tím. Nếu bạn để ý kỹ thì sẽ thấy, hầu như ở khắp mọi nẻo đường thành phố, đô thị, cảnh quan xung quanh đều được trang trí bởi cây kiểng này. Song, một vài nằm gần đây, hoa chiều tím lại có xu hướng trở nên gần gũi hơn với đời sống con người. Cụ thể là hoa được các tín đồ trồng chậu trưng trong nhà, trước sân vườn hay ban công. Bóng hoa vừa xinh đẹp, vừa yêu kiều lại còn giúp con người ta có cảm giác thoải mái, dễ chịu mỗi khi ngắm nhìn. Vậy thì kỹ thuật trồng chiều tím chuẩn nhất như thế nào? Cùng theo chân Giathe.vn tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Kỹ thuật trồng chiều tím nên tiến hành vào mùa nào?
Một bước quan trọng trước khi muốn tiến hành kỹ thuật trồng chiều tím đó là xác định mùa phù hợp. Về cơ bản, kiểng lá là một cây tương đối dễ trồng. Thực chất cây có đủ khả năng để sinh sống, thích nghi trong nhiều môi trường khác nhau. Đó là lý do ở nước ta, chiều tím được trồng rộng rãi ở nhiều vùng miền.
Chiều tím có thể trồng được quanh năm. Cây chịu nắng nóng tốt nhưng lại chịu rét rất kém. Do đó, lời khuyên cho nhà vườn miền Bắc là hãy trồng cây vào mùa xuân cho đến mùa thu. Nếu như trồng mùa đông thì cây rất dễ sẽ bị chết. Hay đơn giản là hiệu quả trồng không cao, tốc độ sinh trưởng chậm.
Ở những vùng miền khác, cụ thể là những nơi mùa đông không lạnh thì có thể trồng hoa lúc nào cũng được.
Lựa chọn giống hoa chiều tím
Tiếp theo, ta cần phải xác định giống hoa chiều tím phù hợp với sở thích. Nay có hai dạng hoa phổ biến đó là hoa chiều tím dạng cao với dạng lùn. Dạng cao thì đa số sẽ được trồng khu vực ven đường, những nơi công cộng hay công viên. Còn dạng lùn thì có phần sang trọng hơn. Chúng thường được nhà vườn chọn để trồng trong chậu, mang đi trang trí trong không gian sống. Hay đơn giản là làm tiểu cảnh bắt mắt.
Hoa chiều tím dạng cao thì chỉ có màu tím. Và hoa chiều tím dạng lùn thì có màu hồng và trắng.
Chuẩn bị hỗn hợp giá thể, đất trồng chiều tím
Chiều tím không hề kén đất. Nhưng nếu nói đất phù hợp, lý tưởng nhất cho cây sinh trưởng, phát triển phải là đất thịt nhẹ, đất đỏ hoặc là đất cát pha,… Lựa chọn đất có độ cao ráo nhất định cho thoát nước nhanh chóng, hiệu quả.
Làm đất cho thật kỹ càng, đảm bảo không còn cỏ dại. Bón lót để cung cấp thêm chất dinh dưỡng. Ưu tiên sử dụng phân chuồng ủ hoai mục và vôi bột. Sử dụng các chất hữu cơ tự nhiên sẽ an toàn, lành tính cho sức khỏe cây trồng, người và vật nuôi.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng chiều tím chuẩn nhất
Với kinh nghiệm làm vườn, chơi cây lâu năm, nhận thấy chiều tím là một cây dễ trồng. Cây kiểng dễ tính, dễ yêu và cũng rất dễ chiều nữa. Và kỹ thuật trồng chiều tím đơn giản mà tỉ lệ thành công cao nhất là cắt cành giâm.
Bạn có thể tham khảo chi tiết các bước mà Giathe.vn hướng dẫn sau đây:
Tiến hành cắt cành giâm
Bước đầu tiên trong kỹ thuật trồng chiều tím là cắt cành giâm. Dùng một chiếc kéo thật sắc để cắt cành. Như vậy sẽ tránh được việc cắt đi cắt lại nhiều lần, không gây hại cho cành giâm. Mỗi cành như vậy dài từ 30 – 35 cm.
Tốt hơn, mọi người nên chọn cành giâm trên cây mẹ mà độ tuổi là vừa phải. Không chọn những cành đã quá già. Bởi lẽ, những cành già thì khả năng mà chúng ra rễ sẽ không cao. Độ tuổi cành giâm phù hợp là từ 1 – 2 tuổi bạn nhé.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Ngoài ra, còn có thể nhận dạng tuổi của các cành giâm dựa vào màu sắc của chúng. Cụ thể:
- Những cành già thì màu nâu sẫm hơn.
- Những cành trung bình thì xanh lục, có hơi hơi đậm một chút.
- Những cành non thì màu xanh non mơn mởn.
Kích thích cành giâm ra rễ
Bước tiếp theo trong kỹ thuật trồng chiều tím là kích thích cành giâm ra rễ. Đơn giản hãy ngâm cành giâm vào trong dung dịch Atonik hay là N3M để thúc đẩy mọc rễ nhanh chóng.
Hoặc không, bạn cũng có thể pha dung dịch này loãng ra để tưới sau khi thực hiện giâm cành xong.
Tiến hành xử lý chậu trồng hoa
Với chậu để giâm cành, trước tiên bạn cần phải cho giá thể nền vào trong chậu trước. Ta nhẹ nhàng nén đất hay là thả nhẹ chậu đựng hỗn hợp giá thể. Như vậy sẽ giúp toàn bộ khoảng trống còn lại bên trong giá thể đều được lấp đầy.
Lượng giá thể nên vừa đủ để bổ sung dưỡng chất thúc đẩy rễ phát triển. Đồng thời hạn chế tình trạng nén đất mỗi khi ta tưới nước.
Thực hiện giâm cành
Bước quan trọng trong kỹ thuật trồng chiều tím là giâm cành. Cành giâm đã chuẩn bị giâm vào chậu có chứa giá thể. Mỗi chậu như thế nhà vườn có thể thực hiện giâm 4 – 5 cành. Mỗi cành cách nhau 1 – 2cm. Hay là bạn cũng có thể giâm theo kiểu tập trung ngay chính giữa.
Nhẹ tay ấn giá thể vào góc cành để chúng tiếp xúc với nhau. Như thế có thể giúp cho cành giâm chiều tím được chắc chắn và đứng thẳng.
Chăm sóc sau khi trồng
Khi đã thực hiện giâm cành xong, tiến hành tưới phun sương nhằm giữ ẩm. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn phương pháp tưới đẫm cho toàn bộ giá thể. Miễn là cành giâm với giá thể luôn luôn có độ ẩm nhất định. Từ đó, tỉ lệ ra rễ của cành giâm sẽ đảm bảo ở mức cao nhất
Phần kết
Một chiều tím không chỉ đơn thuần là đẹp mà còn mang một sức sống dẻo dai, bền bỉ. Đặc biệt là kỹ thuật trồng chiều tím đơn giản, dễ tiến hành, dễ chăm sóc. Còn đợi chờ gì nữa mà không ra vườn và trồng cho mình những bóng hoa ngọt ngào, quyến rũ?
Và cuối cùng, hi vọng chia sẻ và hướng dẫn của Giathe.vn sẽ giúp bạn thành công!
Xem thêm: