Mô hình làm vườn, trồng cây, chăm cây tại nhà hiện nay là rất phổ biến. Thường có sự ưu tiên cho những loại cây ăn quả, cây vừa có tính thẩm mỹ, vừa có quả thu hái ăn quanh năm. Và cây dâu tây được đánh giá cao trong việc giúp xả stress, giảm căng thẳng. Từ đó mang đến cảm giác vui tươi và thoải mái cho nhà vườn. Hơn nữa, các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng trong dâu tây chứa nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho cơ thể. Vậy thì kỹ thuật trồng cây dâu tây đúng chuẩn để cây lớn nhanh, cho quả đỏ mọng là gì? Nếu bạn cũng là tín đồ, yêu thích dâu tây, ta cùng tìm hiểu bài viết của Giathe.vn nhé.

Lựa chọn thời điểm trồng dâu tây

Trước hết, kỹ thuật trồng cây dâu tây nên bắt đầu từ việc lựa chọn thời điểm trồng thích hợp. Với đặc tính sinh trưởng của cây ăn quả, thực ra ta có thể trồng quanh năm, suốt tháng. Nhưng để nói thời điểm tốt nhất, phù hợp nhất thì vẫn là đoạn cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, tháng 5.

Chỉ sau khoảng chừng 2 tháng thôi là bà con đã có thể thu quả ngọt. Những quả dâu đầu tiên sẽ bắt đầu chín mọng, đỏ khắp một vườn trông cực kỳ yêu mắt.

Chọn loại, chọn hạt giống dâu tây

Nếu bạn cũng đã từng là một khách hàng, đến các siêu thị, chợ để mua dâu tây thì sẽ thấy có rất nhiều loại khác nhau. Dâu tây Mỹ, Úc, Nhật hay là New ZeaLand đều có. Đa phần các giống này đều cho qua, cho quả cả năm. Thế nhưng, mỗi một loài khác nhau mang những đặc tính sinh lý cũng như yêu cầu về nhiệt độ riêng biệt.

Song, mấu chốt khi chọn giống dâu tây vẫn là ưu tiên tỷ lệ nảy mầm cao. Còn nếu chọn cây con thì phải chọn những cây chắc khỏe, độ cao trung bình 10 – 15cm. Đặc biệt không bị nhiễm sâu bệnh, có sự sinh trưởng và phát triển đều.

Ngày nay, hạt giống dâu tây có mức giá tầm 25.000 VNĐ cho mỗi túi 30 hạt. Còn đối với cây giống dâu tây con thì giá tầm 50.000 – 80.000 VNĐ mỗi cây.

Chọn chậu trồng dâu tây

Thực ra việc lựa chọn chậu trồng cho dâu tây là một việc rất quan trọng.

Chậu trồng cây cần phải có máng dài nhằm lên luống nhỏ. Hoặc là các loại chậu treo, tạo điều kiện cho quả dâu khi mọc ra thì thả xuống ở không gian hai bên. Tuyệt đối không được cho quả tiếp xúc với bề mặt đất. Như thế thì hiển nhiên chất lượng, màu sắc của quả sẽ tốt hơn rất nhiều.

Chọn và phối trộn đất trồng dâu tây

Kỹ thuật trồng cây dâu tây đúng chuẩn - Bí kíp để cây lớn nhanh, sai quả đỏ mọng 2Có thể bạn chưa biết, dâu tây thích hợp với đất có độ pH trong khoảng 5.3 – 6.5. Đất phải là đất hữu cơ hay là đất thịt nhẹ giàu dưỡng chất, sạch mầm bệnh. Đặc biệt, khả năng thoát nước nhanh, giữ ẩm hiệu quả. Mọi người có thể tham khảo một số chất trồng để bón thêm như là xơ dừa, tro trấu, phân chuồng ủ hoai,… Từ đó độ tơi xốp sẽ tăng lên đáng kể.

Trong trường hợp dâu tây được trồng trong chậu không tráng men thì phải thêm cỡ 1/4 đất than bùn vào nữa. Còn nếu trồng trong giỏi treo thì chỉ thêm một chút rêu than bùn ở những cạnh giỏ. Như thế, đất trồng sẽ được giữ ẩm tốt hơn.

Ngoài ra, vì là quả dâu tây thường có đặc tính mọc thấp, nằm ở trên bề mặt đất. Do đó nếu trồng ở trong chậu tròn thì khuyến khích phủ thêm một lớp rơm. Phủ ở quanh gốc và dưới quả. Việc này vừa giúp nâng đỡ quả, vừa giữ sạch, vừa giữ ẩm tối ưu.

Kỹ thuật trồng cây dâu tây đúng chuẩn – Bí kíp để cây lớn nhanh, sai quả đỏ mọng

Kỹ thuật trồng cây dâu tây bằng hạt giống

Đầu tiên, tiến hành ngâm hạt giống với nước ấm có tỷ lệ hòa là 2 sôi và 3 lạnh. Thời gian ngâm là 6 tiếng. Sau khi ngâm xong, vớt hết hạt giống ra và tiếp tục ủ trong một chiếc khăn giấy ướt. Cho giấy ướt và hạt giống vào hộp nhỏ đặt ở nơi thoáng mát. Thời gian để là 12 tiếng.

Tiếp theo, cung cấp nước tưới để đất trồng có đủ độ ẩm. Tạo lỗ trồng nhỏ chỉ tầm 5cmm. Mỗi lỗ cách nhau một khoảng trên 15cm. Lấy nhíp, kẹp hạt giống nhẹ nhàng cho vào các lỗ đã tạo này. Mỗi lỗ bạn chỉ cho tầm 3 – 4 hạt và sau vùng phủ một lớp đất thật mỏng nhẹ lên.

Theo dõi tình hình của hạt sau khi gieo thường xuyên, đều đặn. Khi mà hạt giống đã nảy mầm rồi thì lấy màng bọc bọc lại nhằm giữ ẩm cho hiệu quả. Cây cần được đặt ở những nơi có ánh nắng. Mùa đông thì cho cây đến nơi ấm áp hơn để thuận lợi cho quá trình phát triển.

Mỗi ngày đều phải kiểm tra sức khỏe đất. Nếu đất khô thì tháo màng bọc, tưới nước rồi mới lại bọc lại.

Thời điểm hạt giống đã phát triển, lớn lên thành những cây dâu tây con thì mới chọn lọc, tỉa mọng lại. Những cây nhỏ hơn thì tỉa đi để cho cây lớn có không gian to lớn, ra hoa, tạo quả.

Kỹ thuật trồng cây dâu tây bằng cây con

Kỹ thuật trồng cây dâu tây đúng chuẩn - Bí kíp để cây lớn nhanh, sai quả đỏ mọng 3Kỹ thuật trồng cây dâu tây bằng cây con thường trồng trong nhà, sân thượng hoặc là ban công. Dụng cụ trồng đơn giản có chậu, có thùng xốp,…

Những cây dâu tây con thường sẽ được bảo quản ở trong thùng. Đó là lý do mà khi lấy ra thì phải ngâm rễ với nước trong 1 giờ đồng hồ. Điều này nhằm đảm bảo có đủ độ ẩm để rễ cây giảm bớt sự tác động khi mang cây ra từ giá thể và cho xuống đất trồng.

Sau đó, ta cho đất vào. Tưới nước đến khi quan sát ở phần đáy có những giọt nước bắt đầu rỉ ra. Đến bước này, ta chất thành nhiều ụ đất nhỏ. Mỗi ụ như vậy đường kính rơi vào cỡ 7cm và cao tầm 2,5cm.

Khi đã ngâm rễ cây dâu tây con xong, đặt rễ trên đỉnh ụ đất. Dùng tay nhẹ nhàng chuốt rễ cây ra, làm thế nào để gốc cây lan ra từ đỉnh xuống dưới rồi ta mới đổ đất trồng vào. Tuy nhiên chú ý, đất chỉ nên đổ ngang cổ rễ, chứ tuyệt đối không được lấp hết.

Dành thời gian vào vườn để cấp nước cho rễ cây thường xuyên. Mỗi khi cảm giác đất trồng khô nghĩa là báo hiệu quả sự thiếu nước. Bổ sung phân lỏng, tránh sử dụng phân tan trong nước. Việc hàm lượng nitơ quá lớn chỉ khiến cây tập trung nuôi lá, ít ra quả, năng suất thấp.

Và tương tự như dâu tây được trồng ở ngoài vườn, cây dâu tây được trồng trong chậu sẽ được thu hái chỉ chừng sau 2 tháng chăm bón mà thôi.

Phần kết

Hi vọng với những chia sẻ về kiến thức, về kinh nghiệm kỹ thuật trồng cây dâu tây của Giathe.vn sẽ giúp ích được bạn. Dâu tây là một loại quả có giá trị cao, vừa ngon, vừa bổ, vừa đẹp. Thế nên chúc mọi người sẽ áp dụng thật thành công nhé.

Xem thêm: