Hoa hồng loài hoa với nét đẹp ngọt ngào, tinh khôi, mang đến một cảm giác được yêu thương theo cách hoàn hảo nhất. Đây vốn là biểu tượng của tình yêu đôi lứa, là món quà mà mọi người thường dành tặng cho nhau vào những dịp lễ đặc biệt trong cuộc sống. Cũng vì thế mà việc được sở hữu một vườn hoa hồng tươi xinh, rực rỡ là ước mơ của rất nhiều tín đồ. Vậy thì kỹ thuật trồng cây hoa hồng tại nhà như thế nào bạn đã biết hay chưa? Trong bài viết này, Giathe.vn sẽ hướng dẫn thật chi tiết và cụ thể cho mọi người nhé.
Bước 1: Lựa chọn giống hoa hồng phù hợp
Bước đầu tiên và cũng là bước khá quan trọng cho một kỹ thuật trồng cây hoa hồng đúng chuẩn là chọn giống.
Trên thực tế thì có hàng trăm, hàng ngàn giống hoa hồng đa dạng khác nhau. Nhất là trong thời đại hiện nay, các giống hoa hồng ngoại đã được du nhập về thị trường Việt rất nhiều. Tuy nhiên, với kinh nghiệm nhà vườn, khuyên mọi người hãy ưu tiên chọn giống hoa có đặc tính sinh trưởng phù hợp với điều kiện khí hậu vùng miền.
Bởi lẽ phần lớn những giống hoa hồng du nhập về còn khá lạ với điều kiện của nước ta. Đó là lý do mà chúng thường bị sâu bệnh gây hại và kém phát triển. Việc phun thuốc một cách quá mức chỉ khiến tuổi thọ cây bị giảm sút. Những giống hoa hồng ngoại đúng ra chỉ hợp với các tín đồ có sự am hiểu và mong muốn có được sự trải nghiệm.
Là người mới, bạn ưu tiên chọn giống hoa hồng đã có sự thuần khí hậu. Gợi ý giống hoa hồng cổ, khả năng kháng bệnh cao.
Bước 2: Xác định vị trí trồng cây hoa hồng
Bên cạnh đó thì việc xác định vị trí để trồng hoa cũng rất cần thiết. Cây hoa hồng chỉ sinh trưởng, phát triển một cách khỏe mạnh, tươi tốt khi chúng được trồng trên đất thông thoáng và đủ lượng ánh sáng tự nhiên. Ở đây, ánh nắng không phải chiếu trực tiếp. Thế nhưng nắng càng lâu càng tốt. Tối thiểu mỗi ngày cây hoa hồng cần hấp thụ 6 tiếng.
Việc bạn trồng hoa hồng ở vị trí mà ánh nắng soi chiếu trực tiếp sẽ khiến hoa kiểng chậm phát triển. Đặc biệt, hoa nở cũng không đẹp, không xinh.
Bước 3: Chuẩn bị đất, chuẩn bị giá thể trồng cây hoa hồng
Kỹ thuật trồng cây hoa hồng muốn hiệu quả bạn cần chuẩn bị một nền đất hay giá thể thật chất lượng. Việc trồng hoa hồng trong chậu khác xa so với trồng trên đất vườn tự nhiên. Thế nên, để thúc đẩy, kích thích hệ thống rễ cây phát triển mạnh mẽ, ta phải ưu tiên dùng các chất trồng và giá thể. Trong trường hợp này, đất tự nhiên không đủ tốt.
Kinh nghiệm là không nên dùng 100% là đất vườn trồng cây hoa hồng ở chậu kiểng. Bởi lẽ điều này sẽ khiến cho nguồn dưỡng chất bị hạn chế, không đủ để nuôi cây. Hơn nữa, đất tự nhiên cũng không đảm bảo sự tơi xốp và thông thoáng khí. Sẽ có rất nhiều mầm bệnh mà nhà vườn khó kiểm soát được. Một nguyên nhân hàng đầu khác đó là đất tự nhiên thường là rất nặng.
Trộn giá thể trồng hoa hồng tạo môi trường cho bộ rễ chắc khỏe, nhẹ mà dễ dàng thực hiện. Bạn có thể tham khảo một vài công thức trộn mà chuyên gia chia sẻ dưới đây:
Công thức trộn đất trồng hoa hồng 1
30% đất đỏ bazan, 15% phân dê, 10% phân trùn quế, 10% trấu tươi, 20% xơ dừa, 10% trấu hun hay tro trấu, 5% xỉ than.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Công thức trộn đất trồng hoa hồng 2
40% xơ dừa, 20% đá trân châu perlite và 40% phân chuồng ủ hoai.
Công thức trộn đất trồng hoa hồng 3
50% đất đỏ bazan, 20% đá trân châu perlite và 30% phân chuồng ủ hoai.
Ngoài ra, muốn nhanh chóng, tiện lợi, bạn có thể mua sản phẩm đất trồng và cây bụi Tropical Premium tại website Thế giới làm vườn. Sản phẩm nổi bật với 5 đặc điểm là giàu dưỡng chất, giữ ẩm tốt, thoáng khí, giàu chất mùn hữu cơ và an toàn tuyệt đối.
Bước 4: Tiến hành trồng cây hoa hồng trong chậu
Kỹ thuật trồng cây hoa hồng trong chậu sẽ được thực hiện như sau. Đầu tiên, khi đã có cây giống, ta sử dụng tay trái để giữ lấy thân. Tay phải sẽ thật nhẹ nhàng, cẩn thận lấp giá thể lên xung quanh gốc. Sau đó, ấn nhẹ tay lên để giúp cây giống hoa hồng được đứng vững, chắc chắn. Tránh tình trạng ấn quá mạnh khiến rễ cây bị đứt. Trồng cây xong, tưới nước thật đẫm cho hoa kiểng.
Tùy vào kích thước của chậu kiểng để nhà vườn cân nhắc, xem xét về khoảng cách giữa các giỏ một cách phù hợp nhất. Phải đảm bảo rằng tất cả đều được hấp thụ đủ lượng ánh sáng tự nhiên. Cây cách cây không quá gần. Việc trồng quá sát nhau sẽ khiến cây mọc vống. Mục đích là để cạnh tranh nguồn ánh sáng hấp thụ.
Tưới nước bằng vòi phun cho hoa hồng vào mỗi buổi sáng sau khi công tác trồng cây hoa hồng hoàn thiện. Với những ngày trời nắng gắt thì tăng thêm lượng nước để tránh tình trạng cây bị héo. Thời điểm tưới là chiều mát mẻ. Không để cho nước tưới còn đọng ở trên lá, trên nụ và hoa.
Việc nụ hoa hay lá đọng nước là rất nguy hiểm. Bởi các tác nhân gây bệnh rất dễ để sinh trưởng, phát triển mạnh trong môi trường này. Tần suất tưới nước được khuyến khích là 2 lần mỗi ngày.
Mọi người cũng có thể xem xét về việc bón thêm thuốc kích thích mọc rễ cho hoa kiểng. Chỉ cần không lạm dụng thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng đúng liều lượng.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật trồng cây hoa hồng tại nhà. Tin rằng những chậu hồng ngọt ngào, xinh tươi sẽ giúp cho đời sống tinh thần mỗi ngày của bạn đều thêm phần ý nghĩa.