Kỹ thuật trồng Dưa lê bằng giá thể xơ dừa là 1 phần yếu tố quyết định sự phát triển & tăng năng suất cao. Vì thế khi trồng, bạn cần nắm vững kỹ thuật để đạt kết quả tốt

Kỹ thuật trồng Dưa lê bằng giá thể xơ dừa sẽ đem đến một mùa vụ thu hoạch với thành phẩm ngon, ngọt đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, trồng bằng giá thể xơ dừa sẽ giúp cho Dưa lê phát huy tối đa công dụng trị các bệnh tim mạch, ung thư, … Do đó, hiện nay có rất nhiều người ưa chuộng sử dụng giá thể xơ dừa để thực hiện trồng Dưa lê. 

Đặc điểm của giá thể trồng Dưa lê 

Để thu hoạch được một mùa vụ dưa lê đạt hiệu quả, giá thể xơ dừa nên được sử dụng đúng cách. Sử dụng giá thể được làm từ 100% xơ dừa sẽ đảm bảo đạt năng suất tối ưu. Bạn cũng có thể sử dụng hỗn hợp giá thể có 40% mụn dừa, 30% xơ dừa, và 30% mảnh dừa. 

Giá thể xơ dừa trước khi sử dụng sẽ được ngâm trong vòng 7 đến 10 ngày. Trong vòng 7-10 ngày này, xơ dừa sẽ được xả theo định kỳ khoảng 3-5 lần. Khi nước ngâm đạt được độ dẫn điện EC < 50 µS/cm, xơ dừa sẽ được vớt ra sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra độ ẩm của giá thể xơ dừa để đảm bảo cây dưa lê phát triển. Cụ thể, giá thể xơ dừa đạt chuẩn sẽ có độ ẩm khoảng 60 – 70%. Sau khi xử lý, giá thể sẽ được đặt vào các bầu nilon có kích thước khoảng 30 x 40cm. 

Kỹ thuật trồng Dưa lê trong giá thể xơ dừa đơn giản, chuẩn quy trình

Kỹ thuật trồng Dưa lê bằng giá thể xơ dừa  được thực hiện theo một quá trình nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn vệ sinh trong nuôi trồng. Ngoài ra, quá trình chăm sóc cũng được thực hiện đúng quy trình nhằm đem đến một vụ mùa đạt hiệu quả cao. Điều này cũng sẽ góp phần tạo lợi ích kinh tế cao cho các cơ sở trồng Dưa lê. 

Chuẩn bị trồng cây 

Viên nén mụn dừa gieo mầmKhâu chuẩn bị trước sẽ là yếu tố để kỹ thuật trồng được thuận lợi hơn

Bước đầu tiên cần thực hiện đó là chọn hạt giống khỏe. Những hạt giống khỏe sẽ được mang đi ngâm cùng với nước ấm trong khoảng thời gian là 2 giờ đồng hồ. Sau khi ngâm, bước tiếp theo cần thực hiện là vớt hạt giống ra và ủ trong khoảng 24 – 36 giờ. Bạn nên ủ hạt giống trong túi vải để cây có thể nảy mầm tốt hơn. Sau khi ủ, hãy tiến hành cho hạt giống vào khay xốp, quá trình này cần được tiến hành vào buổi chiều có không khí mát. 

Khay xốp sau khi được gieo hạt sẽ được xếp lại thành chồng. Sau đó, bạn thực hiện đặt một khay xốp đã được phủ xơ dừa và không có hạt giống lên tầng trên cùng của chồng khay. Điều này sẽ giúp cho hạt giống không bị xâm hại bởi côn trùng, sâu bọ. Quá trình ươm sẽ diễn ra trong vòng 2 ngày 1 đêm. Sau thời gian này bạn tiến hành mang khay xốp ra vườn ươm. Giá thể xơ dừa dùng để ươm mầm nên sử dụng công thức 95% mụn dừa + 5% xơ dừa.

Quá trình chăm sóc 

Quá trình tưới nước và cung cấp dinh dưỡng cho dưa lê là vô cùng quan trọng. Sau khi trồng cây con vào bầu, bạn hãy thực hiện tưới nước ngay để tránh tình trạng khô héo. Tuy nhiên bạn chỉ cần tưới trong vòng 1-2 ngày đầu và cung cấp một hỗn hợp dinh dưỡng có độ pH từ 6 đến 6,5. Nước và hỗn hợp dinh dưỡng sẽ được cung cấp cho cây theo định kỳ thông qua hệ thống tưới nước nhỏ giọt. Theo dõi xuyên suốt quá trình sinh trưởng của cây để đáp ứng đầy đủ lượng nước và chất dinh dưỡng cho cây trồng. 

Để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây dưa lê phải thực hiện bón phân đúng tiêu chuẩn. Hoá chất được dùng để pha và cung cấp cho cây chính là: KNO3, Ca(NO3)2, NH4NO3, KH2PO4, MgSO4, Fe-EDTA, H3BO3, ZnSO4, CuSO4, MnSO4, Ammonium heptamolybdate. 

Giai đoạn tiếp theo sẽ là quấn ngọn cho cây. Sau khi cây đã đạt được độ cao khoảng 20-30cm, tiến hành quấn dây cho dưa lê và quá trình này sẽ được lặp lại 2 ngày 1 lần. Chồi nách cũng cần được tỉa bỏ để đảm bảo chất dinh dưỡng được cung cấp đều cho cây. Chồi nách ở vị trí thứ 1 đến thứ 12 sẽ được tỉa bỏ. Chồi nách từ vị trí thứ 13 sẽ được tiến hành thụ phấn. 

Giai đoạn thụ phấn, bạn có thể thực hiện bằng hai cách. Thứ nhất, thụ phấn bằng tay sẽ thích hợp để áp dụng cho những nhà màng có diện tích dưới 1.000 m2. Thứ hai, bạn có thể thụ phấn bằng ong và được áp dụng với nhà màng có diện tích lớn hơn 1.000 m2. Tuy nhiên nên thụ phấn trong khoảng thời gian từ 6h30 đến 9h để đạt hiệu quả cao nhất. 

Diệt trừ sâu bệnh

Hiện nay, có rất nhiều loại sâu bệnh xâm nhập vào cây dưa lê. Do đó, phải thực hiện quan sát và nhận biết từng đối tượng sâu bệnh nhằm áp dụng được đúng biện pháp diệt trừ. Đối với nhện đỏ, bọ trĩ và bọ phấn trắng sử dụng confidor, comite, Abamectin, … Những loại bệnh hại như chết héo cây non, chạy dây, … sẽ được áp dụng thuốc Aliette, Ridomil, Anvil, … Đặc biệt, nên quan sát kỹ để kịp thời cắt bỏ những cây bệnh để tránh lây lan mầm bệnh. 

Kỹ thuật trồng Dưa lê bằng giá thể xơ dừa được thực hiện đúng cách chắc chắn sẽ đem đến cho bạn một mùa thu hoạch sai trĩu quả. Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích bên trên nhé. Qua bài viết này, mong rằng bạn sẽ có được một mùa vụ dưa lê suôn sẻ, thuận lợi. Chúc bạn áp dụng thành công.