Nếu bạn đang tìm hiểu về kỹ thuật trồng dưa lưới bằng giá thể xơ dừa chuẩn đã qua xử lý. Chúng tôi sẽ chia sẻ bí kíp “ trong nghề” từ những người “ chuyên” để bạn tham khảo

Kỹ thuật trồng Dưa lưới bằng giá thể xơ dừa là một “phát minh” đem đến rất nhiều lợi ích kinh tế cho người nông dân. Sử dụng xơ dừa đã qua xử lý sẽ giúp cây hấp thụ được rất nhiều chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sử dụng xơ dừa cũng sẽ góp phần bảo vệ môi trường vì không thải ra các chất độc hại. 

Vì sao nên trồng dưa lưới bằng giá thể xơ dừa? 

Giá thể xơ dừa dùng trong kỹ thuật trồng dưa lưới có thành phần chủ yếu là từ các chất hữu cơ dễ tìm như mụn xơ dừa, trùn quế, phân chuồng, đất sạch. Nếu có thêm t ít phân NPK, lân hoặc đạm sẽ rất tốt trong quá trình sinh trưởng của cây. Vì trong xơ dừa sẽ chứa khoảng 80% xenlulozơ và lignin nên có khả năng giữ nước rất tốt. Ngoài ra, trong xơ dừa còn chứa chấu nhằm bổ sung các chất vi lượng, muối khoáng và kali để cây có thể thoáng khí, phát triển tươi tốt mỗi ngày. 

Quy trình trồng dưa lưới bằng giá thể xơ dừa đúng cách

Trồng dưa lưới bằng giá thể xơ dừaQuy trình trồng dưa lưới chuẩn sẽ cho ra năng suất quả cao

Kỹ thuật trồng Dưa lưới bằng giá thể xơ dừa được thực hiện đúng cách vào những thời điểm hợp lý sẽ đem đến năng suất cao. Khi trồng dưa lưới cần tuân theo một số quy định về lượng nước, phân bón để cây phát triển đúng cách. Ngoài ra, các bước thực hiện cũng cần được lập kế hoạch rõ ràng để quá trình phát triển của dưa lưới được diễn ra thuận lợi. 

Các công đoạn chuẩn bị 

Công đoạn chuẩn bị trước khi trồng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Quá trình chuẩn bị kỹ sẽ đem đến những bước thực hiện suôn sẻ, thuận lợi. Do đó bạn nên chuẩn bị đầy đủ trước khi bắt tay vào làm để có được một thành quả vượt ngoài mong đợi. 

Chuẩn bị giá thể xơ dừa 

Giá thể dùng để gieo hạt dưa lưới là một hỗn hợp được tạo thành từ 20% phân hữu cơ, 70% mụn xơ dừa và 10% tro trấu. Mụn xơ dừa và tro trấu sẽ được xử lý để đảm bảo loại bỏ các tạp chất gây hại cho cây. Những giá thể sẽ được chia đều và cho vào đầy các lỗ của khay. Sau khi cho giá thể vào lỗ, hạt sẽ được đặt vào theo quy tắc 1 lỗ 1 hạt. Sau khi gieo hạt, tiến hành tưới nước để hạt nảy mầm. 

Chúng tôi cũng gợi ý quý khách hàng sử dụng túi xơ dừa tiện lợi theo tỉ lệ 40% mụn dừa: 30 % xơ dừa : 30% mảnh dừa. Đây là công thức được nhiều trang trại lớn áp dụng cho cây thân leo ăn củ – quả nói chung và cho cây dưa lưới nói riêng.

Chuẩn bị cây con

Đối với dưa lưới, hạt sẽ được gieo vào các khay ươm được làm từ xốp. Thông thường, các khay ươm có độ dài 50cm, rộng 35cm,  cao 5cm và mỗi khay sẽ có 50 lỗ. Khi ươm mầm, yếu tố quan trọng cần lưu ý đó là nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp nhất để ươm mầm là 28 độ C. 

Lượng nước sử dụng trong 5 ngày đầu tiên phải được chuẩn bị vừa đủ cung cấp cho hạt sau khi gieo. Thời điểm tốt nhất để sử dụng cây giống là khoảng 10 đến 12 ngày sau khi ươm. Lúc này cây sẽ xuất hiện 1-2 lá thật, có tình trạng khỏe mạnh và không có dấu hiệu bị nát, dập. 

Trồng cây dưa lưới 

Túi trồng cây tiện lợi xơ dừa coco coir globalQuá trình trồng cây con cần đúng kỹ thuật để cây có sự phát triển đều

Dưa lưới thường được trồng trong túi nilon. Mỗi túi nilon chỉ nên chứa 1 cây 1 túi nhằm để bảo sự phát triển và hấp thụ chất dinh dưỡng đầy đủ. Bạn nên trồng dư khoảng 5-10% cây con để có thể trồng dặm những cây đã chết. 1000m2 có thể trồng được khoảng 2.400 đến 2.800 cây tuỳ theo mật độ sắp xếp. 

Dưa lưới cần được trồng vào những buổi chiều mát để đảm bảo cây có thể dễ dàng phát triển. Khi trồng cây, đặt cây một cách nhẹ nhàng và không được nén quá chặt. Điều này sẽ đảm bảo cây con không bị ảnh hưởng. Sau khi trồng cây phải được cung cấp đủ nước để tránh tình trạng khô héo. 

Chăm sóc dưa lưới 

Quá trình chăm sóc dưa lưới cần được thực hiện đầy đủ các bước theo tiêu chuẩn. Điều này sẽ đem đến sự phát triển toàn diện cho dưa lưới. Nước được dùng để tưới dưa lưới cần có độ pH khoảng 6-7 và không nhiễm mặn, phèn. Do đó, bạn có thể sử dụng nước ở sông suối hoặc giếng khoan. 

Sau khi trồng cây được 7 đến 10 ngày, bạn sử dụng dây để cố định cây. Trong giai đoạn thụ phấn, bạn nên sử dụng mật ong để dưa lưới nhằm mang đến một hiệu suất cao nhất. Mỗi cây dưa lưới chỉ nên giữ lại 1-4 quả để tạo sự thông thoáng và hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng. 

Bón phân cho cây

Bạn phải thực hiện bón phân định kỳ để dưa lưới phát triển. Hiện nay, các nhà màng trồng dưa lưới sẽ được trang bị hệ thống tưới nhỏ giọt. Hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ cung cấp đầy đủ nước và phân bón được pha lẫn theo tỷ lệ tiêu chuẩn được tính toán dựa trên độ tuổi và tốc độ sinh trưởng của dưa lưới. 

Tham khảo thêm: Tưới nhỏ giọt cho cây trồng trong bịch (túi) giá thể.

Phân bón sử dụng cho dưa lưới sẽ bao gồm các loại KNO3, MgSO4, K2SO4, (NH4)2S4, Urê, KH2PO4, Ca (NO3)2 và được hoà với nước để đem đến một hỗn hợp dinh dưỡng cho cây. Hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ cung cấp một lượng chất dinh dưỡng vừa đủ theo sự phát triển của cây để đảm bảo không có tình trạng dư thừa hoặc thiếu. 

Với kỹ thuật trồng Dưa lưới bằng giá thể xơ dừa chuẩn sẽ giúp cho mùa vụ đạt năng suất cao. Hơn nữa, xơ dừa cũng sẽ đảm bảo cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển nhanh chóng và cho ra thành phẩm đạt tiêu chuẩn. Mong rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp cho bạn có thể thu hoạch được một mùa vụ dưa lưới tươi tốt. 

Bạn cũng có thể quan tâm tới các bài viết liên quan: