Trầu bà – Kiểng lá quốc dân không còn quá xa lạ với giới những người đam mê cây kiểng. Với vẻ đẹp độc đáo, mới mẻ, đầy thu hút, trầu bà đã sớm chinh phục được người yêu mình, thậm chí là những ai khó tính nhất. Hơn nữa, cây kiểng cũng được giới phong thủy đánh giá cao về ý nghĩa đối với gia chủ. Sắc xanh tươi mát, tràn đầy sức sống luôn là điểm nhấn cho không gian của bạn. Đó là lý do mà cây được trồng, trưng bày rất nhiều ở văn phòng, nội thất hoặc khuôn viên ban công. Vậy, kỹ thuật trồng trầu bà trong đất và thủy sinh như thế nào? Bài viết này Giathe.vn sẽ hướng dẫn bạn chi tiết nhất.

Kỹ thuật trồng trầu bà trong đất tại nhà

Kỹ thuật trồng trầu bà trong đất và thủy sinh cực dễ tại nhà 2Trước tiên, Giathe.vn sẽ chia sẻ kinh nghiệm áp dụng kỹ thuật trồng trầu bà trong đất tại nhà. Thực tế thì trầu bà hay Monstera rất dễ trồng, dễ chăm. Cây thuộc nhóm thực vật không kén môi trường và điều kiện sống tự nhiên.

Trồng trầu bà trong chậu kiểng

Đầu tiên, mọi người lựa chọn chậu kiểng có kích thước phù hợp với vị trí, nơi quyết định đặt cây trầu bà. Sau đó thả vào những viên sỏi hay là đá nhỏ ở bên dưới đáy chậu. Công tác này tuy nhỏ nhưng lại góp phần giúp cho nước không bị tích tụ lại. Từ đó sẽ tránh được tình trạng thối rễ, chết cây.

Tiếp theo, ta cho trầu bà đã chuẩn bị vào trong chậu. Cắm vào đó là một thanh trụ để cố định. Có thể chất liệu bằng gỗ hoặc là bằng bê tông đều được. Chọn thêm một cành trầu bà không sâu bệnh, sức khỏe tốt đã được nhân giống, mắt chứa rễ tầm từ 8 – 10cm. Dùng cành trầu bà này cắm vào đất, khu vực ở xung quanh trụ cắm.

Cuối cùng, vùi đất trồng lại. Sử dụng một chiếc dây để buộc lá vào cột trụ là đã hoàn tất kỹ thuật trồng trầu bà trong chậu kiểng rồi.

Trồng trầu bà ở ngoài vườn

Một kỹ thuật trồng trầu bà tiếp theo đơn giản không kém mà bạn cũng không nên bỏ lỡ chính là trồng ngoài vườn. Thực tế với những người đam mê kiểng lá nhưng diện tích nội thất không cho phép, họ vẫn trồng ngoài vườn. Nhằm mục đích thỏa mãn sở thích, song được vào vườn chăm sóc thường xuyên.

Khi đã xác định được vị trí trồng, bạn đào một hố đất và cho giá thể, đất trồng vào đó. Tiến hành các bước tương tự như kỹ thuật trồng trầu bà trong chậu kiểng. Hoặc không, bạn cũng có thể đào hố cạnh một gốc cây nào đó. Cho các cành trầu bà đã chuẩn bị, một đầu cắm vào đất, một đầu buộc quanh gốc cây.

Cuối cùng, bạn lấp đất lại và cung cấp nước tưới để giữ ẩm cho trầu bà.

Lưu ý quan trọng khi áp dụng kỹ thuật trồng trầu bà trong đất

Để tiến hành kỹ thuật trồng trầu bà trong đất đạt hiệu quả tốt nhất thì bạn cần lưu ý:

Trầu bà là kiểng lá với sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Do đó trong quá trình tưới nước thì chỉ dừng lại ở mức đủ ẩm là được. Tuyệt đối không được tưới nhiều quá, gây dư thừa. Điều này chỉ khiến cho kiểng lá bị úng và chết mà thôi.

Song, muốn chậu trầu bà đạt tính thẩm mỹ cao, sắc lá tươi xanh thì vị trí đặt chậu phải thoáng đãng, mát mẻ. Đặc biệt, đó phải là nơi có lượng ánh sáng phù hợp, vừa phải. Tuyệt đối tránh xa những nơi có mặt trời chiếu trực tiếp.

Ngoài ra, muốn thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển lớn mạnh của trầu bà thì cứ 6 tháng bón phân 1 lần nhé.

Kỹ thuật trồng trầu bà trong nước (trồng thủy sinh) tại nhà

Kỹ thuật trồng trầu bà trong đất và thủy sinh cực dễ tại nhà 1

Chuẩn bị cây giống

Đầu tiên, kỹ thuật trồng trầu bà thủy sinh bạn cần có cây giống. Ưu tiên chọn cây có nhiều nhánh, lá xanh, không sâu, không bệnh. Thân cây không dài quá 45cm và cũng không bị sần sùi. Rễ cây khỏe mạnh.

Bình thủy tinh hay là lọ trồng

Ngày nay, mọi người có thể dễ dàng mua lọ trồng, bình thủy tinh tại rất nhiều cửa hàng. Hay là mua tại các sàn thương mại điện tử với mức giá cực kỳ phải chăng. Nhưng kỹ thuật trồng trầu bà thủy sinh yêu cầu như sau:

Bình thủy phải có đáy rộng cho rễ phát triển. Miệng bình nhỏ nhằm mục đích cố định chắc chắn cây. Ngoài ra, có thể dùng viên đất nung hay sỏi đễ hỗ trợ.

Một mẹo có thể hữu ích cho bạn đó là chọn bình tối màu để tránh tình trạng rêu sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ. Và như thế, mọi người có thể dễ dàng vệ sinh lọ hơn. Nhưng nếu không có bình thủy, bạn cũng có thể trồng bằng chai nhựa rất tốt.

Nước sạch

Đây chắc chắn là một phần không thể thiếu. Hãy dùng nước đóng chai để tránh cây nhiễm clo của nước máy.

Phân dạng nước, thủy sinh

Ở đây, phân dạng nước hay phân thủy sinh có công dụng bổ sung dinh dưỡng, cho cây dễ dàng hấp thụ qua lá, thân hoặc rễ,… Phân nước đồng thời cũng giúp hạn chế tình trạng rêu hại. Nhưng đừng dùng quá liều. Đặc biệt hãy dừng sử dụng nếu như có rêu hại xuất hiện mọi người nhé.

Các bước trồng trầu bà trong nước

  • Kỹ thuật trồng trầu bà thủy sinh đầu tiên phải xử lý kỹ càng cây giống. Tách bầu đất thật nhẹ nhàng. Chỉ cần tách ngay đến phần rễ thôi là được. Rửa thật sạch rễ với nước để giúp trôi hết đi bùn đất. Có vậy thì bình thủy mới sạch sẽ. Tỉa đi những phần rễ đang bị hư hại và lá ở phần gần gốc cây.
  • Tiếp theo, mọi người sẽ cho nước sạch vào trong lọ. Tuy nhiên, nhớ phải trừ hao nước trong lúc cho cây và sỏi (nếu có) vào. Như thế mới tránh được tình trạng nước tràn ra. Cho cây kiểng vào trong lọ, ngập rễ. Nếu vẫn chưa đủ mực nước thì tiếp tục thêm nước sạch. Lưu ý phải cẩn thận nếu không rất dễ khiến nước ngập cả thân và cả lá.

Phần kết

Nhà vườn Giathe.vn đã chia sẻ đến bạn kỹ thuật trồng trầu bà trong đất và thủy sinh từ kinh nghiệm thực tế. Mong rằng, bằng tình yêu, sự đam mê kiểng lá của mình, bạn sẽ áp dụng thật thành công. Và không gian sống của bạn sẽ sớm được phủ xanh, tạo sự thoáng đãng, thoải mái, dễ chịu. Xin cám ơn!

Xem thêm: