Hồng môn là cây kiểng lá đẹp được nhiều người yêu thích và trưng vào những ngày lễ Tết. Cây này còn được gọi là cây hồng hạc, cây buồm đỏ, cây môn hồng hay là vỹ hoa. Mỗi tên gọi sẽ thích hợp với mỗi một vùng miền khác nhau. Và một vấn đề được rất nhiều người quan tâm đó là trồng cây hồng môn này có khó hay không? Thực tế thì cách trồng và chăm sóc rất dễ. Bởi cây dễ sống và cũng dễ nhân giống nữa. Quan trọng là mọi người phải tiến hành đúng kỹ thuật và đặc biệt làm đất trồng cây hồng môn lý tưởng, phù hợp. Cùng giathe.vn tìm hiểu tất tần tật trong bài viết này nhé.
Kỹ thuật trồng và làm đất trồng cây hồng môn đơn giản
Làm đất trồng cây hồng môn
Đất trồng luôn là yếu tố hàng đầu mà nhà vườn phải lưu tâm. Bởi đất sống thì cây mới khỏe. Một nguồn đất tốt, giàu dưỡng chất quyết định đến sự sinh trưởng của cây xanh, hoa màu. Đối với cây hồng môn, điều đó cũng không ngoại lệ. Như đã nói, trồng và chăm sóc cây hồng môn trong đất thực không khó chút nào. Nhưng hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị một cây hồng môn, hỗn hợp đất và chậu trồng thích hợp. Trước tiên là đất trồng.
Theo kinh nghiệm nhà vườn lâu năm, chúng tôi khuyến khích nhà vườn mua đất trồng hồng môn là đất trồng kiểng lá ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp uy tín. Nhưng nếu lấy đất trong vườn, bạn phải thật cẩn thận. Đất cần đáp ứng các tiêu chí tơi xốp, nhiều mùn, khả năng thoát nước hiệu quả và giàu dinh dưỡng nhé. Chúng tôi cũng nói luôn là loại đất này sẽ không có sẵn trong tự nhiên đâu. Không có đất trồng nào hoàn hảo đến thế. Vì vậy chỉ có phối trộn thì ta mới làm tốt được điều này. Nhà vườn hãy tiến hành trộn cùng trấu, xơ dừa hay là rễ bèo lục bình phơi khô. Điều này nhằm mục đích gia tăng sự thoát nước.
Song, bí quyết là trộn cùng phân bón hữu cơ đã được ủ hoai mục để gia tăng độ mùn. Kỹ thuật trồng cây hồng môn vì có phần đơn giản, dễ thực hiện nên bạn phải quan tâm việc chọn đất. Nó ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng, phát triển của kiểng lá.
Chọn chậu trồng cây hồng môn
Khi đã phối trộn đất trồng cây hồng môn lí tưởng xong, ta chọn mua chậu trồng. Chậu trồng cây này không yêu cầu gì quá đặc biệt. Ta chỉ cần lưu ý là hãy chọn chậu có lỗ thoát nước ở bên dưới đáy. Mục đích là tránh gặp phải tình trạng úng nước trong chậu. Hơn nữa chậu có kích thước vừa phải, không nên quá nhỏ để giúp cây phát triển thoải mái, hiệu quả.
Kinh nghiệm chọn chậu là lựa chậu có được độ rộng khoảng bằng 1/2 tán cây. Và chiều cao thì khoảng chừng 2/3 cây trồng là hoàn hảo nhất. Nó vừa đảm bảo tính thẩm mỹ. Vừa đảm bảo rằng hoa màu của bạn có đủ không gian để lớn lên, sinh trưởng.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Tiến hành trồng cây hồng môn vào chậu
Có chậu, có đất trồng trồng cây hồng môn rồi thì ta chỉ việc cho cây vào mà thôi. Lưu ý trong quá trình trồng, ta không nên để gốc cây cao gần ng miệng chậu bạn nhé. Hơn nữa hãy chú ý vun đất cao khoảng gần bằng miệng của chậu trồng là được. Cuối cùng, đừng quên dùng tay và ấn nhẹ. Mục đích là để cho phần đất ở gốc cây được chặt, chắc chắn.
Vị trí đặt chậu trồng cây
Vị trí trồng cũng rất quan trọng. Nếu bạn vô ý sẽ khiến cho cây không thích nghi được và sớm khô héo, chất. Vậy, với cây hồng môn, ta hãy đặt cây ở vị trí thật râm mát. Và tốt nhất, ta đặt cây ở bên ngoài trời chứ đừng cho nằm trong nhà. Bởi cây vừa mới được trồng thôi nên rất cần thời gian để có thể phục hồi. Sau đó thì có thể tự do chuyển vào nhà thoải mái.
Đặt cây ở bóng nắng, không phải là nắng gắt chiếu xuống trực tiếp bởi cây sẽ bị héo và lá cháy. Từ 1 – 2 tuần là thời gian hợp lí để cho cây vào nhà.
Kết luận
Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về đất trồng cây hồng môn. Song cũng đã hướng dẫn mọi người các kỹ thuật và lưu ý trong quá trình trồng chi tiết, cụ thể. Hi vọng bài viết này là bổ ích, có ý nghĩa với mọi người. Cuối cùng, xin cám ơn và chúc thành công.
Xem thêm