Chỉ không lâu nữa thôi là một năm cũ sẽ trôi qua, một năm mới sẽ đến, người người háo hức đón cái Tết Nguyên Đán đoàn viên, sum vầy và ấm áp. Và một cái Tết sẽ trở nên ý nghĩa, trọn vẹn hơn nhiều khi có bóng hoa mai, hoa đào nơi sân nhà. Nếu như người miền Nam đón Tết không thể thiếu hoa mai thì ngược lại, hoa đào chính là hình ảnh biểu tượng cho cái Tết của người miền Bắc. Những đóa hoa đào nở xinh yêu, sắc hồng ngọt ngào, duyên dáng như chính con người nơi đây vậy. Đó là lý do mà nhà nhà trồng hoa đào, người người trồng hoa đào. Thế thì một số lưu ý khi chăm sóc cây đào đón Tết Âm lịch là gì? Theo dõi ngay bài viết này của giathe.vn để biết nhé.

Bón phân cho cây đào đón Tết Nguyên Đán

Trước tiên, một số lưu ý khi chăm sóc cây đào đón Tết đấy chính là bón phân. Ngay khi nhà vườn trồng hoa đến đoạn 15 tháng 7 lịch Âm thì cần phải tiến hành bón thúc cho cây đào ngay. Bón vào thời điểm này sẽ giúp cung cấp, bổ sung chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, phát triển một cách xanh tốt, khỏe mạnh nhất. Và sau đó thì ta sẽ chuyển đến một giai đoạn bón khác tiếp theo.

Về cơ bản, lượng đạm bón cho cây đào sẽ được giảm dần từ lần bón đầu tiên cho đến lần bón cuối cùng. Định kỳ bón là 15 – 20 ngày sẽ bón thúc một lần.

Ba phương pháp bón phân cho cây đào đón Tết Nguyên Đán

Cách bón phân thứ nhất cho cây đào

Đối với cách đầu tiên này, nhà vườn sẽ thực hiện rạch nhiều lớp cách gốc cây khoảng 20 – 25cm. Sau đó rắc phân bón xung quanh cây đào rồi lấp đất lên lại.

Cách bón phân thứ hai cho cây đào

Đối với cách này, nhà vườn cần tiến hành hòa phân bón cùng với nước tưới theo một tỷ lệ nhất định. Sau đó ta sẽ tưới lên gốc cho cây.

Cách bón phân thứ ba cho cây đào

Với cách thứ ba cuối cùng này, ta sẽ thao tác phun phân bón trực tiếp qua lá cây.

Tuy nhiên, lời khuyên của Giathe.vn đó chính là nhà vườn không nên áp dụng đơn lẻ một trong ba cách. Mà thay vào đó ta sẽ phối hợp bón xen kẽ cả 3 phương pháp. Như vậy thì hiệu quả đạt được sẽ tốt hơn rất nhiều.

Gợi ý lựa chọn phân bón tốt nhất cho cây đào của bạn

Các sản phẩm phân bón nên dùng như: phân đầu trâu 501, phân bón đầu trâu 502 hoặc là Atonik.

Ngoài ra, với những ai có nhiều thời gian, có điều kiện thì nên tiến hành ngâm ủ và xử lý phân chuồng để bón cho cây. Kết hợp với một số chất như là phân cá hay bã đậu tương. Sau đó tiến hành ủ cho đến khi hoai mục. Cuối cùng hòa loãng rồi bổ sung thêm một lượng NPK nữa để tưới cho hoa đào nhé.

Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ đó là nếu như áp dụng kỹ thuật và phân bón này thì ta tuyệt đối không nên tưới đậm đặc đâu. Mà thay vào đó hãy tưới nhiều lần, tưới mỗi khi đất trồng khô hạn. Và đặc biệt là không tưới cho cây vào những ngày mưa hay vừa mới mưa xong nhé.

Tưới nước cho cây đào đón Tết Nguyên Đán

Cần duy trì độ ẩm của đất trồng đạt 70% trong vòng 15 ngày đầu tiên sau khi trồng. Như vậy thì mới đảm bảo cho cây không bị chết. Đồng thời, bộ rễ của cây cũng có điều kiện để tiếp xúc với đất trồng nhanh chóng hơn.

Lượng nước tưới phù hợp là khoảng 3 – 5 lít/cây/ngày. Song, những ngày sau thì lượng nước tưới này cần phải phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm của đất trồng và điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, cứ cách từ 3 – 5 ngày thì ta sẽ tưới một lần.

Lưu ý trước khi tưới nước thì nhà vườn nên chọc khoảng hai lỗ ở hai bên gốc cây. Nhằm đảm bảo cho cây được đủ ẩm mà không khiến thân cây bị úng nước dễ gây bệnh nguy hại.

Làm cỏ, tủ gốc cho cây đào đón Tết Nguyên Đán

Một số lưu ý khi chăm sóc cây đào ra hoa đẹp đón Tết Nguyên Đán 2Làm cỏ cho cây

Bạn cần chủ động làm sạch cỏ cũng như những loại cây trồng khác xung quanh thường xuyên. Bởi vì chúng sẽ cạnh tranh và hút chất dinh dưỡng với nước của cây đào. Việc cỏ dại phát triển mạnh là cực kỳ nguy hại cho cây phát triển.

Tủ gốc cho cây

Công tác tủ gốc có thể sử dụng những chất trồng như là rơm rạ, cỏ khô để che phủ. Mỗi lớp phủ dày khoảng từ 7 – 10cm và có công dụng giúp hạn chế khả năng thoát nước từ đất trồng. Quan trọng hơn là làm mát cho gốc cây mỗi khi tiết trời nắng nóng, hạn chế cỏ dại mọc nhiều.

Làm gì khi cây đào ra hoa sớm trước Tết Nguyên Đán?

Một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi chăm sóc cây đào đó là phải làm sao khi cây ra hoa trước Tết? Nếu như hoa đã nở rộ trước 25 tháng Chạp thì mọi người cần áp dụng phương pháp hãm, hay còn gọi là thiến đào.

Sử dụng dao sắc khứa quanh vỏ thân, cách mặt đất 1 khoảng 40cm. Điều này sẽ có tác dụng giảm sức nở của đào hiệu quả. Và sau khi đã khoanh vỏ xong thì sử dụng túi nylon che lại vết này để tránh cho nước mưa vào làm thối vỏ.

Làm gì khi cây đào ra hoa muộn do trời lạnh kéo dài?

Ngược lại với tình trạng cây ra hoa sớm là cây ra muộn. Sẽ có một vài nguyên nhân bên ngoài tác động khiến cây đào ra hoa muộn. Mãi đến tháng 12 Âm lịch rồi nhưng nụ hoa vẫn chưa nở. Vậy thì bạn phải thúc hoa ngay bằng cách ngừng hết công việc tưới nước.

Và sau vài ngày, bạn mới bắt đầu tưới thật đẫm lên cây bằng nước ấm khoảng 40 – 50 độ C. Lưu ý là tưới quanh gốc, mỗi ngày từ 5 – 6 lần. Song, kết hợp với việc quây thêm bao nylon, thắp bóng điện, bón phân kích thích ra hoa.

Một số sâu bệnh trên cây đào và giải pháp hiệu quả

Một số lưu ý khi chăm sóc cây đào ra hoa đẹp đón Tết Nguyên Đán 4Sâu bệnh trên cây đào gặp nhiều nhất là sâu đục thân. Dấu hiệu là phần thân cây chảy ra rất nhiều nhựa có màu nâu sậm lại một cách bất thường. Xuất hiện một số những lỗ nhỏ, chính là nơi ẩn trú của ấu trùng. Chúng sẽ phá hết toàn bộ dòng chảy dưỡng chất, đồng thời làm ảnh hưởng quá trình trao đổi nước diễn ra trong thân. Bên cạnh đó, lá vàng, héo úa, cây thiếu sức sống.

Khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng sản phẩm thuốc mang đến hiệu quả tốt nhất, an toàn nhất cho cây đào. Bạn có thể tham khảo chất hữu cơ tự nhiên pyrethrin. Đây là sản phẩm được đánh giá là có hiệu quả diệt sâu bệnh chất lượng cao nhất hiện nay. Có thể phun trực tiếp lên thân cây cũng như những nhánh lớn của cây. Song, không phun lên lá vì không hiệu quả, gây lãng phí.

Ngoài những bệnh hại trên, còn phải kể đến bệnh nhện đỏ, rệp muội, bệnh nứt thân hay là bệnh xoăn lá. Do đó, nhà vườn cần phải thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của cây. Ngay khi phát hiện dấu hiệu lạ thường thì cần có biện pháp xử lý ngay lập tức, tránh kéo dài gây nguy hại.

Cắt tỉa cho cây đào đón Tết Nguyên Đán

Và tất nhiên, một số lưu ý khi chăm sóc cây đào thì không thể nào thiếu công tác cắt tỉa. Cắt tỉa cho cây có được điều kiện sinh dưỡng tốt, sinh trưởng sinh thực một cách cân đối. Đồng thời có được bộ tán thông thoáng, giảm và hạn chế sâu bệnh. Tất cả cành cây đều nhận được đầy đủ ánh sáng, chất lượng hoa đào tốt nhất.

Đơn giản là loại bỏ đi một số những cành cây thừa, cành yếu, sâu bệnh. Giữ những cành khỏe mạnh, có tính thẩm mỹ cao để tạo thế cây mà bạn mong muốn.

Như vậy là Giathe.vn đã chia sẻ đến bạn về một số lưu ý khi chăm sóc cây đào đón Tết Nguyên đán chi tết. Hi vọng sau bài viết này, bạn sẽ có kiến thức chăm cây tốt hơn. Và đồng thời, áp dụng hiệu quả những phương pháp ở trên để có được cây đào xinh yêu cho một cái Tết đoàn viên, sum vầy nhé.

Xem thêm:

Trả lời