Đu đủ là loại quả thơm ngon, ngọt mát với nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Hơn nữa, trong thành phần thức quả thân quen này đặc biệt chứa nhiều vitamin quan trọng, thiết yếu cho cơ thể. Cũng vì vậy mà đu đủ từ lâu đã trở thành một sự lựa chọn lý tưởng, tuyệt vời cho mỗi người. Ngày nay, nhiều gia đình trồng cây đu đủ tại nhà bởi vừa có thể tận dụng được đất vườn còn trống, vừa có quả sạch để ăn. Thậm chí, nếu canh tác với diện tích đất rộng lớn thì đu đủ mang đến nguồn thu nhập tương đối ổn. Vậy, một số lưu ý khi chăm sóc cây đu đủ sai quả từ kinh nghiệm thực tế là gì? Theo dõi ngay bài viết này nhé!

Tìm hiểu đặc điểm của cây đu đủ

Một số lưu ý khi chăm sóc cây đu đủ sai quả từ kinh nghiệm thực tế 3Trước khi đến với một số lưu ý khi chăm sóc cây đu đủ tại vườn hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm của cây ăn quả này.

Cây đu đủ thực tế là một cây thân thảo lớn, rất ít khi có sự phân nhánh diễn ra trên thân. Độ cao trung bình đạt từ 5 – 10m. Đặc biệt có thêm một bó lá rất um tùm, xum xuê ở ngọn. Lá cây to, hình chân vịt đáng yêu, mọc so le và cuống khá dài.

Hoa đu đủ có khi màu trắng, xanh hay vàng nhạt tùy thuộc vào từng giống khác nhau. Những chùm hoa xinh xinh mọc ngay ở nách của những chiếc lá đã già.

Những quả đu đu tròn, to và rất mọng. Đặc biệt loại cây ăn quả này có phần thịt rất dày. Khi quả chín thì mềm, ăn ngon và ngọt hết sức. Khi còn sống, còn non thì màu xanh. Khi chín chuyển dần từ màu vàng cho đến màu cam. Bên trong ruột là cực nhiều những hạt nhỏ màu đen, được bọc và bảo vệ bởi một lớp có màu vàng hơi ngả cam một chút. Thường khi ăn, người ta sẽ bỏ phần này đi.

Chia sẻ một số lưu ý ki chăm sóc cây đu đủ từ kinh nghiệm thực tế

Một số lưu ý khi chăm sóc cây đu đủ sai quả từ kinh nghiệm thực tế 2Thực ra kỹ thuật chăm sóc cho cây đu đủ là không quá khó khăn hay là phức tạp. Nhà vườn không yêu cầu phải là người có kỹ thuật hay là kinh nghiệm trước đó. Đơn giản chỉ cần ta chú ý đáp ứng đủ những nhu cầu của cây trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Đặc biệt phải đúng cách.

Vậy, một số lưu ý khi chăm sóc cây đu đủ từ kinh nghiệm thực tế mà Gíathe.vn muốn chia sẻ đến bạn là gì?

Nước tưới

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Yếu tố nước tưới là không thể thiếu cho sự phát triển của cây ăn quả. Trồng đu đủ, nhà vườn chú ý phải cung cấp, bổ sung nước tưới thường xuyên, đều đặn cho cây. Cây đu đủ có nhu cầu về nước tưới cao, tuy nhiên cây cũng rất sợ bị úng. Thế nên, hãy tưới nước một lượng vừa đủ tạo độ ẩm cho đất vào mùa hè.

Bên cạnh đó, bạn cần phải chú ý công tác thoát nước cho cây một cách hiệu quả vào mùa mưa.

Tủ gốc

Tủ gốc? Một khái niệm có lẽ còn khá xa lạ với mọi người. Hay đơn giản bạn đã biết nhưng vẫn thường chủ quan và bỏ qua. Có thể bạn vẫn chưa nắm rõ mục đích cũng như tầm quan trọng của công tác này.

Tủ gốc đơn giản chỉ là việc dùng rơm rạ, cỏ khô, những chất hữu cơ tự nhiên để ủ lại xung quanh gốc cây đu đủ. Công tác này khuyến khích thực hiện nhiều vào mùa nắng nóng. Tủ gốc cho cây đu đủ sẽ giúp giữ lại nước. Đồng thời duy trì một mức nhiệt độ cũng như độ ẩm thích hợp, vừa phải để giúp cây ăn quả phát triển khỏe mạnh, sai trĩu quả và cho năng suất cao.

Làm cỏ

Làm cỏ cũng là một yếu tố quan trọng trong một số lưu ý khi chăm sóc cây đu đủ đó nhé. Việc cỏ dại mọc quá nhiều, phát triển quá nhanh sẽ cạnh tranh phân bón của đu đủ. Đồng thời, những đám cỏ cũng là môi trường trú ẩn của nhiều loài côn trùng và các vi sinh vật gây bệnh khác.

Vậy nên, Giathe.vn khuyến khích mọi người phải làm cỏ thường xuyên.

Tỉa cành, hái quả

Một số lưu ý khi chăm sóc cây đu đủ sai quả từ kinh nghiệm thực tế 1Tỉa cành và hái quả đu đủ cũng phải đảm bảo làm đúng kỹ thuật. Khi nhà vườn chủ động tỉa nhánh con cho cây đu đủ càng sớm thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển tốt. Ngoài ra, thời kì mà cây đu đủ đậu quả thì hãy loại bỏ đi những quả đang gặp phải tình trạng sâu bệnh. Hoặc cũng có thể là quả bị méo mó hay bất kì vấn đề bất thường nào khác. Song, đừng quên ngắt bỏ, loại trừ những chiếc lá vàng úa và già trên cây.

Phân bón

Phân bón cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết, quan trọng cho sự phát triển của mọi cây trồng. Và đối với cây đu đủ cũng như vậy. Bón phân thường xuyên, đều đặn sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho cây phát triển xanh tốt, khỏe mạnh. Và ta cần chia làm hai việc chính đó là bón lót và bón thúc.

Bón lót cho cây đu đủ

Theo kinh nghiệm thực tế thì bón lót cho cây cần được tiến hành vào thời điểm trước khi làm đất. Lượng bón khoảng 1 – 3kg phân bón hữu cơ đã qua xử lý, ủ hoai mục kỹ càng.

Công tác bón lót này về cơ bản sẽ giúp đất trồng đu đủ thêm tơi xốp, màu mỡ và giàu dưỡng chất hơn. Từ đó, cây sẽ có điều kiện lớn lên một cách khỏe mạnh, ít bị sâu bệnh hại kể từ lúc mới bắt đầu canh tác đó nhé.

Bón thúc cho cây đu đủ

Vậy còn bón thúc thì sao? Nhà vườn khi bón thúc phải chia làm nhiều đợt nhỏ. Cụ thể như sau:

  • Đợt đầu tiên: Dùng phân bón NPK tỷ lệ 20:20:15 + TE để bón cho cây. Liều lượng bón cho mỗi cây là 0,5 – 1kg cho một lần bón, thời điểm sau khi trồng khoảng tầm 1 tháng. Giai đoạn này, ta cần chú ý duy trì công tác bón thúc thường xuyên, đều đặn với định kỳ 7 ngày 1 lần nhé.
  • Đợt thứ hai: Bón đợt hai vào giai đoạn cây đu đủ được khoảng ba tháng. Lượng phân bón nên sử dụng là 0,5 – 1kg cho mỗi cây, mỗi lần. Phân bón được chọn tương tự như lần đầu. Tuy nhiên tần suất bón thay đổi, cứ 15 – 20 ngày thì mới bón cho cây 1 lần
  • Đợt thứ 3: Bón thúc đợt ba giai đoạn cây được từ 3 – 7 tháng tuổi là tốt nhất. Mỗi tháng nhà vườn tiến hành bón 1 lần bằng phân bón NPK có tỷ lệ là 16:9:21 + TE. Liều lượng giữ nguyên không đổi, khoảng 0,5 – 1kg cho mỗi cây và áp dụng cho mỗi lần bón.

Sâu bệnh hại cây đu đủ

Sâu bệnh hại là mối đe dọa của nhiều loại cây trồng, trong đó có đu đủ. Vậy, biện pháp quản lý hiệu quả là gì?

Sâu hại phổ biến

Triệu chứng rệp sáp hại đu đủ

  • Rệp sáp: Là loài côn trùng gây hại chủ yếu trên cây đu đủ, thường xuất hiện vào mùa nắng nóng. Vị trí gây hại chủ yếu là lánon, đọt non và trái non. Để quản lý tốt rệp sáp: Cần thường xuyên vệ sinh vườn, cắt tỉa cành khô già và cành bị bệnh.
  • Nhện đỏ: Hút dịch của mô tế bào lá, khiến lá bị loang lổ sau đó lá bị cháy vàng, khô và rụng dần. Để quản lý tốt nhện đỏ nên trồng đu đủ với mật độ vừa phải, cắt bỏ ngay những lá bị gây hại. Hoặc khi tưới nước cho cây thì sử dụng máy bơm nước có áp lực mạnh để rửa trôi bớt nhện đỏ ở mặt dưới lá. Trong trường hợp bị gây hại nặng thì có thể sử dụng dầu khoáng, Actimax 50WG để phòng trừ nhện đỏ.

Bệnh hại phố biến

  • Bệnh cháy lá và phấn trắng: Xử lý bằng sản phẩm thuốc chuyên dụng, ưu tiên thành phần lành tính.
  • Bệnh do virus gây nên khiến lá vàng úa, quăn và hoa rụng. Thậm chí, cây đu đủ trở nên còi cọc, tệ hơn là cây sẽ chết. Vậy, biện pháp hiệu quả duy nhất đó là hãy loại bỏ hoàn toàn gốc cây này. Sau đó sẽ tiến hành rắc vôi bột lên ngay tại vị trí gốc đó.
  • Bệnh thối rễ: Bệnh thường xảy ra ở những nơi ẩm ướt, có khả năng thoát nước chậm, kém. Vậy, công việc của nhà vườn là hãy tiến hành lên luống cao hơn. Kết hợp với đó là một vài những sản phẩm thuốc trừ chuyên dụng. Như vậy thì mới có thể ngăn ngừa tình trạng cây thối cổ rễ.

Phần kết

Vậy là Giathe.vn đã chia sẻ đến bạn về một số lưu ý khi chăm sóc cây đu đủ tại vườn xanh tốt, khỏe mạnh. Hi vọng bài viết này là bổ ích và ý nghĩa với bạn.

Xin cám ơn vì đã theo dõi và ủng hộ bài viết.

Xem thêm:

Trả lời