Trầu bà là một loại kiểng lá Monstera mà biết bao tín đồ yêu mê, thích thú. Dù cây kiểng chỉ mới du nhập vè Việt Nam một thời gian không lâu song lại nhanh chóng trở thành một làn sóng khuấy động. Với vẻ đẹp độc đáo, sang trọng cùng những ý nghĩa phong thủy tốt lành, trầu bà để thương, để nhớ trong lòng tín đồ. Kiểng lá thu hút vạn ánh nhìn ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên. Ngày nay, bạn thường thấy tín đồ trưng bày kiểng lá trầu bà trong không gian sống như văn phòng, phòng học tập, làm việc hay phòng ngủ,… Vậy, một số lưu ý khi chăm sóc cây Trầu Bà vào mùa Đông là gì? Nếu bạn quan tâm, cùng theo dõi ngay bài viết này của Giathe.vn để rõ hơn nhé.

Giới thiệu đôi nét về cây Trầu Bà

Một số lưu ý khi chăm sóc cây Trầu Bà vào mùa Đông 1Trước khi đến với một số lưu ý khi chăm sóc cây Trầu Bà, cùng tìm hiểu tổng quan về cây kiểng vạn người mê này nhé. Trầu bà hay còn có tên gọi khoa học là Epipremnum aureum. Cây kiểng là thực vật có hoa, họ Ráy. Nguồn gốc xuất xứ của Trầu bà hết sức đặc biệt. Đó là một hòn đảo nguyên sinh xinh đẹp tên gọi Solomon trên đất nước Indonesia.

Bên cạnh tên gọi Trầu Bà, cây kiểng còn được gọi với những cái tên ấn tượng như là Thạch Cam Tử, Hoàng Tâm Điệp, Vạn niên thanh hay Thiết Mộc Lan,… Tất cả những cái tên hay ho này đều có chung một ý nghĩa sâu sắc. Đó chính là biểu tượng của sự không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên trong cuộc sống dẫu có thật nhiều gian nan và thử thách.

Trầu bà vốn là cây thân thảo, lá đơn. Hình của lá cây kiểng trông hệt như hình trái tim rất ngọt ngào và đáng yêu. Cuống hoa ngắn, rễ dài. Và nếu bạn biết kỹ thuật trồng Trầu bà thủy sinh thì tin chắc bộ rễ này sẽ còn đẹp hơn nữa.

Cây kiểng vừa mang công dụng trang trí, giúp gia tăng tính thẩm mỹ. Đồng thời còn có công dụng sinh học rất tốt cho sức khỏe môi trường và sức khỏe con người đó nhé.

Bật mí ý nghĩa phong thủy của cây Trầu bà

Trong giới phong thủy thực sự đánh giá rất cao ý nghĩa của cây kiểng Trầu bà. Cây luôn mang đến mọi sự tốt lành, mọi điều may mắn, thuận lợi và bình an. Gia chủ khi trồng và chăm sóc cho cây kiểng tốt thì sẽ có cơ hội thành công, thăng tiến trong sự nghiệp. Đặc biệt hơn, trưng kiểng lá trong nhà giúp thu hút tài lộc. Một số vị trí lý tưởng mà bạn có thể tham khảo như là bàn học tập, bàn làm việc, phòng ngủ hay phòng khách.

Bên cạnh đó, cây kiểng giúp mọi người tranh xa những điều thị phi, những điều xấu xa, xui xẻo, kém may mắn trong cuộc sống của họ. Thế nên, sở hữu cây kiểng, gia chủ luôn có được một cảm giác bình an bên mình. Và chưa dừng lại ở đó, nhờ có sức sống kiên cường, mãnh liệt, cây kiểng còn là biểu tượng đẹp đẽ của sự không ngừng nỗ lực vươn lên.

Ngoài ra, cây Trầu bà còn có công dụng thanh lọc, làm sạch không khí. Từ đó mang đến một không gian sống tươi mới, trong lành, nâng cao chất lượng học tập, làm việc hiệu quả. Cây sống trong nước, trong đất, nhu cầu ánh sáng thấp. Do vậy mà có thể đặt ở những góc khuất trong gia đình. Khi ấy, sinh khí của cây vẫn có thể bừng lên, trỗi dậy.

Một số lưu ý khi chăm sóc cây Trầu bà vào mùa Đông tốt nhất

Một số lưu ý khi chăm sóc cây Trầu Bà vào mùa Đông 2Nhiệt độ

Một số lưu ý khi chăm sóc cây Trầu bà vào mùa Đông trước tiên cần kể đến yếu tố nhiệt độ. Cây kiểng đặc biệt sinh trưởng, phát triển thuận lợi nhất trong khoảng nhiệt độ từ 15 – 30 độ C. Đối với những ngày mùa Đông thì nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí giảm. Những yếu tố này góp phần làm cho đất trồng cây kiểng bị khô. Do đó, lá Trầu bà có hiện tượng bị nâu ở rìa. Sau một thời gian thì lan ra toàn bộ bề mặt lá.

Vậy, giải pháp cho tình trạng này là gì? Rất đơn giản, nhà vườn hãy sử dụng bình xịt dạng tia hay là máy phun sương để cấp ẩm. Công tác cấp ẩm phục hồi lá này thì cần phải duy trì thường xuyên, đều đặn.

Nước tưới

Một số người nghĩ rằng, chăm sóc Trầu bà vào mùa Đông thì cần phải tưới nước cho cây thật nhiều. Tâm lý này hoàn toàn sai lầm! Một khi bị dư thừa nước, bộ rễ kiểng lá có khả năng bị hư thối. Do vậy mà dễ gây ra tình trạng vàng lá hàng loạt.

Vậy, kinh nghiệm đầu tiên là hãy đảm bảo thiết kế chậu trồng có nhiều lỗ. Điều này nhằm giúp cho nước tưới không có hiện tượng ứ đọng ở đáy. Nếu như nước tưới ứ đọng ở đáy chậu thì bộ rễ cây sẽ ngập úng lâu ngày, thối rồi chết.

Thứ hai, hãy giảm bớt tần suất tưới nước cho cây kiểng Trầu bà của bạn. Nếu đặt cây trong nhà thì ta chỉ cần tưới nước cho cây mỗi tuần 2 lần là hợp lý. Nhưng nếu trồng thủy sinh thì chỉ cần chủ động thay nước đều đặn. Đồng thời kết hợp với việc tỉa bớt đi những chiếc rễ đã bị hư hỏng, tránh tình trạng lây lan.

Khi phát hiện lá Trầu bà bị vàng, hãy mang cây đến một nơi có ánh sáng tự nhiên. Lưu ý, nguồn ánh sáng vừa phải, không quá gắt. Như thế sẽ tạo điều kiện cho kiểng lá có nhiều năng lượng để xử lý hiệu quả số nước tồn đọng bên trong nó.

Ánh sáng

Một số lưu ý khi chăm sóc cây Trầu bà vào mùa Đông cũng cần chú trọng đến ánh sáng. Hơn hết, đây là cây kiểng ưa mát. Song, nếu như nhà vườn trồng hay đặt cây ở những nơi mà có ít ánh sáng hay ánh sáng yếu sẽ khiến cho quá trình quang hợp của cây diễn ra không hiệu quả. Và đó là nguyên nhân khiến cho lá Trầu bà khô, héo, úa tàn vì bị thiếu mất đi nguồn dưỡng chất quan trọng, thiết yếu.

Thế nhưng, một sự thật là không phải nơi đâu mùa Đông cũng là quá lạnh. Thành phố Hồ Chí Minh đặc trưng bởi khí hậu nắng nóng quanh năm. Do đó, nếu bạn thuộc khu vực này mà vô tình cho cây tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng chói chang, gay gắt sẽ khiến lá rủ xuống, ngả vàng. Tình trạng tệ hơn, lá có thể sẽ bị bóng nắng, rụng và chết cây.

Vậy, kinh nghiệm ở đây là gì? Khi trồng Trầu bà ở nơi ít nắng, thiếu sáng thì mỗi tuần tranh thủ mang cây ra phơi nắng 2 lần. Thời điểm phơi phù hợp là sáng sớm, trước giờ ban trưa, tầm 15 – 30 phút. Còn trồng ngoài trời thì nên trồng nơi râm mát hay làm giàn che cho cây kiểng.

Dinh dưỡng

Đặc tính sinh trưởng nổi bật là một sức sống kiên cường, mạnh mẽ. Vậy, dinh dưỡng không phải là yếu tố quá quan trọng với Trầu bà. Nhưng nếu bạn muốn chăm cây thật tốt cho những tán lá xanh mướt, mượt thì có thể chủ động bón phân cho cây. Ưu tiên chọn phân bón hữu cơ với nguồn gốc tự nhiên, an toàn, lành tính.

Một số trường hợp nhà vườn thiếu kinh nghiệm, lạm dụng phân bón khiến lá cây chuyển sang màu vàng. Chú ý nhé.

Sâu bệnh

Trầu bà thường bị bọ ve nhện, bọ xít hoặc rệp vảy tấn công,.. Bên cạnh đó cây cũng có thể bị bệnh đốm lá… Các côn trùng này sẽ sinh sôi, nảy nở, hút ẩm rồi nhanh chóng làm cây kiểng của bạn trở nên yếu đi, dần kiệt sức hoàn toàn. Một thời gian không lâu lá Trầu bà sẽ bị vàng.

Lúc này, việc cần làm là hãy đến cửa hàng vật tư nông nghiệp uy tín mua chế phẩm về để xịt cho cây. Ưu tiên chọn chế phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không lạm dụng hóa học.

Phần kết

Vậy, Giathe.vn đã chia sẻ đến bạn một số lưu ý khi chăm sóc cây Trầu bà – Kiểng lá mà vạn người yêu mê, say đắm. Tin rằng, sau bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm chăm cho cây xanh tốt, khỏe mạnh, mang đến những điều tốt lành!

Xin cám ơn vì đã theo dõi và ủng hộ bài viết này!

Xem thêm:

Một số lưu ý khi chăm sóc cây Lan rẻ quạt

Những lưu ý về giá thể khi trồng cây Monstera