Rau mồng tơi là thức rau xanh được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. Không những vậy, rau còn hết sức thơm ngon, được dùng để chế biến nhiều món ăn đa dạng. Từ những món bình dân, đơn giản, gần gũi cho đến những món sang trọng, cao cấp. Ngày nay, rau mồng tơi đặc biệt được chuộng trong bữa ăn gia đình hàng ngày. Vì thế mà mô hình trồng, chăm bón rau tại nhà cũng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Do là thực phẩm hữu cơ nên đảm bảo sự an toàn, lành tính, tốt cho sức khỏe gia đình. Vậy hãy cùng Giathe.vn điểm qua một số lưu ý khi chăm sóc rau mồng tơi xanh mơn mởn và năng suất trong bài viết này nhé.
Đôi nét giới thiệu về rau mồng tơi
Trước khi tìm hiểu một số lưu ý khi chăm sóc rau mồng tơi hữu cơ tại nhà, cùng điểm qua đôi nét về loại rau xanh này. Thực tế, rau mồng tơi không còn là một cái tên quá xa lạ với tất cả mọi người nữa. Thức rau xanh thường góp mặt trong những bữa ăn đầm ấm, sum vầy của gia đình.
Rau thuộc nhóm thân leo, thân mọng nước. Bộ rễ cây là rễ chùm và có xu hướng ăn sâu vào trong lòng đất. Bên ngoài bao bọc bởi chiếc vỏ màu xanh thẫm. Lá rau xanh mướt, dày, bên trong lại chứa nhiều chất nhớt. Tuy rằng là rau thế nhưng mồng tơi có thêm hoa lẫn quả rất đặc biệt. Những đóa hoa trắng tinh khôi mọc xen kẽ các lá xanh, có khi là màu tím đỏ. Quả của rau mồng tơi có dạng hình cầu, cũng tương đối mọng nước.
Hiện nay, rau mồng tơi được trồng ở nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước. Nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn thực phẩm. Trong Đông Y thì rau mồng tơi thường được chọn để chế tạo dược liệu trị bệnh cho con người. Cụ thể sẽ có 2 loại cơ bản: Dây tía và dây trắng. Trong 2 loại này thì rõ ràng loại dây tía nhận được đánh giá cao hơn.
Thành phần dinh dưỡng của rau mồng tơi có chứa nhiều chất quan trọng, thiết yếu cho cơ thể. Mà tiêu biểu phải kể đến đó là protein, chất xơ, lipid, kali, magie, sắt, natri,…
Top 7 lợi ích đặc biệt của rau mồng tơi cho sức khỏe
Thanh nhiệt và giải độc
Ăn rau mồng tơi giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể một cách hiệu quả. Đặc biệt rau giúp cải thiện tình trạng táo bón rất tốt. Ta chỉ cần lấy một ít rau mồng tơi mang đi rửa sạch, giã cho nát, vắt lấy nước. Sau đó pha cùng với nước lọc để uống. Hoặc không, mọi người hoàn toàn có thể mang rau nấu canh để ăn cùng cơm rất ngon và bổ.
Làm đẹp cho chị em phụ nữ
Mang đến làn da tươi trẻ, tràn đầy sức sống và lưu thông khí huyết. Như vậy, ăn rau mồng tơi nhiều sẽ hỗ trợ bạn có được làn da mịn màng, căng tràn. Bởi có thể bạn chưa biết trong thành phần rau chứa nhiều khoáng chất, vitamin, sắt, canxi,.. Đó đều là những yếu tố vi lượng quan trọng, thiết yếu cho làn da của bạn.
Rau cung cấp các chất dinh dưỡng tốt nhất, an toàn cho bé
Rau mồng tơi rất tốt cho trẻ em, đặc biệt là những bé từ tuổi ăn dặm trở đi. Bởi lẽ một điều đã được chứng minh đấy là rau mồng tơi ăn không gây dị ứng. Bạn có thể kết hợp rau mồng tơi với cua, tôm hay nghêu,..
Tuy nhiên cần lưu ý rằng: Với những bé đang gặp phải vấn đề tiêu chảy, cảm lạnh thì tuyệt đối không được ăn. Như vậy sẽ khiến cho tình trạng thêm nặng nề.
Điều trị vết thương, giảm đau nhức
Điều trị các vết thương và làm giảm bớt sự đau nhức. Có được điều này bởi rau mồng tơi có tính hàn. Nước cốt được chắt lọc từ rau có khả năng làm lành, chữa những vết bỏng. Bạn có thể sử dụng rau để hầm cùng chân giò ăn thường xuyên. Đây là liều thuốc tự nhiên, lý tưởng cho những ai đang mắc chứng đau nhức xương khớp.
Ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Hàm lượng canxi trong rau khá cao nên tổng quan sẽ rất tốt cho hệ xương khớp. Từ đó mang đến một bộ xương chắc khỏe, đặc biệt với những đối tượng người cao tuổi.
Tốt cho phụ nữ mang thai
Ăn rau mồng tơi là rất tốt cho các thai phụ. Hai dưỡng chất nổi bật trong thành phần của rau đó là axit folic và sắt. Khối lượng hai chất này trong rau mồng tơi tương đối dồi dào.
Giảm chất béo trong cơ thể
Rau mồng tơi còn giúp giảm chất béo bên trong cơ thể của bạn rất tốt. Có được điều này là nhờ vào chất nhớt đặc trưng. Vì thế mà khả năng hấp thụ cholesterol rất hiệu quả. Từ đây, chất béo sẽ không đi vào màng ruột quá nhiều đâu. Mà thay vào đó sẽ thanh lọc bớt và đi ra khỏi cơ thể bằng đường phân.
Một số lưu ý khi chăm sóc rau mồng tơi xanh tốt và năng suất
Phân bón cho rau mồng tơi
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Nước hay phân đều là những yếu tố quan trọng hàng đầu cho rau mồng tơi khi bước vào giai đoạn phát triển, trưởng thành. Song, so với nhiều loại rau khác thì rau mồng tơi sẽ không yêu cầu quá nhiều phân bón. Nếu bạn đã lựa chọn hỗn hợp giá thể, đất trồng đảm bảo tơi xốp, đầy đủ dưỡng chất thì rau sẽ sinh trưởng tốt.
Kinh nghiệm để rau mồng tơi cho lá xanh, lá mơn mởn, lá to, màu tươi thì hãy bổ sung phân bón trùn quế. Thời điểm bón lý tưởng là trước thu hoạch tầm từ 10 – 15 ngày. Đồng thời chủ động bón thêm sau mỗi đợt ta thu hoạch rau nữa nhé.
Tưới nước cho rau mồng tơi
Cũng như con người, thực vật cần cung cấp nước tưới thì mới có thể duy trì sự sống. Vậy, đối với rau mồng tơi thì khuyến khích nhà vườn sử dụng bình tưới có vòi sen, đặc biệt hơn khi trồng trong thùng xốp. Ta tiến hành tưới đều trên bề mặt luống rau cho đến khi quan sát và nhận thấy đất trồng đã đạt độ ẩm vừa phải.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Đối với những ngày tiết trời nóng, nắng thì độ ẩm có xu hướng giảm xuống còn thấp. Cho nên nhà vườn cần tăng chu kỳ tưới lên thành 2 lần mỗi ngày. Ta thực hiện tưới nước cho rau mồng tơi vào mỗi sáng sớm và khi chiều trời mát mẻ. Tuyệt đối hạn chế, tránh tưới nước cho rau vào buổi tối. Nguyên nhân là do khi độ ẩm cao thì cây rất dễ gặp phải tình trạng nấm bệnh gây hại.
Phòng trừ, ngăn chặn sâu bệnh cho rau mồng tơi
Trồng và canh tác rau hữu cơ thì chắc chắn không thể tránh khỏi vấn đề sâu bệnh. Và một trong những đối tượng chủ yếu gây hại cho rau mồng tơi chính là nhóm sâu xanh ăn lá. Chúng thường tập trung xuất hiện ở phần đọt non và ở phía dưới mặt lá. Đây là những vị trí thường rất khó khăn để quan sát và phát hiện được. Bà con có thể tiến hành bắt sâu xanh bằng tay vào hai thời điểm: sáng sớm hay chập tối.
Bên cạnh đó, nếu mọi người trồng rau mồng tơi trong thùng xốp mà vị trí đặt giáp đất thì rất dễ bị các loài ốc sên tấn công và ăn lá. Dựa vào đặc tính đi ăn đêm thì đối tượng gây hại này thường sẽ xuất hiện vào thời điểm trời chập tối.
Song, nhìn chung biện pháp diệt, xử lý ốc sên tương đối đơn giản. Mọi người có thể tham khảo cách làm của Giathe.vn. Đó là sử dụng một vài loại vỏ trái cây như dưa lưới, dưa hấu, vỏ cam vắt nước,… Để những loại vỏ này vào trong thùng xốp từ chiều đến khoảng 21 – 22h. Và sau thời gian này hãy đi thăm vườn. Lúc đó, bạn sẽ thấy bầy ốc sên tập trung lại để ăn vỏ trái cây. Khi ấy, ta hãy nhanh chóng thu gom ốc sên rồi bỏ xa ra là được.
Cắm cọc và làm giàn cho rau mồng tơi
Khác với rau muống hay rau lang, rau mồng tơi cần được cắm cóc và làm gian để leo. Loài rau này đặc biệt có sức sống vô cùng mạnh mẽ. Rau mồng tơi có thể leo đến độ cao trung bình từ 0.5 – 1m trên giàn. Do vậy mà việc xây dựng giàn là điều vô cùng cần thiết.
Mọi người có thể tiến hành cắm cọc ở bên ngoài hay là trong thùng xốp là được. Tuy nhiên lưu ý là tránh gây hại, làm ảnh hưởng đến bộ rễ của rau.
Thu hoạch rau mồng tơi
Thông thường, theo quan sát thì nếu như trồng rau mồng tơi bằng hạt thì sau khoảng 1 tháng là mọi người đã có thể tiến hành thu hoạch. Nếu như trồng bằng cành thì ta thu hái trong khoảng thời gian ngắn hơn trên.
Cách thu hoạch đúng chuẩn thì vô cùng đơn giản thôi. Mọi người sử dụng dao sắc rồi cắt ngang phần thân cây. Sau đó ta giữ lại khoảng từ 7 – 10cm tính từ gốc. Đồng thời giữ lại những mắt mầm để tạo điều kiện cho rau mồng tơi tiếp tục sinh trưởng, phát triển. Thu hái thêm tầm 3 – 4 đợt nữa thì chủ động nhổ gốc, trồng lứa mới.
Trong trường hợp rau mồng tơi leo giàn thì trong quá trình thu hái, ta ngắt những chiếc lá xanh trưởng thành. Song, vẫn giữ lại thân và ngọn. Như vậy thì rau mới có thể tiếp tục phát triển khỏe mạnh trên giàn.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Giathe.vn về một số lưu ý khi chăm sóc rau mồng tơi xanh mơn mởn và năng suất. Với những kinh nghiệm, kiến thức bổ ích này tin chắc mọi người sẽ tiến hành canh tác hữu cơ một cách hiệu quả. Trong quá trình chăm sóc, hãy ưu tiên lựa chọn các sản phẩm an toàn, lành tính, thân thiện với môi trường nhé.
Cuối cùng, xin cám ơn vì đã theo dõi và ủng hộ bài viết.
Xem thêm:
Những lưu ý trồng rau trên sân thượng mà bạn phải biết
Một số lưu ý khi chăm sóc tía tô xanh tốt và thơm ngát tại nhà