Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của nước ta. Mà làm nông nghiệp thì phải chú trong 4 yếu tố “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Trong đó quan trọng thứ nhì là phân bón. Phân bón góp phần quan trọng để thúc đẩy sự phát triển, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Vậy giữa 2 loại phân đó là phân trùn quế và phân hóa học — một loại tác dụng chậm nhưng bền vững, một loại mang lại hiệu quả “ăn ngay” nhưng có hậu quả khôn lường. Ta nên chọn loại phân nào? Hãy cùng làm một so sánh nhỏ về phân trùn quế và phân hóa học để dễ lựa chọn hơn nhé!

So sánh phân trùn quế và phân hóa học

So sánh phân trùn quế và phân hóa học

So sánh phân trùn quế và phân hóa học

Phân trùn quế và phân hóa học được hiểu như thế nào? 

Để so sánh được 2 loại phân này thì trước tiên ta hãy nêu qua khái niệm về phân trùn quế và phân hóa học. Phân trùn quế được xếp vào loại phân hữu cơ, phân được tạo ra từ chất thải của trùn quế rau khi ăn phân và rác hữu cơ. Vì thức ăn chính của trùn là phân động vật và rác hữu cơ. Do vậy phân trùn quế rất an toàn và tốt cho cây trồng. Còn phân hóa học được gọi là phân vô cơ được sản xuất theo quy trình công nghiệp. Để sản xuất phân hóa học, người ta có sử dụng thêm nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. Các loại phân hóa học mà ta thường thấy là phân đạm, phân lân…

Sự khác nhau cơ bản của 2 loại phân phổ biến hiện nay

Nguồn gốc: Xét về nguồn gốc thì phân trùn quế có nguồn gốc tự nhiên, đó là chất thải của trùn quế. Trùn quế sau khi ăn thức ăn thì phân giải trong ruột sau đó thải ra. Còn phân hóa học có nguồn gốc từ khoáng chất thiên nhiên hay hóa chất.

Thành phần dinh dưỡng: Phân trùn quế gồm các hợp chất hữu cơ như humic, fulvic, axit amin, dinh dưỡng đa, trung và vi lượng… Phân hóa học chứa các chất vô cơ N, P, K… Dựa vào dinh dưỡng mà phân hóa học có thể chia thành các loại như phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp…

Liều lượng: Phân trùn quế là phân tự nhiên tốt cho cây trồng. Nên dù có bón nhiều cũng không nóng, ngộ độc cây. Nhưng bón nhiều thì rất lãng phí, do đó nên phối trộn với 70% đất sạch và 30% phân. Mỗi loại cây có liều lượng bón khác nhau nên mọi người chú ý nhé. Còn phân hóa học thì cần bón theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Mức độ hao hụt: Phân trùn quế ít khi bị hao hụt. Nhưng phân hóa học thì cây chỉ hấp thụ tối đa 40%. Còn 60% đã bị hao hụt do rửa trôi, bay hơi, bị keo đất giữ chặt.

Tác động của phân trùn quế và phân hóa học như thế nào?

Phân trùn quế và phân hóa học — So sánh 2 loại phân phổ biến hiện nay

Tác động của phân trùn quế và phân hóa học như thế nào?

Đối với cây trồng: Với phân trùn quế thì sẽ có hiệu quả chậm, từ từ nhưng lâu bền. Sử dụng một thời gian dài vừa tốt cho cây. Vừa giúp đất phì nhiêu, cải tạo đất. Còn phân hóa học thì hiệu quả tức thời và ăn ngay nhưng dễ mất tác dụng.

Tác động lên môi trường: Bón phân trùn quế nhiều không gây hại cho cây và môi trường. Còn nếu lạm dụng phân hóa học sẽ để lại hậu quả khôn lường. Phân hóa học sẽ khiến đất thoái hóa, bạc màu, mất dinh dưỡng. Quan trọng là phân hóa học còn gây ô nhiễm môi trường, gây ngộ độc cho con người.

Ưu và nhược điểm của 2 loại phân này là gì?

Ưu điểm

  • Phân trùn quế: Ưu điểm của phân trùn quế là kích thích cây phát triển, cung cấp dinh dưỡng cho cây. Đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường. Không làm giảm chất lượng nông sản và không ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Phân trùn quế vừa có công dụng giúp cây phát triển vừa là giải pháp cải tạo đất hiệu quả.
  • Phân hóa học: Có tác dụng nhanh, dễ sử dụng và không tốn quá nhiều thời gian.

Nhược điểm

  • Phân trùn quế: Thời gian tác dụng chậm.
  • Phân hóa học: Giá thành cao. Sử dụng nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. Gây thoái hóa đất.

Cây trồng rất cần phân bón để phát triển. Nhưng cần cân nhắc để sử dụng phân phù hợp và hợp lý. Mong bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan về phân trùn quế và phân hóa học.

Bài liên quan: