Đến lúc bạn muốn trồng cây khác hoặc thay chậu cho cây, bạn tự hỏi là liệu có thể tái sử dụng đất trồng trong chậu hay không? Đất trồng cũ trong chậu cũng tốn khá nhiều chi phí, bạn không biết nên vứt bỏ ở đâu (sống ở thành phố, đô thị,…). Để giải quyết nỗi băn khoăn và lo lắng của bạn. Giá Thể đã tìm hiểu và nghiên cứu kỹ để chia sẻ đến các bạn:”Quy trình xử lý để tái sử dụng đất trồng trong chậu”. Cùng đọc bài viết bên dưới để áp dụng tốt cho khu vườn nhà bạn nhé!
Tái sử dụng đất trồng trong chậu có được không?
Có, bạn có thể tái sử dụng đất trồng trong chậu. Miễn là bạn cẩn thận và thực hiện cách bước để bảo quản đất trồng trong bầu đúng cách và bổ sung cho mùa sau. Nếu điều này nghe vẻ tốn nhiều công sức, hãy cùng đọc thêm bài viết về các cách tái sử dụng đất trồng mà không cần phải mua mới.
3 mối quan tâm chính khi tái sử dụng đất trồng
Chất dinh dưỡng đã cạn kiệt
Cây trồng hút chất dinh dưỡng từ đất để sinh trưởng, nếu muốn tái sử dụng đất phải bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.
Đất bị nén, chặt, không tơi xốp
Sau khi thu hoạch hay khi trồng cây, bạn sẽ thấy mức đất thấp hơn so với ban đầu mới trồng. Điều này chứng tỏ, đất trồng đã trở nên bị nén chặt do sự phân hủy của các chất hữu cơ có trong đất. Khi đất bị nén chặt, cây không thể phát triển bộ rễ khỏe mạnh và nước có thể đọng lại trên bề mặt và thoát nước kém.
Khả năng nhiễm mầm sâu bệnh hại cao
Nếu cây của bạn bị bệnh, điều quan trọng là phải xử lý và vứt bỏ đất trồng này và không cố tái sử dụng. Có nhiều cách để xử lý như bổ sung bón thêm phân trùn quế, phơi nắng đất để thanh trùng tiêu diệt tuyến trùng, hạt cỏ dại và các mầm bệnh khác.
Các chất bổ sung để cải tạo và tái sử dụng đất trồng trong chậu
Rêu than bùn
Là rêu, hay rêu sphagnum đã bị nén lại, chìm dưới nước trong nhiều năm và bị phân hủy một phần. Nó hình thành với tốc độ 1cm sau 10-15 năm, khiến nó có vẻ giống một tài nguyên tái tạo tiện dụng. Nhưng rêu than bùn lại phân hủy rất nhanh khiến đất sẽ nhanh bị nén chặt sau 1 khoảng thời gian ngắn.
Xơ dừa
Là một giá thể có thể tái tạo và tồn tại lâu hơn rêu than bùn trong chậu cây của bạn.
Các chất dinh dưỡng bổ sung khác
Một số chất dinh dưỡng thường dùng để cải tạo đất trồng cây trong chậu như phân hữu cơ: phân bò, phân gà, phân trùn quế hoặc một số phân tan chậm như phân NPK tan chậm,…
Làm thế nào để cải tạo đất trồng trong chậu?
Vật liệu chuẩn bị
- Tấm bạt lớn hoặc miếng nhựa
- Cái rây đất (có thể dùng rổ có kích thước mắt 1cm)
- Cào hoặc xới tay
- Xô, chậu có lỗ ở đáy
- Phân bón tan chậm
- Xơ dừa
- Đá perlite (nếu có, để làm cho đất nhẹ hơn)
- Dụng cụ đo pH (máy đo, quỳ tím,…)
- Vôi nông nghiệp
- Phân hữu cơ (phân bò, phân trùn quế)
- Gang tay, khẩu trang
Cách tiến hành
Bước 1: Trải đất lên tấm bạt
Loại bỏ và vứt bỏ đi rễ cũ, thân cây hoặc mảnh vụn khác. Nếu được hãy sàng qua đất 1 lần hoặc cào bằng xới tay để tăng độ tơi xốp của đất.
Bước 2: Xả muối ra khỏi đất
Có rất nhiều người bỏ qua bước này vì họ không nhận ra tầm quan trọng của nó. Muối khoáng tích tụ trong đất, đặc biệt bạn không muốn trồng cây trong chậu cho đến khi nước chảy tự do từ đáy. Đầu lá chuyển sang màu nâu, lá vàng, héo úa và kém phát triển đều là những dấu hiệu cho thấy có thể đất đã bị tích tụ muối khoáng dư thừa. Bạn cần phải rửa sạch đất ngay lúc này.
Chuyển đất vào thùng hoặc chậu có lỗ ở đáy lớn hơn chậu cũ. Đổ đầy nước vào thùng chứa (xô) và bão hòa đất cho đến khi nước chảy tự do dưới đáy. Để đất thoát nước hoàn toàn, sau đó thực hiện lại lần 2. Sau đó, đổ đất ra bạt hoặc tấm nhựa, phơi đất cho khô.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Bước 3: Thêm xơ dừa hoặc đá perlite đã xử lý
Thêm 40% xơ dừa và 10% perlite vào hỗn hợp đất đã phơi khô.
Bước 4: Thêm phân hữu cơ
Rây phân hoặc sử dụng trực tiếp phân bò Tropical và phân trùn quế Tropical đã được xử lý rây sàng. Trộn phân theo tỉ lệ 1:1 để giúp đất trong chậu trở nên màu mỡ.
Bước 5: Kiểm tra pH
Nếu pH dưới 5,5 hoặc trên 7,5 bạn cần phải điều chỉnh để đảm bảo cây trồng bạn hấp thụ chất dinh dưỡng trong đất.
Đất trồng thường trở nên chua hơn, nên cần bổ sung thêm vôi sau khi canh tác.
Bổ sung thêm men Trichoderma để tăng vi sinh vật có lợi cho đất
Bước 6: Bổ sung phân bón nhả chậm
Bước 7: Thêm đủ nước (làm ẩm nhẹ) vào đất và đậy kín ủ
Bạn cần tiến hành đậy kín và ủ ít nhất 2 tuần. Sau 2 tuần, đất của bạn có thể tái sử dụng đất trồng cây mới.
Trên đây là những chia sẻ của Giá Thể về “Quy trình xử lý để tái sử dụng đất trồng trong chậu”. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích giúp các bạn vừa tận dụng được đất trồng cũ vừa tiết kiệm chi phí.
Xem thêm:
Đất sạch đa dụng Tropical premium
- Kích thước bao 61x32x10cm
- Thể tích bao: 20 dm3 ( 11-12kg)
Phân trùn quế Tropical Premium
- Thành phần: 100% nguyên chất từ phân trùn không pha tạp chất
- Thể tích: 5 lít
- Trọng lượng: 3kg
- Kích thước bao bì: DxRxC 37x29x3 cm