Phong lan là một loài hoa đẹp với sắc vóc núi rừng cực kỳ thu hút những tín đồ yêu hoa. Có những chậu lan đơn giản thuần khiết mà lại được mua với giá lên đến “tiền tỷ”. Tuy nhiên, để trồng và chăm sóc tốt cho một chậu lan đúng cách thật không phải dễ. Một trong những yếu tố quan trọng nhà vườn cầm đảm bảo đó là độ pH của chậu. Ở đây, độ pH chính là thang đo được sử dụng để xác định chính xác tính axit hoặc bazơ có trong dung dịch. Một khi độ pH đạt mức không lý tưởng thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thụ dưỡng chất của cây trồng. Vậy, tầm quan trọng của độ pH khi trồng lan là gì? Cách khắc phục ra sao? Cùng giathe.vn tìm hiểu nhé!
1. Hướng dẫn cách kiểm tra độ pH của lan đơn giản
Có rất nhiều cách để nhà vườn tiến hành kiểm tra độ pH của môi trường trồng phong lan. Ta có thể chọn bất kỳ phương tiện nào của cây cũng được. Và một phương pháp phổ biến được nhà vườn áp dụng nhiều nhất đó chính là sử dụng chiếc máy đo cầm tay.
Trước tiên, mọi người cần ngâm giá thể trồng lan trong một chậu nước sạch đã. Sau đó thì ta mới tiến hành kiểm ta độ pH của nước thu được trong chậu. Hoặc ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước tưới trực tiếp lên trên toàn bộ giá thể cũng được nhé. Lưu ý là phải lấy một chiếc chậu hứng thêm phía dưới. Bằng cách này, giathe.vn recommend mọi người nên sử dụng lượng nước cuối cùng của chu kỳ tưới là tốt nhất.
Tiếp đến, hãy dùng dải pH để việc đo và đọc được chính xác hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp cảm thấy không thực sự hiệu quả thì nên đầu tư hẳn một chiếc máy đo. Làm như vậy thì việc đo đạc sẽ trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Đặc biệt là với những ai trồng nhiều lan, muốn khai thác, tận dụng tối đa tiềm năng của lan cho kinh tế đấy nhé.
2. Đâu mới là độ pH lý tưởng cho lan?
Đây là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhà vườn. Thông thường thì mọi loại phong lan đều nên sống trong môi trường có độ pH nằm trong khoảng 5.5 đến 6.5. Tính axit ở mức nhẹ nhàng vừa đủ, không nên quá mạnh. Và trong bất kỳ một chậu lan nào cũng thế thôi, độ pH cơ bản đều được hình thành từ nước, phân bón và môi trường trồng. Đây đều là các yếu tố chủ đạo, phối hợp với nhau để giúp ta xác định độ pH trong chậu cụ thể và chính xác nhất.
Một số giá thể trồng lan phổ biến như là vỏ thông, vỏ cây linh sam. Chúng có độ axit tự nhiên và độ pH ở mức bình thường, chỉ nằm trong khoảng từ 4.0 đến 5.0 mà thôi. Còn riêng đối với vỏ của cây phong lan thì khác, độ pH của nó vốn thấp hơn so với các giá thể còn lại. Điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là phong lan của bạn cần phụ thuộc vào hai yếu tố chính đó là nước và phân bón. Nó sẽ giúp nâng độ pH lên đạt mức tối ưu.
3. Cách giảm độ pH ở phong lan hiệu quả
Như chúng ta đã phân tích trên, độ pH của giá thể sẽ gặp khá nhiều thách thức. Bởi đơn giản là các giá thể trồng lan đang phát triển đều bị mai một dần theo thời gian. Do đó, việc độ pH giảm sút là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí là chúng còn giảm mạnh. Nếu bạn sử dụng giá thể trồng lan là vỏ thông thì độ pH sẽ giảm đi đáng kể. Do đó, nhà vườn cần tiến hành thêm pH từ nước, phân bón. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể làm tốt điều này do nhiều lý do khác nhau.
Trong trường hợp ta sử dụng các dòng vỏ thông ngoại nhập thì độ pH sẽ được điều chỉnh hợp lý hơn. Tất cả những giá thể này đều có tác dụng cung cấp một môi trường tối ưu cho lan phát triển. Vỏ thông sẽ đảm bảo xử lý tốt cấu trúc cứng bên trong của chúng. Do vậy sẽ tránh được sự thoái hóa pH có thể xảy ra.
Ngoài ra, nhà vườn cũng nên bổ sung, cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng từ phân bón. Một khi bạn cảm thấy lan của bạn đang phát triển không tốt thì hãy ưu tiên kiểm tra độ pH nhé. Và trong một vài trường hợp, quyết định thay thế giá thể là vô cùng cần thiết. Nó sẽ có đủ điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khỏe mạnh của lan. Loại được nhà vườn highly recommend là vỏ thông.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của giathe.vn về tầm quan trọng của độ pH khi trồng lan. Hi vọng bài viết này là bổ ích và có ý nghĩa với mọi người. Chúc thành công nhé!
Tham khảo thêm tại đây: