Trồng nấm hương trên mùn cưa là kỹ thuật trồng nấm hiện đại. Việc tận dụng mùn cưa giúp đảm bảo độ ẩm, môi trường dinh dưỡng để Nấm Hương phát triển khỏe mạnh, năng suất cao
Nhu cầu về Nấm Hương luôn tăng cao nhờ vào những dược chất quý giá có trong loại nấm này. Bà con cũng bắt đầu trồng nấm Hương nhiều hơn, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trồng nấm Hương. Đây là loại nấm khó trồng với yêu cầu cao về độ ẩm, nhiệt độ và môi trường dinh dưỡng.
Một trong những phương pháp trồng nấm Hương phổ biến và được nhiều người áp dụng là trồng trên giá thể mùn cưa. Để giúp bà con hiểu rõ hơn về kỹ thuật trồng nấm Hương trên mùn cưa, mời quý vị xem qua bài viết sau.
Tìm hiểu về đặc điểm sinh học của Nấm Hương
Nấm Hương là loại nấm khá nổi tiếng trong dân gian và được các thầy thuốc đem về để làm thuốc. Loại nấm này mọc trên thân gỗ và ưa thích khí hậu ôn đới gió mùa. Chúng mọc tốt ở nhiệt độ khoảng 15 độ C cho đến 24 độ C. Cụ thể:
- Độ ẩm cơ bản: 70 – 75%
- Độ ẩm không khí: Lớn hơn 80%
- Độ pH: Trung tính
Giai đoạn đầu phát triển, nấm Hương không cần nhiều ánh sáng. Chúng cần độ ẩm cao và râm mát để phát triển. Khi cây nấm phát triển ra các quả thể nấm thì chúng sẽ cần nhiều anh sáng hơn.
Yêu cầu khi trồng nấm Hương
Về dinh dưỡng: Nếu nấm Hương thiếu chất sẽ có màu hồng nhạt, bạn nên dùng nguồn Xenlulo bón trực tiếp cho nấm.
Đến giai đoạn phát triển quả thể hoàn chỉnh sẽ cần nhiều chất dinh dưỡng để tạo thành Cuống, phiến và mũ nấm.
Về chăm sóc, Nấm Hương là loại nấm đa dạng về chủng loại và kích thước quả thể, vì vậy bạn cần có chế độ chăm sóc khác nhau.
Nấm Hương cần được trồng và chăm sóc trong thời gian đủ lâu để phát triển đến kích thước lớn nhất. Cần thu hoạch nấm bằng các kỹ thuật tự nhiên, tránh các dụng cụ, máy móc.
Công dụng của Nấm Hương
Với vị ngọt dịu cùng hương thơm ngất ngây, nấm Hương được nhiều chị em yêu thích và chế biến các món ăn ngon, đậm đà.
Có nhiều nước trên thế giới áp dụng kỹ thuật trồng nấm Hương hiện đại và đạt được những kết quả nổi bật như: Triều Tiên, Nhật Bản, Hàn Quốc. Thậm chí, tại Việt Nam đã có nhiều gia đình làm giàu từ mô hình trồng nấm Hương. Nếu biết cách trồng và chăm sóc Nấm Hương, loại nấm này sẽ cho năng suất cao và giá trị.
Kỹ thuật trồng nấm Hương trên mùn cưa
Nấm Hương là loại nấm khó trồng và đòi hỏi kỹ thuật trồng khá cao. Nếu như trồng và chăm sóc cây nấm không đúng cách sẽ làm cây sinh trưởng kém, năng suất thấp. Bà con có thể trồng nấm Hương trên giá thể mùn cưa hoặc thân cây gỗ.
Giai đoạn xử lý nguyên liệu
Lựa chọn mùn cưa: Nên chọn loại mùn cưa không bị mốc, hoặc chứa các độc tố, tinh dầu. Mùn cưa nên duy trì ở độ ẩm từ 65 -–70% và gom thành đống từ 300 kg. Ủ mùn cưa trong khoảng 1 tuần và sau 2 – 3 ngày nên đảo đều.
Sau giai đoạn ủ mùn cưa, bạn cần trộn chúng với bột vôi 1,5% hoặc 3% CaCO3 rồi đặt vào túi nilon cột chặt. Túi đựng hỗn hợp mùn cưa nên có cấu tạo chịu nhiệt tốt với kích thước 25x40cm. Mỗi túi mùn cưa tiêu chuẩn sẽ có trọng lượng khoảng 1,5kg.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Giai đoạn thanh trùng túi mùn cưa
Có thể đặt túi mùn cưa vào nồi thanh trùng và cột cổ túi bằng bông hoặc túi nhựa. Có 2 cách làm:
- Dùng nồi AutoClave hấp túi mùn cưa trong 90 phút với nhiệt độ từ 115 – 120 độ C.
- Xây lò hấp theo cấu trúc: Đáy có chảo gang, thân lò được quấn bằng tôn xung quanh với một lớp Ami ăng bảo ôn lớp tôn. Cuối cùng xây gạch bọc bên ngoài. Tiếp theo, bạn dùng than củi để đốt nóng lò. Cho các túi mùn cưa vào lò hấp cách thủy tinh trong thời gian nửa ngày với nhiệt độ sôi 100 độ C.
Giai đoạn cấy giống nấm Hương
Sau khi thanh trùng các túi mùn cưa, bạn tiến hành phơi khô và làm nguội các túi này. Tiếp theo, bạn lựa chọn các cây giống nấm Hương rồi cấy vào các túi mùn cưa với tỷ lệ 3% đều khắp túi. Trung bình mỗi túi mùn cưa sẽ chứa khoảng 20g giống.
Giai đoạn ươm giống và chăm sóc
Sau khi cấy thành công hạt mầm nấm Hương, bạn sẽ chuyển các túi mùn cưa này vào giàn ươm với nền nhiệt độ khoảng 25 độ C.
Lưu ý nên chuẩn bị môi trường giàn ươm sạch sẽ, thông thoáng với lượng ánh sáng vừa đủ.
Mỗi giàn ươm sẽ được bố trí từ 4 – 6 tầng với khoảng cách giữa các tầng là 50cm. Mỗi bịch trên giàn sẽ cách nhau từ 7 – 10cm.
Thời gian ươm mỗi túi mùn cưa sẽ vào khoảng 2 tháng. Sau đó các sợi nấm sẽ phát triển và ngấm dần vào túi mùn cưa tạo thành một màu trắng nhạt.
Giai đoạn này bạn cần lưu ý đến sự thông thoáng của giàn ươm. Cần loại bỏ ngay những túi mùn cưa bị nhiễm nấm mốc.
Ngoài ra bạn cũng nên đề phòng chuột tấn công khiến cho vườn ươm bị thiệt hại nặng.
Quá trình chăm sóc và thu hái nấm hương
Khi nấm chuyển từ dạng sợi sang giai đoạn hoàn thiện, bạn nên chuyển các túi mùn cưa này sang một phòng chuyên biệt và mở miệng túi rộng ra.
Phòng mới sẽ có ánh sáng tốt hơn và nhiệt độ từ 20 – 24 độ C, cùng với độ ẩm không khí trên 80%. Nên lắp đặt hệ thống tưới phun sương với tần suất tưới khoảng 3 lần/ngày.
Thời gian thu hoạch kể từ khi chuyển sang phòng mới là từ 2 tuần. Trung bình từ khi bắt đầu gieo mầm đến khi thu hoạch hết sẽ kéo dài tới 5 tháng. Quá trình chăm sóc cần được thực hiện kỹ lưỡng và cung cấp đủ lượng nước.
Bạn nên chia nhỏ lượng nước tưới và tưới nhiều lần trong ngày. Khi cây nấm Hương phát triển, cần thay đổi nhiệt độ và tăng ánh sáng nhằm kích thích quả thể phát triển.
Mỗi kỳ thu hoạch, năng suất mỗi túi mùn cưa sẽ đạt từ 500 – 800g nấm tươi. Bạn có thể sấy khô hoặc tiêu thụ ngay.
Trên đây là kỹ thuật trồng nấm Hương trên mùn cưa mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bà con. Bà con có thể áp dụng ngay cho vườn nấm nhà mình để nâng cao năng suất nhé.