Trồng rau sạch tại nhà hiện nay đang là một mô hình được mọi người ưa chuộng và cực kỳ phổ biến. Ở khu vực nông thôn, trồng rau sạch với quy mô rộng nhằm phục vụ cho bữa ăn hằng ngày. Đồng thời cũng cũng góp phần phát triển kinh tế khá hiệu quả. Còn riêng với khu vực thành thị, trồng rau sạch thường được ứng dụng trồng trên ban công, sân thượng, trong thùng xốp. Rau xanh quả thực là nguồn thực phẩm, dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mọi người. Vậy thì yếu tố quan trọng nhất của đất trồng rau sạch là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay nhé.

Bật mí 5 yếu tố quan trọng nhất của đất trồng rau sạch

Cấu tạo của đất trồng

5 yếu tố quan trọng nhất của đất trồng rau sạch 1

Cấu tạo của đất trồng

Yếu tố quan trọng nhất của đất trồng rau sạch đầu tiên đó là cấu tạo đất. Một số đất trồng dày như là đất sét thì sẽ có rất ít không khí bên trong. Và điều đó làm cho rau xanh của bạn khó sinh trưởng, phát triển kém. Nhưng ngược lại, nếu là đất cát thì sẽ khác. Không khí bên trong là quá nhiều dẫn đến hiện trạng các chất hữu cơ quan trọng bị phân hủy nhanh chóng hơn. Vậy, việc cải thiện cấu trúc của đất trồng rau là công tác thiết yếu để giúp bộ rễ cây phát triển mạnh, dễ dàng.

Thế thì làm sao để cho đất trồng ít cát hơn? Rất đơn giản, nhà vườn hãy tiến hành trộn khoảng chừng 5 – 7 cm phân bón hữu cơ vào phân đất. Dùng thêm lá, cỏ khô, rơm rạ hay vỏ cây để phủ xung quanh nữa nhé. Trường hợp đất sét nặng thì hãy đảm bảo hệ thống thoát nước tốt và dùng thêm 2 – 4 cm phân hữu cơ.

Nước

Yếu tố quan trọng nhất trong đất trồng rau sạch tiếp theo là nước. Rõ ràng: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Nước quả thực là điều không thể thiếu đối với mọi cây xanh. Thường thì một nền đất tối sẽ chứa khoảng chừng 25% là nước. Nhà vườn cần có công tác bổ sung, cung cấp nước thường xuyên, đầy đủ cho rau màu. Bên cạnh đó thì kiểm tra kỹ các hệ thống thoát nước. Tránh tình trạng đất trồng dư thừa nước và gây ngập úng, thối rễ, chết rau xanh.

Không khí trong đất trồng

Nói đến yếu tố quan trọng nhất của đất trồng rau xanh thì không thể không nhắc đến không khí. Và cũng giống như con người chúng ta, thực vật muốn sống thì cần có không khí. Cả bên trên mặt đất cho quang hợp vả cả bên trong đất trồng. Oxy trong đất là cực kỳ quan trọng đối với các hệ vi sinh vật có lợi.

Tất nhiên, cây xanh sẽ phát triển xanh tốt, khỏe mạnh hơn nhiều nếu như đất trồng có một lượng không khí vừa đủ để sử dụng. Như đã nói, đất trồng rau sạch tại nhà lý tưởng chứa khoảng 25% là không khí. Vì vậy, hãy bón phân hữu cơ để hỗ trợ, giúp cân bằng. Ngoài ra, ta cũng không nên nén đất chặt quá hoặc là dẫm lên trên đất trồng đâu nhé.

Chất dinh dưỡng của đất

5 yếu tố quan trọng nhất của đất trồng rau sạch 2

Chất dinh dưỡng của đất

Sẽ thật thiếu sót nếu như bạn không đề cập đến yếu tố quan trọng nhất của đất trồng rau sạch là dinh dưỡng. Vậy, một phương pháp từ ngàn xưa mà ông cha ta vẫn hay thực hiện, đơn giản, hiệu quả nhất là bón phân. Có thể tham khảo thông tin sau:

Đối với đất trồng có độ cơ giới nặng, ta tập trung bón nhiều phân hữu cơ. Bên cạnh đó hãy vùi nông. Với đất cơ giới nhẹ, nhiều cát thì lại khác. Chỉ nên bón một lượng phân hữu cơ ít, vùi sâu và bón rải rác nhiều lần. Trường hợp đất kiềm thì nhà vườn tuyệt đối không nên bón phân mang tính kiềm, đất chua không bón phân mang tính axit. Cuối cùng là đất có độ phù nhiêu thấp và chai cứng. Hãy bổ sung phân hữu cơ để giúp gia tăng độ phì, cải thiện độ mùn của đất trồng rau xanh nhé.

Độ pH của đất

Vậy với độ pH thì sao? Khi đất trồng rau sạch của bạn là đất chua, hãy tiến hành cải thiện bằng vôi bột. Chỉ cần rải đều một lượng vôi lên trên, trộn đều là được. Nếu đất trồng quá sâu, hãy dùng cào răng xới khoảng độ 5 – 10 cm. Cuối cùng, ta tưới nước từ từ. Không nên tưới một lần, tưới nhiều lần để vôi bột được hòa tan vào đất. Như thế thì tác dụng, hiệu quả vượt trội hơn nhé.

Kết luận

Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của giathe.vn về 5 yếu tố quan trọng nhất của đất trồng rau sạch. Hi vọng bài viết này là bổ ích và có ý nghĩa với mọi người. Xin cám ơn và chúc thành công!

Xem thêm

Quy trình làm đất trồng rau sạch tại nhà

7 yếu tố quan trọng nhất của đất trồng cây nội thất