Trong thế giới tự nhiên muôn màu muôn vẻ, thế nhưng chắc hẳn cái tên cây đinh lăng đã không còn là xa lạ với mọi con người Việt Nam nữa. Cây đinh lăng với dáng hình mảnh mai, vẻ đẹp tươi xanh cùng nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Đặc biệt, cây còn mang những ý nghĩa phong thủy hết sức tuyệt vời cho gia chủ. Đó là lý do mà cây được trồng rộng rãi, phổ biến như thế. Hơn cả, bạn vừa có thể trồng với mục đích thu hái lá, thu hoạch quả hay thậm chí là làm cây kiểng nội thất. Vậy thì một số lưu ý khi chăm sóc cây Đinh Lăng này là gì? Làm thế nào để cây luôn khỏe mạnh và không sâu bệnh? Cùng theo dõi bài viết của Giathe.vn để rõ hơn nhé.
Tìm hiểu tổng quan về cây Đinh Lăng
Trước khi đến với một số lưu ý khi chăm sóc cây Đinh Lăng, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại cây đặc biệt này. Một cái tên quá đỗi thân quen, không phải vì nó đẹp một cách xuất sắc, cũng không phải vì nó quá hoàn hảo, đơn giản vì mang đến những công dụng hữu ích cho cuộc sống con người.
Cây Đinh Lăng hay còn được gọi với tên gọi khác là cây gỏi cá. Hiện nay, cây được trồng rộng rãi trên khắp mọi vùng miền Việt Nam. Mà công dụng chính là dùng làm cảnh và làm bài thuốc dược liệu tự nhiên giúp chữa bệnh.
Có nhiều loại Đinh Lăng khác nhau, không phải chỉ duy nhất một. Phải kể đến như là Đinh Lăng lá tròn, Đinh Lăng lá nhỏ, Đinh Lăng rang,… Điểm chung là tất cả đều có hương thơm dịu nhẹ, dễ chịu. Và trong số đó, Đinh Lăng lá nhỏ là loại được sử dụng, ứng dụng nhiều nhất.
Cây Đinh Lăng cùng một họ với củ nhân sâm, thân nhỏ. Chiều cao trung bình mà cây có thể đạt đến là từ 1 – 2m. Cành cây mọc so le và trên những chiếc lá nhỏ có răng cưa hơi nhọn. Hoa đinh lăng bé bé, xinh xinh với gam màu lục nhạt hoặc cũng có khi màu trắng. Quả mọc thành từng chùm, hình trứng, màu bạc và có thêm vòi tạo điểm nhấn.
Bật mí ý nghĩa phong thủy tốt lành của cây Đinh Lăng
Nói đến cây Đinh Lăng, nhất định không thể bỏ qua những ý nghĩa phong thủy tốt lành của nó. Nhiều gia đình hiện đại tin tưởng và lựa chọn cây Đinh Lăng cho mục đích bày biện, trang trí nội thất.
Bởi lẽ, theo chuyên gia phong thủy thì cây kiểng mang đến một nguồn năng lượng tích cực và dồi dào. Nhờ vậy mà không gian sống thật trong lành, thoải mái và giúp mọi người làm việc, học tập hiệu quả. Đặc biệt là tạo cơ hội được gần gũi, gắn kết với thiên nhiên nhiều hơn.
Bên cạnh đó, cây Đinh Lăng còn có ý nghĩa giúp ngăn chặn những điềm xấu, những điều không may. Và đồng thời thu hút tài lộc, may mắn cho gia chủ.
Một số lưu ý khi chăm sóc cây Đinh Lăng xanh tốt tại nhà
Ánh sáng
Với đặc điểm sinh trưởng của cây Đinh Lăng thì đây là cây kiểng có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt nhất trong điều kiện môi trường có nhiều ánh sáng. Bạn hãy ưu tiên đặt cây ở những vị trí đón nắng thuận lợi. Ví dụ như là trồng ở sân tầng cao hay hiên tầng cao sẽ cực kỳ phù hợp. Thế nhưng, lưu ý một điều là tránh đặt cây ở gần cục nắng điều hòa. Điều này thật sự không tốt với sức khỏe cây kiểng đâu nhé.
Một số lưu ý khi chăm sóc cây Đinh Lăng vào mùa hè đấy là hãy di chuyển chậu trồng. Hoặc là sử dụng lưới che nhằm mục đích che chắn, bảo vệ cây. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng cây trồng bị cháy lá và héo úa trong điều kiện ánh nắng gay gắt, chói chang.
Nước tưới
Một số lưu ý khi chăm sóc cây Đinh Lăng nhất định phải chú ý đến công tác tưới nước. Tầm quan trọng của nước tưới có lẽ không cần phải bàn nhiều. Bởi nước giúp duy trì sự sống, sự phát triển xanh tươi của cây. Đặc biệt là tham gia vào các quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể thực vật.
Vậy nên, kỹ thuật tưới nước cho Đinh Lăng đúng cách là phải tưới thường xuyên, đều đặn để giúp đất luôn luôn đủ ẩm. Như thế thì hệ thống rễ cây mới dễ dàng thích nghi tốt với môi trường sống mới của nó.
Vào giai đoạn cây Đinh Lăng đã phát triển, bạn hãy kiểm tra độ ẩm của đất để kịp thời cung cấp, bổ sung nước tưới một lượng thích hợp. Thông thường vào mùa nóng, tiết trời khô ráo thì mỗi ngày ta tưới nước cho cây một lần. Còn vào mùa đông, mùa mưa nhiều thì độ ẩm trong không khí là cao. Do vậy mà tần suất tưới giảm còn hai ngày một lần. Tưới vào thời điểm sáng sớm hay chiều tối mát mẻ.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Trường hợp bạn trồng cây ngoài vườn thì cần phải chú ý xem mùa mưa cây có bị ngập úng, thối rễ không. Có biện pháp xử lý tốc độ thoát nước một cách nhanh chóng, hiệu quả. Ngoài ra, khuyến khích tận dụng luôn nguồn nước vo gạo. Trong nước vo gạo có nhiều dưỡng chất cực tốt cho sức khỏe và sự phát triển cây xanh.
Phân bón
Phân bón cung cấp dinh dưỡng đa dạng, dồi dào và phong phú nuôi cây xanh tốt, có sức đề kháng cao, năng suất. Vậy, trước lúc trồng cây Đinh Lăng thì nhà vườn nên trộn phân bón hữu cơ vào đất trồng. Như vậy thì sau này sẽ không cần phải thực hiện bón lót thêm ở bên dưới đáy chậu trồng nữa.
Trong suốt quá trình cây sinh trưởng, phát triển, ta không cần phải bón quá nhiều phân cho cây Đinh Lăng. Nhu cầu dinh dưỡng đối với cây Đinh Lăng không cao như vậy. Bạn chỉ cần sử dụng nguồn phân bón hữu cơ như phân trùn quế bón khu vực xung quanh bề mặt gốc cây. Tần suất bón là 3 tháng 1 lần. Hoặc không là bón khi nhận thấy rễ cây bắt đầu bị trồi lên trên mặt đất.
Ngoài ra, nhà vườn có thể chủ động cắt tỉa bớt cành lá của cây Đinh Lăng nếu như cây phát triển quá um tùm, quá dày, quá rậm rạp. Như thế sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho cây tập trung phát triển đúng bộ phận cần thu hoạch, khai thác.
Sâu bệnh hại
Sâu bệnh hại luôn là một nỗi lo lắng với rất nhiều nhà vườn và tín đồ mê cây kiểng. Bởi chúng có thể xuất hiện và gây hại trên cây trồng bất cứ lúc nào. Chỉ cần một chút chủ quan hay lơ là thôi cũng khiến sức khỏe cây trồng bạn suy giảm. Và thậm chí cây có thể chết.
May mắn thay, Đinh Lăng là cây trồng ít khi gặp phải tình trạng sâu bệnh hại. Tuy nhiên, thời điểm mới trồng cây ban đầu thì cây còn non, yếu. Lúc này trên cây thường xuất hiện sâu ăn ngọn lá và sâu ăn vỏ cây. Vậy nên nhà vườn cần tinh tế, thường xuyên theo dõi, quan sát để kịp thời bắt bỏ chúng đi.
Ngoài ra, với kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây lâu năm Giathe.vn nhận thấy rất hiếm khi gặp phải những trường hợp rệp sáp hút nhựa trên vỏ thân của cây Đinh Lăng. Trường hợp nếu gặp thì ta có thể sử dụng những loại thuốc xịt chuyên dụng. Sau đó phun thẳng trực tiếp lên thân cây Đinh Lăng để đạt hiệu quả phòng trừ tốt nhất.
Bên cạnh đó, có một điểm mà bạn cần chú ý. Đó là khi cây Đinh Lăng rơi vào tình trạng bị héo lá, rụng lá, cháy lá thì có nghĩa là cây đang bị thiếu ánh sáng tự nhiên trong một thời gian dài. Song, cây cũng có thể bị thiếu nước tưới nữa. Đồng thời, khả năng cao rễ cây cũng đã bị thối do bị úng nước lâu ngày.
Phần kết
Như bạn thấy, một số lưu ý khi chăm sóc cây Đinh Lăng thực cũng không quá khó khăn hay phức tạp như bạn nghĩ. Kỹ thuật chăm cây khá đơn giản mà tin chắc ai cũng có thể làm tốt. Hi vọng bạn sẽ áp dụng những kiến thức, kinh nghiệm mà Giathe.vn chia sẻ một cách hiệu quả. Từ đó có được một chậu Đinh Lăng xanh tốt, khỏe mạnh đúng ý!
Xem thêm: