Cà gai leo được xem là thần dược thiên nhiên giúp trị các căn bệnh liên quan về gan cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt trong xu thế thời đại mới thì những loài cây như cà gai leo càng trở nên quý hiếm và nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Song, cũng đã có không ít người bị nhầm lẫn giữa cà gai leo và cà thông thường. Do vậy mà dẫn đến sự không hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh. Thậm chí tệ hơn là mang đến một số những độc hại, hệ lụy nhất định. Cho nên, nhiều gia đình đã mua giống, săn tìm giống để mang về trồng tại nhà. Vậy, một số lưu ý khi chăm sóc cây cà gai leo này là gì? Nếu bạn cũng quan tâm, theo dõi bài viết này để rõ hơn nhé.

Giới thiệu tổng quan về cây cà gai leo

Một số lưu ý khi chăm sóc cây Cà gai leo 1Trước khi đến với một số lưu ý khi chăm sóc cây cà gai leo, hãy cùng tìm hiểu tổng quan về loài cây được xem là thần dược thiên nhiên này. Một cây cà gai leo đúng chuẩn là dược liệu cần phải có những đặc điểm cơ bản, quan trọng sau đây.

Cây có thân leo, nhỏ và tuổi thọ lâu năm. Thông thường, cây cà gai leo sẽ bám vào thân của những cây trồng khác. Hoặc không sẽ bò sát ngay trên bề mặt đất trồng. Ở thân cây được chia ra làm nhiều nhánh. Khi cây già đi thì hóa gỗ, có thể tận dụng đốt củi làm lửa được. Cành cây có các lông tơ dày bao phủ lấy. Đặc biệt hơn là có những chiếc gai cong cong màu vàng nhạt.

Lá cây cà gai leo hình bầu dục, chúng mọc theo cấu trúc so le. Bên trên bề mặt lá có những chiếc gai nhỏ, mặt dưới có những chiếc lông bé xinh, mịn màu trắng. Hoa của cây màu tím nhạt, mọc thành từng cụm, mỗi cụm có khoảng từ 5 – 7 bông. Quả căng, mọng và có hình cầu.

Thời điểm cây cà gai leo ra hoa thường là vào mùa hạ, cụ thể từ tháng 4 – tháng 5. Còn mùa cây ra quả là mùa thu, từ tháng 7 – tháng 9.

Mách bạn cách phân biệt cà gai leo đơn giản, dễ dàng mà chính xác nhất.

Có thể bạn chưa biết nhưng chính cà gai leo lại là thứ dược liệu thiên nhiên bị nhầm lẫn nhiều nhất. Mà phổ biến hơn cả đó là sự nhầm lẫn với những loại cà thông thường khác. Trong số đó, không ít loại độc hại, gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe của con người. Vậy nên, bạn cần trang bị kiến thức và cách phân biệt cà gai leo một cách chuẩn xác nhất.

Thân cây cà dại thường sẽ cao và lớn hơn so với cà gai leo. Cà gai leo thân nhỏ, có gai và mọc bò. Chiều cao trung bình của cây chỉ đạt khoảng từ 0.6 cho đến 1m mà thôi.

Cá cây cà dại cũng lớn hơn nhiều so với cà gai leo. Mỗi lá của cà dại dài từ 5 – 10cm. Mà trong khi ấy, cà gai leo có lá chỉ dài trong khoảng 3 – 4cm mà thôi.

Quả của cà dại màu vàng, đường kính trung bình từ 10 – 15mm. Nhưng trong lúc đó, cà gai leo có quả chỉ đạt kích thước đường kính trung bình là 5 – 7mm. Một sự khác biệt rõ rệt mà nhất định ai cũng dễ dàng nhận thấy và phân biệt được.

Một số lưu ý khi chăm sóc cây cà gai leo tốt nhất

Một số lưu ý khi chăm sóc cây Cà gai leo 2Nước tưới

Một số lưu ý khi chăm sóc cây cà gai leo xanh tốt, cho năng suất cao trước tiên cần bàn đến yếu tố nước tưới. Việc cung cấp đầy đủ lượng nước, đảm bảo độ ẩm nhất định cho cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi là quan trọng, cần thiết. Nhất là thời kỳ hanh khô và thời điểm mà cây tạo quả, quả sắp vào giai đoạn chín.

Nhà vườn nên tiến hành công tác cung cấp, bổ sung nước tưới thủ công cho cây cà gai leo. Hoặc không có thể sử dụng những hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới tự động tùy vào tình hình và điều kiện thực tế.

Phân bón

Phân bón cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, đa dạng nuôi cây khỏe mạnh. Từ kinh nghiệm nhà vườn cho thấy, bón phân chính là bí kíp để giúp bạn trồng cà gai leo lớn nhanh, mau chín quả. Đặc biệt là phải bón thường xuyên, đều đặn, bón kĩ và bón đủ cho cây dược liệu này. Thế nên, đây là một công đoạn rất rất cần thiết mà nhà vườn phải coi trọng, chú ý.

Bên cạnh việc bón lót thì ta cũng nên kết hợp với bón thúc. Cụ thể sẽ chia ra làm 3 lần, bạn có thể tham khảo ngay sau đây. Lưu ý, đây là liều lượng phân bón áp dụng cho 1 hecta canh tác. Bạn nên xem xét tình hình canh tác thực tế để điều chỉnh, gia giảm tỷ lệ cho hợp lý.

Lần đầu tiên, bón 140 – 180kg phân đạm urê. Khoảng 1 tuần sau thì mang bầu ươm đến vùng canh tác.

Lần thứ hai sẽ bón sau khoảng 20 – 25 ngày trồng. Nhà vườn sử dụng từ 300 – 400kg phân bón NPK cùng với 250 – 300kg phân đạm urê.

Lần thứ ba bón sau 35 ngày trồng cây dược liệu. Lúc này, cũng sử dụng 300 – 400kg phân bón NPK nhưng chỉ kết hợp với 210 – 220 kg phân đạm urê mà thôi.

Qua mỗi thời kì, mỗi một giai đoạn khác nhau trong chu trình sinh trưởng, phát triển của cà gai leo thì lượng phân bón sẽ thay đổi. Đồng thời, ở mỗi một thời Nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng khác nên bạn cần đáp ứng tốt nhất.

Cắt tỉa

Một số lưu ý khi chăm sóc cây cà gai leo cũng đừng quên công tác cắt tỉa này. Thường thì sau tháng 5 là thời kì mà cây cà gai leo sẽ ra hoa. Lúc ấy, cây trồng có xu hướng phát triển và sinh trưởng mạnh mẽ hơn so với bình thường. Đặc biệt, tán cây chùm kín cả luống trông rất um tùm, chiếm không gian và diện tích.

Đó là lý do mà bà con nhà vườn cần chủ động cắt tỉa cành, tạo hình cho cây. Đồng thời, thực hiện thu hoạch trước một phần. Như thế sẽ giúp tạo điều kiện tốt nhất để cây có thêm không gian quang hợp hiệu quả.

Từ tháng 7 – tháng 8 thì cây cà gai leo sẽ cho quả, quả chín. Thời điềm này chính là bước vào giai đoạn thu hoạch quan trọng. Kinh nghiệm là nhà vườn hãy cắt bỏ toàn bộ thân, chỉ giữ lại một khoảng. Khoảng này nên cách gốc cây từ 15 – 20cm. Như thế sẽ giúp cây thuận lợi sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao trong những vụ mùa kế tiếp đó.

Diệt cỏ

Nhà vườn muốn chăm cây cà gai leo luôn tươi tốt, không gặp phải các vấn đề về sâu bệnh hại thì hãy chủ động diệt cỏ thật sạch. Ngăn ngừa cỏ dại bằng cách phủ gốc với các chất hữu cơ tự nhiên.

Ngoài ra, cứ sau mỗi một trận mưa to thì ta cần thực hiện xới phá váng. Như thế sẽ giúp ngăn ngừa, hạn chế tối đa các mầm cỏ nhú lên, sinh trưởng và phát triển. Trong năm sẽ có 2 vụ diệt cỏ chính. Đó là từ tháng 1 – tháng 2 và từ tháng 8 – tháng 9 mọi người chú ý nhé. Song, khuyến khích kết hợp với gốc mỗi năm 2 – 3 lần cho đạt hiệu quả tối đa.

Sâu bệnh

Như đã biết từ trước, đặc điểm sinh trưởng của cà gai leo là một cây dược liệu với sức sống tiềm tàng mãnh liệt, mạnh mẽ. Đặc biệt may mắn hơn khi cây ít khi mắc phải các tình trạng sâu bệnh gây hại, tấn công. Cho nên việc phòng trừ trên cây cũng khá đơn giản và dễ dàng.

Tuy nhiên, ta cần chú trọng hơn vào giai đoạn khi cây còn non, nhỏ. Một số loài sâu bệnh vẫn sẽ xuất hiện để cắn phá, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng. Ví dụ tiêu biểu như là sâu róm, sâu đo hay là sâu đục thân,…

Trong trường hợp bạn nhận thấy mật độ sâu bệnh đang còn ít, còn thưa thớt thì có thể tự tiêu diệt thủ công. Cụ thể là bắt bằng, bằng bẫy hay là thuốc sinh học an toàn, lành tính. Chỉ khi tình trạng nặng nề, gây nguy hại lớn thì mới dùng đến các sản phẩm hóa học đặc trị.

Phần kết

Trên đây là những chia sẻ về một số lưu ý khi chăm sóc cây cà gai leo từ kinh nghiệm thực tế. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về cây cũng như chăm cây xanh tốt, khỏe mạnh, cho năng suất cao.

Xin cám ơn vì đã theo dõi, ủng hộ bài viết!

Xem thêm:

Một số lưu ý khi chăm sóc bí ngòi trên sân thượng thu hoạch mệt nghỉ

Những lưu ý khi trồng rau trên sân thượng mà bạn phải biết