Nhắc đến một loại rau gia vị gây ấn tượng đặc biệt, tạo cảm giác ngon miệng nhất thì chắc chắn không thể thiếu rau răm. Rau răm – Rau gia vị thân thuộc, phổ biến thường có mặt trong nhiều bữa ăn của gia đình. Với hương vị hơi chan chát nhẹ cùng một chút se cay, rau răm đã thực sự chinh phục được vị giác của những thực khách khó tính. Song, trong đời sống, rau xanh này còn mang đến nhiều công dụng hữu ích. Phải kể đến như là kích thích hệ tiêu hóa, chữa vết rắn cắn hay là chữa sốt. Trong xu thế thời đại mới, mô hình trồng rau hữu cơ trở nên thịnh hành hơn bao giờ hết. Đó là lý do mà nhiều nhà vườn chọn trồng rau răm tại nhà. Vậy, kỹ thuật trồng rau răm đúng chuẩn là gì?

Công đoạn chuẩn bị trồng rau răm cần có những gì?

Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau răm chuẩn nhất 1Trước khi đến với kỹ thuật trồng rau răm, chắc chắn rồi, bạn không thể bỏ qua công đoạn chuẩn bị ban đầu. Công tác chuẩn bị sẽ giúp quá trình trồng rau diễn ra thuận lợi, hiệu quả cao.

Đất trồng rau răm

Thực tế, rau răm là rau xanh có thể được trồng trên nhiều môi trường đất trồng khác nhau. Cây có khả năng thích ứng và duy trì sự sống khá tốt. Thế nhưng, nhà vườn tốt nhất vẫn nên hiểu rõ đặc tính sinh trưởng của cây để chọn đất trồng phù hợp. Từ đó tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.

Đây là cây có đặc điểm ưa nước, cực kỳ phù hợp với môi trường đất sình và trũng. Có nhiều phương pháp chuẩn bị đất trồng khác nhau. Nếu là người đã có kinh nghiệm, bạn hoàn toàn có thể tự tay trộn sẵn đất ở nhà. Hoặc không hãy đến các cửa hàng vật tư nông nghiệp uy tín, chất lượng tại địa phương để mua sản phẩm.

Ưu tiên lựa chọn đất thịt và trồng cây ở các khu vực ẩm ướt. Nếu trồng tại nhà, ta có thể phối trộn đất sạch dinh dưỡng với các giá thể hữu cơ an toàn, tự nhiên. Gợi ý tham khảo phân bò, phân gà, vỏ trấu, xơ dừa, mùn hữu cơ hay than bùn,… Ở đây, bạn có thể tham khảo công thức trộn đất với tro trấu và phân trùn quế. Kết hợp ba chất trồng với tỷ lệ lần lượng là 4:3:3.

Ngoài ra, bạn hãy bón lót vôi cho đất trồng rau răm rồi tiến hành phơi ải đất trong thời gian từ 7 – 10 ngày. Đây là cách để giúp ta xử lý tối ưu những mầm bệnh hay tác nhân gây hại tiềm ẩn.

Dụng cụ trồng rau răm

Tiếp theo, không thể thiếu trong kỹ thuật trồng rau răm đấy là các dụng cụ trồng. Ta tận dụng ngay các thùng xốp hay chai lọ bỏ đi để làm vật dụng trồng rau răm. Đây là cách để bạn tiết kiệm chi phí cũng như bảo vệ môi trường sống của mình.

Một điều quan trọng hơn cả đó là thiết kế lỗ thoát nước bên dưới các dụng cụ trồng (nếu chưa có). Như thế sẽ giúp tránh được tình trạng gây bị ngập úng gây thối rễ, chết cây.

Chuẩn bị giống rau răm chất lượng

Đến với một bước quan trọng đó là chuẩn bị hạt giống. Hiện nay, nhà vườn có nhiều phương pháp cũng như cách trồng rau răm khác nhau. Thế nhưng, để nói cách đơn giản, phổ biến mà hiệu quả nhất thì đó là trồng bằng hạt giống và giâm cành.

Nhà vườn có thể căn cứ vào mục đích, điều kiện, tình hình canh tác thực tế để lựa chọn kỹ thuật trồng rau răm phù hợp.

Ở đây, Giathe.vn có thể chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm hữu ích như sau:

Nếu như chọn kỹ thuật trồng rau răm bằng gieo hạt thì hãy đến các cửa hàng hạt giống uy tín để mua. Như thế sẽ giúp đảm bảo chất lượng, năng suất rau màu. Và đặc biệt là tỷ lệ nảy mầm của hạt giống cũng sẽ tốt hơn, cao hơn.

Nếu như chọn kỹ thuật trồng rau răm bằng giâm cành thì lại khác. Ưu tiên cắt những cành cây mập mạp, khỏe mạnh và nhất là không bị sâu bệnh hại. Mỗi cành như vậy bạn cắt dài từ 12 – 15cm là đủ. Đồng thời đảm bảo số mắt từ 5 – 6 mắt. Lưu ý, khi chọn cành để cắt thì hãy cắt cành không quá non và cũng không quá già.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau răm chuẩn nhất cho nhà vườn

Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau răm chuẩn nhất 2Kỹ thuật trồng rau răm bằng cành

Đầu tiên, ta cùng đến với kỹ thuật trồng rau răm vằng cành. Trước hết, mọi người hãy cho toàn bộ đất trồng vào trong khay, chậu hay là thùng xốp đã chuẩn bị sẵn. Dùng một chiếc dũa tạo lỗ trồng cây. Cành rau rằm cắm xuống đất. Sau đó ta chỉ lấp lại đất cao khoảng chừng 2/3 so với tổng chiều cao đoạn cành mà thôi. Dậm lại cho thật chặt phần gốc rồi tưới nước cho cây để đảm bảo đủ độ ẩm.

Trong vòng 10 ngày đầu tiên là giai đoạn quan trọng của cây trồng. Bạn cần che chắn, tạo một môi trường thông thoáng, mát mẻ nhất cho rau răm. Đồng thời, duy trì chế độ tưới nước thường xuyên, đều đặn để giữ ẩm. Song, lưu ý không được tưới quá mức rất dễ gây ra tình trạng ngập úng và thối rễ đấy.

Sau khoảng thời gian 10 ngày đầu, bạn sẽ thấy rõ rau răm tăng trưởng, phát triển mạnh mẽ. Cây lúc này đã bắt đầu bén rễ, lá cây cũng xanh hơn và ngọn dần dần nhú ra rồi.

Kỹ thuật trồng rau răm bằng gieo hạt

Kỹ thuật trồng rau răm bằng cách gieo hạt cũng đơn giản và hiệu quả không kém đâu. Đầu tiên, hạt giống mua về phải ngâm trong nước ấm. Pha nước ngâm có tỷ lệ là 2 sôi: 3 lạnh rồi để trong vòng 3 đến 6 tiếng đồng hồ. Sau khoảng thời gian trên, vớt toàn bộ hạt giống ra để rửa lại với nước sạch. Sử dụng một chiếc khăn vải ẩm để ủ hạt giống trong từ 12 – 24 tiếng đồng hồ tiếp theo.

Tiến hành làm phẳng đất rồi mới gieo hạt giống lên. Chú ý mật độ gieo trồng phải đảm bảo không quá dày cũng không quá thưa thớt. Chủ động cung cấp, bổ sung nước tưới để cấp ẩm đầy đủ. Kết hợp với đó là dùng tấm che cho rau màu.

Khoảng từ 2 – 3 ngày đầu tiên, nhà vườn nên đặt chậu trồng, khay trồng rau răm ở những nơi khô ráo, thông thoáng, mát mẻ. Nếu như có nắng gắt, nắng chói chang thì phải che chắn cho thật kỹ càng. Như vậy mới có thể tạo điều kiện tốt nhất cho hạt nhanh chóng nảy mầm.

Từ 7 – 10 ngày sau là giai đoạn mà hạt giống rau răm bắt đầu nảy mầm. Lúc này, bạn hãy đợt cho cây khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt rồi mới mang ra nắng nhé.

Phần kết

Kỹ thuật trồng rau răm đúng chuẩn như bạn thấy, thật không khó chút nào. Việc trồng rau tại nhà sẽ mang đến cho bạn rất nhiều những lợi ích thiết thực. Vừa giúp những bữa ăn gia đình trở nên thơm ngon, đầy đủ dưỡng chất. Vừa giúp bảo vệ, nâng cao sức khỏe gia đình bằng nguồn thực phẩm hữu cơ, an toàn và chất lượng.

Mong rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà Giathe.vn chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn thành công!

Xem thêm:

Hướng dẫn kỹ thuật trồng húng quế chuẩn nhất cho nhà vườn

Những lưu ý trồng rau trên sân thượng mà bạn phải biết