Chôm chôm, một loại quả ngon ngọt tuyệt vời mà bất kỳ ai cũng yêu thích. Đặc biệt, thức quả được trồng phổ biến, rộng rãi tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới. Và chắc chắn trong đó có Việt Nam ta. Trồng chôm chôm hiện nay đang trở thành nghề mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình. Thực tế hiện nay, chôm chôm có giá trị xuất khẩu rất cao. Thế nhưng để canh tác được những vườn chôm chôm rộng lớn thì không phải dễ. Muốn chăm cây xanh tốt, cho năng suất, chất lượng vượt trội thì nhà vườn phải có đầy đủ kiến thức, tích lũy nhiều kinh nghiệm qua nhiều năm. Vậy thì một số lưu ý khi chăm sóc cây chôm chôm là gì? Hãy theo dõi thông tin trong bài viết này của Giathe.vn để rõ hơn nhé.

Tưới nước cho cây chôm chôm

Một số lưu ý khi chăm sóc cây chôm chôm 1Một số lưu ý khi chăm sóc cây chôm chôm cần kể đến vấn đề nước tưới. Làm thế nào nhà vườn phải đảm bảo cung cấp, bổ sung đầy đủ nước tưới trong suốt quá trình cây sinh trưởng, phát triển. Đặc biệt, nguồn nước tưới tuyệt đối phải là nước sạch, không bị nhiễm mặn. Ngoài ra cũng không được chứa các vi sinh vật gây bệnh hại.

Cụ thể ở đây, giai đoạn khi cây chôm chôm còn bé thì nhà vườn sẽ tiến hành tưới nước tối thiểu 3 lần 1 tuần. Và cần thiết hơn vào mùa nắng, tưới 2 lần 1 ngày. Giai đoạn mà cây chôm chôm của bạn bắt đầu ra trái, nếu như tiết trời khô hạn, nóng bức thì phải chủ động tưới nước cho cây thường xuyên, đều đặn. Nếu không cây sẽ bị khô héo, thiếu nước, không cho năng suất cao.

Vào mùa mưa lũ thì lại khác. Thời gian này, nhà vườn cần chú trọng nhiều hơn đến công tác thoát nước nhanh chóng trong vườn. Nếu không thì vườn chôm chôm sẽ rơi vào tình trạng ngập úng, thối rễ và gây chết cây.

Duy trì độ ẩm cho cây chôm chôm

Việc tưới nước đủ luôn đi kèm với việc duy trì mức độ ẩm ở mức thích hợp. Muốn vậy, nhà vườn phải thực hiện công tác giữ ẩm cho chôm chôm thường xuyên.

Khi cây chôm chôm còn non và nhỏ thì công tác tưới nước có thể được thực hiện quanh năm. Như vậy sẽ giúp có đủ lượng nước để giúp những đợt lộc non được hình thành, phát triển xanh tốt, thuận lợi.

Nhất vào vào thời gian đầu khi vừa mới trồng chôm chôm xong. Thời gian này, cây chôm chôm con có nhu cầu lượng nước không nhiều, thế nhưng phải cung cấp đều đặn. Nếu không thì sẽ dễ gây ra tình trạng khô héo. Đồng thời, tần suất tưới nước phải duy trì 3 – 4 ngày tưới 1 lần. Và cứ như vậy, khi cây càng lớn thì số lần tưới nước cũng sẽ giảm đi.

Và dù thế nào đi nữa thì một số lưu ý khi chăm sóc cây chôm chôm cũng cần phải duy trì mức độ ẩm thường xuyên, nhất là ở khu vực xung quanh gốc bạn nhé.

Khi mùa khô đến, ta có thể tận dụng các chất trồng hữu cơ tự nhiên hay phế phẩm để phủ gốc. Như thế sẽ giúp giữ ẩm cho cây chôm chôm một cách thuận tiện mà hiệu quả. Gợi ý sử dụng lá khô hoặc cỏ,…

Che chắn nắng cho cây chôm chôm

Một số lưu ý khi chăm sóc cây chôm chôm 2Với đặc tính sinh trưởng của cây chôm chôm, một cây sống chủ yếu trong môi trường nhiệt đới đấy thì việc che chắn nắng cho cây là điều quan trọng, cần thiết. Đặc biệt hơn là vào giai đoạn cây còn non và nhỏ. Lúc này, việc che nắng sẽ giúp cây con có thể gia tăng được khả năng chống chịu trước điều kiện sống khắc nghiệt. Và hơn hết là giảm bớt sự bốc hơi nước diễn ra.

Bên cạnh đó, tác dụng của việc che chắn nắng cho cây chôm chôm còn nhiều hơn thế. Cụ thể, cường độ ánh sáng tự nhiên chiếu trực tiếp giảm; những cành non, lá non không bị cháy nắng; cản sức gió để lá không bị tổn thương cơ giới.

Về vật liệu che nắng, hãy tận dụng ngay các vật liệu hữu cơ có sẵn tại địa phương. Ví dụ phổ biến nhất mà bà con vẫn hay sử dụng đó là lá chuối, tàu dừa hay là lưới cước,…

Hướng cần che chắn nắng là hướng Đông và hướng Tây. Trong trường hợp có gió thổi mạnh thì nhà vườn phải thay đổi hướng che linh hoạt. Lúc này, ta cần chuyển hướng che thành hướng mà gió thổi đến. Đảm bảo che được khoảng 50% tổng lượng ánh sáng. Đồng thời, mái che cần cao hơn so với ngọn cây để ngăn những tác động làm ảnh hưởng đến sự phát triển, cao lớn của ngọn.

Phủ gốc cho cây chôm chôm

Một số lưu ý khi chăm sóc cây chôm chôm nhất định không thể thiếu phủ gốc. Việc chủ động phủ gốc là cách để bạn kiểm soát, hạn chế bớt tình trạng cỏ dại. Bên cạnh đó còn ngăn quá trình bốc hơi nước diễn ra một cách hiệu quả.

Vật liệu phủ gốc cũng có sẵn và dễ tìm kiếm trong tự nhiên. Vào mùa khô hạn, hãy sử dụng lá khô, cỏ khô hay là cây lục bình để phủ. Cũng có thể tận dụng ngay nguồn phế phẩm thu được sau khi thu hoạch.

Lấy toàn bộ vật liệu đã chuẩn bị sẵn để phủ xung quanh gốc. Riêng phần tán cây thì phủ với bán kính trung bình từ 0.8 – 10m. Còn phần diện tích đất cách gốc cây khoảng 20cm thì nhà vườn nên để trống, không phủ. Lý giải nguyên do là để hạn chế bớt sự tấn công, gây hại của côn trùng cùng các loài sâu bệnh.

Cắt tỉa cành cho cây chôm chôm

Tiếp theo, chăm sóc chôm chôm đừng bỏ quên công tác cắt tỉa cần thiết này. Bởi theo tình hình canh tác chôm chôm thực tế nhiều năm qua cho thấy:

Mưa rất dễ khiến đất trồng xung quanh gốc cây có tình trạng bị ẩm và đóng vàng. Có nghĩa là cây bị đọng nước. Cây chôm chôm con thường chết do hệ thống rễ của chúng bị thiếu đi dưỡng khí. Tình trạng này dẫn đến thối rễ và chết cây.

Mục đích của công tác cắt tỉa này không đơn thuần là tạo dáng hình đẹp, mà còn mang đến sự đầy đặn, khỏe mạnh. Như vậy sẽ giúp cành lá tỏa đều xung quanh cây, tạo sự cân đối. Nếu như cây chôm chôm đã có cành chính rồi thì hãy mạnh dạn bỏ đi phần ngọn. Khi cắt ngọn đi thì sẽ có thêm nhiều cành mọc ra từ gốc với thân. Thế nên, hãy chọn lọc và giữ lại các cành mập mạp, chắc khỏe nhưng khoảng cách xa nhau.

Việc cắt tỉa tốt nhất nên được thực hiện thường xuyên, đều đặn 18 tháng đầu tiên. Quá trình cây phát triển sau này ta không cần cắt tỉa nữa mà ưu tiên sự tự nhiên là chính. Chỉ bỏ đi những cành vô hiệu như cành mọc chồng, cành cong queo hoặc sâu bệnh hại,…

Bón phân cho cây chôm chôm

Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng là rất quan trọng và cũng là điều thiết yếu mọi nhà vườn nên làm. Bạn hãy tham khảo kỹ thuật bón phân cho cây chôm chôm mà Giathe.vn chia sẻ ngay sau đây để áp dụng tốt nhất nhé.

Năm đầu trồng chôm chôm, hãy tiến hành bón phân 1 tháng 1 lần. Hoặc là bạn có thể bón dựa trên những đợt lá. Khi lá cây vừa già thì sẽ bón mỗi gốc trung bình khoảng 50 – 100gam phân bón. Ở đây, Giathe.vn khuyến khích lựa chọn phân bón NPK với tỷ lệ 15:15:15. Thực hiện bón như sau: lấy que để rạch một đường tròn quanh gốc, cách xa gốc 20 – 30cm. Sau đó ta mới rải phân rồi phủ thêm một lớp đất bên trên thật mỏng là được.

Ngoài ra, để đảm bảo cho sự phát triển, sinh trưởng khỏe mạnh thì chỉ riêng bón phân ở gốc thôi là chưa đủ. Bạn hãy dùng thêm những sản phẩm phân bón lá để bổ dung đầy đủ dinh dưỡng cùng các chất vi lượng cho cây.

Phần kết

Như vậy, Giathe.vn đã chia sẻ đến bạn toàn bộ kinh nghiệm về một số lưu ý khi chăm sóc cây chôm chôm. Mong rằng bạn sẽ áp dụng một cách hiệu quả cho khu vườn canh tác của mình. Từ đó đạt được năng suất, chất lượng quả cao.

Xem thêm:

Trồng cây ăn quả trên ban công, sân thượng – Sạch, ngon, tốt cho sức khỏe

Một số lưu ý khi chăm sóc cây xoài xanh tốt, sai trĩu quả