Rau mầm là loại rau xanh được nhiều chị em phụ nữ nội trợ yêu thích. Đặc biệt là nguồn thực phẩm an toàn, giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. So với những loại rau xanh khác thì rau mầm được trồng trong một khoảng thời gian khá ngắn. Nhà vườn không cần đến một diện tích canh tác rộng mà có thể tận dụng ngay khu vực ban công, sân thượng. Hay trồng rau mầm trong thùng xốp, thậm chí là khăn giấy bằng những cách đơn giản, dễ dàng và hiệu quả. Đó cũng là lý do mà mô hình này hiện nay trở nên phổ biến và được quan tâm, áp dụng rộng rãi như thế. Vậy, kỹ thuật trồng rau mầm xanh mơn mởn là gì? Có bao nhiêu cách trồng cho nhà vườn lựa chọn?

Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau mầm xanh mơn mởn tại nhà 1

Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau mầm đơn giản, hiệu quả cho nhà vườn

Rau mầm dễ ăn, thời gian trồng ngắn, chứa nhiều dưỡng chất. Việc ăn rau mầm thường xuyên, đều đặn sẽ giúp mang đến nhiều công dụng, lợi ích bất ngờ cho cơ thể. Ví dụ như là cung cấp protein, cung cấp các chất xơ, giúp mọc tóc và bổ sung chất khoáng,…

Với một loại rau tốt cho sức khỏe, đặc biệt không mất quá nhiều thời gian vào vườn chăm sóc như rau mầm thì sẽ phù hợp với tất cả mọi người. Nhất là phù hợp với những ai vừa muốn trồng rau hữu cơ, nhưng họ lại không có nhiều thời gian ở nhà canh tác. Vậy thì 2 kỹ thuật trồng rau mầm mà Giathe.vn muốn chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm cho bạn là gì?

Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau mầm xanh mơn mởn tại nhà 2

Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau mầm trong thùng xốp

Chuẩn bị dụng cụ để trồng rau mầm

  • Khoảng 2 – 3 thùng xốp có kích thước 40*50*70 (cm). Chất liệu có thể là bìa carton.
  • Dụng cụ tưới rau có thiết kế vòi phun sương tiện lợi.
  • Khoảng 6kg đất sạch hữu cơ đã được xử lý toàn bộ sâu bệnh hại và tạp chất.

Tiến hành ngâm hạt giống

Hạt giống sau khi mua về thì không thể mang ra vườn trồng luôn được. Công đoạn tiếp theo mà ta cần thực hiện chính là ngâm hạt trong nước ấm. Pha nước ấm với tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh.

Ngoài ra, cũng có một số loại hạt giống khác mà ta không cần ngâm thì vẫn có thể tiến hành trồng cây trực tiếp. Những hạt bị hư mỏng, sâu, lép và kém chất lượng sẽ khiến cây không thể nảy mầm. Do vậy ta cần vớt bỏ toàn bộ chúng ra ngoài trong suốt quá trình ngâm hạt.

Song, tùy thuộc vào từng hạt giống rau mầm khác nhau mà thời gian để ngâm cũng thay đổi nữa.

  • Hạt giống các loại cải như cải xanh, cải dền ngâm trong 3 – 5 tiếng, ủ từ 8 – 12 tiếng.
  • Hạt giống rau mồng tơi: Ngâm trong vòng 3 – 5 tiếng và ủ từ 12 – 36 tiếng.
  • Hạt giống rau tía tô, rau kinh giới ngâm từ 3 – 8 tiếng, ủ trong 12 – 14 tiếng.
  • Hạt giống các loại cần, hẹ hoặc ngò gai: Ngâm từ 8 – 12 tiếng và ủ 12 – 24 tiếng.

Gieo hạt giống trồng rau mầm

Bước tiếp theo trong kỹ thuật trồng rau mầm, ta sẽ tiến hành gieo hạt giống. Nhà vườn nên tinh tế, lựa chọn vị trí đặt thùng xốp, khay chậu là những nơi khô ráo, thoáng mát. Đặc biệt nhà vườn cần chú ý tránh nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Đất trồng đã chuẩn bị đổ vào thùng, đảm bảo độ dày khoảng chừng 3cm là đủ.

Sau đó ta sẽ tưới một ít nước lên trên bề mặt đất trồng. Trải một lớp giấy để thấm đều rồi tiếp tục phun nước lần thứ hai. Mục đích của việc này chính là giúp đất trồng không bị bám vào cây, giữ vệ sinh trong quá trình thu hoạch.

Với kỹ thuật trồng rau mầm thì hạt giống nên được và tốt nhất phải được gieo bằng tay. Mật độ trung bình là 10 gram hạt cho diện tích 40cm2 bề mặt đất trồng. Khi đã gieo hạt xong, ta thực hiện tưới nước nhẹ nhàng thêm một lần nữa. Cuối cùng, lấy một bìa carton để đậy lên trong vòng 2 ngày.

Tưới nước

Công tác quan trọng không thể thiếu sau khi gieo hạt giống trồng rau mầm xong đấy là duy trì tưới nước thường xuyên, đều đặn mỗi ngày. Kinh nghiệm là mọi người nên sử dụng vòi phun sương tưới để tránh tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe của mầm cây.

Mỗi ngày ta sẽ tưới nước từ 1 – 2 lần. Thời điểm tưới nước phù hợp là sáng sớm mát mẻ hoặc chiều tối. Chú ý, lượng nước tưới chỉ nên vừa phải, không nhiều quá và cũng không ít quá. Đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm để hạt giống có điều kiện phát triển thuận lợi, nhanh chóng. Song, nếu như tưới quá nhiều cũng sẽ gây ra hiện trạng úng, thối và chết đó nhé.

Thu hoạch rau mầm

Một bước mà ai ai cũng yêu thích đó chính là được thu hái thành phẩm của mình làm nên. Khoảng từ 3 – 4 ngày khi hạt mầm đã lên đều, nhà vườn hãy di chuyển những thùng xốp, khay trồng đến vị trí có nhiều ánh sáng tự nhiên hơn. Thế nhưng đừng nhầm lẫn với ánh sáng trực tiếp chiếu gay gắt nhé.

Khoảng 7 ngày sau thì rau mầm đã xanh tốt, lên mơn mởn. Như vậy, bạn đã có thể cho rau mầm của mình ra ánh sáng và tiến hành thu hoạch được rồi.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau mầm bằng khăn giấy

Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau mầm xanh mơn mởn tại nhà 4Chuẩn bị dụng cụ trồng rau mầm

Đối với cách trồng rau mầm trong khăn giấy này, rất nhiều người đã áp dụng và hiệu quả ngoài sức mong đợi. Dụng cụ trồng cũng khá đơn giản. Bạn hãy chuẩn bị:

  • Khăn giấy: Loại bình thường
  • Khay đựng: Có thể dùng khay i-nox hoặc là xoong nồi đều được cả.

Thực hiện ngâm hạt giống rau mầm

Tương tự với kỹ thuật trồng rau mầm trong thùng xốp, ta cần chuẩn bị hạt giống loại phù hợp, yêu thích. Sau đó ngâm từ 5 – 6 tiếng trong nước với tỷ lệ pha 3 sôi + 2 lạnh. Trong quá trình ngâm, ta cần loại bỏ hết đi một số những hạt lép và các hạt kém chất lượng. Cuối cùng phải rửa lại với nước sạch cho được đảm bảo.

Gieo hạt giống rau mầm trong khay giấy

Sau khi đã ngâm hạt giống thành công, ta sẽ bắt tay ngay vào công đoạn gieo hạt. Đầu tiên mọi người cần trải một lớp khay giấy lên trên khăn đựng. Chú ý không cần phải trải quá dày đâu nhé bởi như vậy sẽ gây khó khăn cho quá trình thu hoạch mà thôi.

Tưới một lượng nước vừa phải cho ướt thật đẫm lớp khăn giấy rồi trải đều hạt giống bên trên. Tiếp tục tưới thêm một lần nữa và lần này, bạn sẽ mang khay đựng rau của mình đến nơi có bóng tối. Trong quá trình này, hãy để cho khay đựng luôn luôn được khô ráo. Chú ý tránh đừng để bị úng nước sẽ khiến cho mầm rau bị hỏng ngay.

Chăm sóc rau mầm mỗi ngày

Đối với kỹ thuật trồng rau mầm bằng khay giấy thì chế độ chăm sóc hằng ngày của nhà vườn là rất quan trọng và cần thiết. Bạn cần duy trì chế độ nước tưới từ 1 – 2 lần mỗi ngày vào sáng, tối. Hãy dùng tay để cảm nhận rõ sự thay đổi, biến chuyển của nhiệt độ ngoài khay. Nếu như cảm thấy khô quá thì hãy tăng tần suất tưới lên 3 lần mỗi ngày. Trong điều kiện này, sử dụng bình phun sương sẽ được xem là lựa chọn thích hợp nhất.

Đến ngày thứ 3 thì ta hãy mang khay đựng đến nơi có ánh sáng. Sau khoảng 7 ngày là đã có thể tiến hành thu hoạch được.

Phần kết

Như bạn thấy đó, hai kỹ thuật trồng rau mầm của Giathe.vn chia sẻ trong bài viết này đều rất đơn giản. Một thức rau ngon, giàu dinh dưỡng, lành mạnh cho sức khỏe gia đình như vậy chỉ mất ít thời gian và không phí nhiều công sức.

Tin rằng mọi người sẽ áp dụng thành công các kỹ thuật trồng này. Xin cám ơn vì đã đồng hành và ủng hộ chúng tôi!

Xem thêm: