Vải thiều từ lâu đã trở thành thức quả mang đến nguồn giá trị dinh dưỡng và lợi ích kinh tế cao cho nhà nông. Hương vị ngọt mát, thơm ngon, mềm mại như tan ra trong khoang miệng chính là điểm thu hút. Nếu như nhà vườn biết cách áp dụng kỹ thuật trồng cây vải thiều đúng chuẩn kết hợp cùng quy trình chăm bón hợp lý thì sẽ có được năng suất, chất lượng thu hái cao. Đặc biệt là đủ khả năng để trồng ở nhiều nơi trên đất nước ta mà không màng các ràng buộc, khó khăn về mặt thời tiết. Vậy cụ thể cách tiến hành trồng cây chi tiết, đầy đủ từ A – Z như thế nào hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Công tác chuẩn bị trước khi trồng cây vải thiều

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây vải thiều đầy đủ từ A - Z 1Chọn giống vải thiều

Kỹ thuật trồng cây vải thiều cần phải bắt đầu từ việc chọn giống cây phù hợp. Ngày nay, bà con nông dân sử dụng nhiều phương pháp ghép trồng trong các túi bầu. Kích thước tối thiểu của chúng là 10*22 (cm). Ưu điểm là:

  • Khả năng tiếp hợp tốt.
  • Các gốc ghép đều có xu hướng phát triển nồng đều nhau.
  • Ở phền vết ghép sẽ gỡ bỏ hết dây ghép.
  • Hệ thống rễ cây sinh trưởng, phát triển tốt.
  • Không có tình trạng sâu bệnh hại tấn công gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Yêu cầu đường kính của gốc ghép phải cách một khoảng so với mặt đất 2cm là từ 0,8 – 1cm. Đối với cành ghép cách 0,5 – 0,7cm. Chiều dài của cành ghép đạt khoảng 30 – 40cm và có khoảng 2 – 3 cành trên cấp 1.

Chọn đất trồng vải thiều

Dựa trên kinh nghiệm làm vườn cho thấy, vải thiều vốn không phải là một cây trồng kén đất. Điều đặc biệt quan trọng khi chọn đất cho cây là phải có khả năng thoát nước tốt và tầng đất phải dày.

Với kỹ thuật trồng cây vải thiều bằng phương pháp chiết, bộ rễ cây có đặc điểm phát triển kém. Vì vậy cho nên khi đưa cây lên đồi, bà con phải công tác giữ ẩm tốt nhất có thể. Như vậy thì mới đảm bảo cho gốc cây được vững chắc, cố định và gia tăng tỷ lệ sống sót.

Với đất đồi núi, ta cần phải chọn những vị trí có độ dốc thấp. Cụ thể là thấp dưới 250C. Đồng thời, phải tiến hành kỹ thuật trồng cây vải thiều theo đường đồng mức. Kết hợp với một số cây giúp chống xói mòn để gia tăng hiệu quả.

Chọn thời vụ trồng vải thiều

Về thời vụ trồng, kỹ thuật trồng cây vải thiều nên được thực hiện vào 2 vụ, đó là vụ thu và vụ xuân. Vụ xuân thường là vụ mùa lý tưởng, bắt đầu vào từ tháng 3 – tháng 4. Còn vụ thu sẽ bắt đầu vào đoạn tháng 8 – tháng 9 trong năm.

Mật độ trồng đạt chuẩn là 400 cây trên mỗi ha. Khoảng cách giữa cây này với cây khác là 6*4 (m). Đảm bảo yêu cầu như trên sẽ tạo được môi trường, không gian thoải mái cho cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi và đạt năng suất thu hoạch cao.

Tiến hành kỹ thuật trồng cây vải thiều đúng chuẩn

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây vải thiều đầy đủ từ A - Z 2Làm đất, đào hố

Đất trồng cây vải thiều phải được lên luống để nhằm mục đích thoát nước dễ dàng, nhanh chóng, tránh bị ngập úng gây thối rễ. Trong quá trình xử lý những vấn đề liên quan đất đất như xói mòn, dư kim loại năng, ngập úng,…. rất nguy hiểm. Vì thế, nhà vườn cần phải nghiên cứu kỹ. Đồng thời, tham khảo ý kiến, tư vấn từ các chuyên gia nông nghiệp, thổ nhưỡng. Sau đó lưu lại trong hồ sơ của mình các biện pháp xử lý an toàn, hiệu quả.

Khi vực trồng vải thì nên hạn chế đến mức tối đa việc chăn hay thả vật nuôi. Vì điều này sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm đất, ô nhiễm nước nghiêm trọng. Nhưng nếu thực sự bắt buộc thì phải xây chuồng, xây trại. Ngoài ra, phối hợp thêm những biện pháp giúp xử lý chất thải từ vật nuôi để đảm bảo tuyệt đối không bị ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là chất lượng của nông sản sau thu hoạch.

Có các nguyên tắc đào hố mà nhà vườn cần nắm. Đó là đất xấu thì đào to, đất tốt thì đào nhỏ. Mỗi một chiếc hố thông thường sẽ có kích thước là 0,8*0,8*0,6 (m). Với đất đồi xấu thì phải chú ý đào hố lớn hơn, có kích thước đạt 1*1*0,8(m).

Bón lót cho đất trồng

Việc bón lót sẽ giúp gia tăng nguồn dinh dưỡng trong đất trồng. Bạn có thể sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân chuồng ủ hoai mục. Khi đào, bố trí bên cạnh một lớp đất mặt và một lớp đất dưới. Sử dụng lớp đất mặt này trộn cùng với lượng phân bón lót rồi lấp đến miệng hố. Còn lớp đất dưới đáy thì sẽ tạo thành một vòng ở xung quanh hố đào.

Thông thường, công tác đào hố và bón lót cho kỹ thuật trồng cây vải thiều phải được tiến hành trước lúc trồng thời gian là 1 tháng thì mới hiệu quả.

Trồng cây vải thiều

Khi tất cả mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ, ta đến với bước trồng cây. Hãy tạo một hố nhỏ có vị trí nằm ngay chính giữa chiếc hố vừa đảo. Sau đó, xé nhỏ túi bầu ra rồi nhẹ nhàng, cẩn thận đặt cây vào hố. Bầu cây giống cần phải đặt sao cho bằng với cổ rễ hoặc là thấp hơn một khoảng 2 đến 3cm là được. Lấp đất trồng lại và dùng tay nén thật chặt ở khu vực xung quanh gốc.

Tiếp theo, cắm cọc rồi dùng dây mềm buộc cây lại sao cho thật cố định và chắc chắn. Điều này sẽ giúp cho cây không bị lay đứt rễ mỗi khi gặp gió mạnh. Tủ gốc giữ ẩm cho cây vải thiều bằng các chất trồng hữu cơ như rơm rạ, cỏ khô sau khi trồng là điều cần thiết. Chiều rộng từ 0,8 – 1m; dày từ 7 – 15cm và cách gốc từ 5 – 10cm.

Mỗi mùa nắng nóng thì cần phải chú trọng hơn đến các chất ủ là cỏ khô, rơm rạ và thân cây độ đỗ,… Các chất này sẽ giúp giữ ẩm an toàn, hiệu quả và ngăn ngừa cỏ dại sinh trưởng, phát triển tràn lan.

Mong rằng thông tin về kỹ thuật trồng cây vải thiều đầy đủ, chi tiết từ A – Z trong bài viết này của Giathe.vn sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức. Và hi vọng bạn sẽ áp dụng phương pháp trồng trọt này thật thành công, hiệu quả và thu được lợi ích kinh tế cao.

Xem thêm: