Dịch hại là mối quan tâm của nhiều nhà nông hiện nay. Đặc biệt là tuyến trùng gây thiệt hại nhiều trong nông nghiệp, chúng là nguyên nhân gây ra nốt sần trên rễ và khiến cây héo úa, kém phát triển. Vậy tuyến trùng là gì? Cách phòng trừ tuyến trùng như thế nào? Ở bài viết này giathe.vn sẽ hướng dẫn bà con cách trị và phòng trừ tuyến trùng hiệu quả.

Tìm hiểu chung về tuyến trùng — Cách phòng trừ tuyến trùng 

Cách phòng trừ tuyến trùng — Kẻ thù giấu mặt chuyên phá hại cây trồng 1

Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu về tuyến trùng này. Chúng là loài động vật không xương sống, thuộc ngành Giun tròn. Với kích thước rất nhỏ từ 0,5 – 2mm mà ta chỉ có thể quan sát chúng dưới kính hiển vi. Tuyến trùng được phát hiện và mô tả vào năm 1745 bởi nhà khoa học F. Needham.

Có nhiều loài tuyến trùng ký sinh và chúng đều có đặc điểm chung là có kim hút. Kim hút có chức năng hỗ trợ chích và hút chất dinh dưỡng của cây trồng. Kích thước của kim hút sẽ khác nhau tùy vào loài và hình thức ký sinh như nội ký sinh, ngoại ký sinh, bán nội ký sinh.

Loài này sống phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như độ ẩm, rễ cây, kết cấu đất, độ PH và oxy trong đất… Đất sét có tỷ lệ tuyến trùng lớn hơn đất cát, đất có độ PH thấp (đất chua) cũng có mật độ tuyến trùng nhiều. Ngoài ra tuyến trùng không thể sinh trưởng trong đất khô mà chỉ sống được trong đất ẩm 100% (loài Meloidogyne).

Các loài tuyến trùng và hình thức ký sinh

Tuyến trùng được chia làm 2 loại chính là loại có lợi (các loại giun, vi sinh ức chế, hỗ trợ phân) và có hại (tuyến trùng ký sinh). Hôm nay ta sẽ nói về loài có hại và ảnh hưởng của chúng đối với cây trồng. Chúng thường sống ở tế bào cây trồng sau đó chích, hút và bơm độc tố đến rễ cây. Rễ có nhiều tuyến trùng sẽ bị nghẽn mạch, phình to tạo thành khối u sần hay làm hoại tử cây gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Nhóm tuyến trùng ký sinh ở thực vật có nhiều loài và khác nhau về hình dáng. Tùy thuộc vào hình thức ký sinh và loại cây sẽ có loài đặc trưng khác nhau.

Thông thường tuyến trùng sẽ hại cây bằng cách ký sinh, cụ thể:

  • Nội ký sinh: Tuyến trùng sẽ ký sinh trong rễ và hút các tế bào. Khi chúng nội ký sinh sẽ khiến tế bào rễ trương phình, tạo ra các nốt sần trên rễ vì vậy nhóm này thường được gọi là tuyến trùng gây nốt sần.
  • Ngoại ký sinh: Lúc này chúng không hoạt động bên trong. Mà hoạt động bên ngoài môi trường đất và nước sau đó dùng kim chích vào rễ. Chúng là nguyên nhân gây ra bệnh thối nhũn.
  • Bán nội ký sinh: Một nửa con tuyến trùng sẽ ở trong rễ, nửa còn lại vẫn ở bên ngoài môi trường đất. Loại ký sinh này sẽ gây ra các nốt sần trên rễ cây.

Tác hại của tuyến trùng đối với cây trồng

Cách phòng trừ tuyến trùng — Kẻ thù giấu mặt chuyên phá hại cây trồng 2

Tuyến trùng là loài nguy hiểm và mang lại đến những tác hại khôn lường. Chúng không trực tiếp làm chết cây nhưng sẽ xâm nhập và làm cây chết dần chết mòn. Khi tuyến trùng tấn công sẽ làm cây kém phát triển, thiếu sức sống, còi cọc. Lá cây có biểu hiện xoắn, vàng lá, lá rụng sớm, chết mầm. Các dấu hiệu sẽ không xuất hiện đồng loạt vì mật độ tuyến trùng phân bố khác nhau.

Cách phòng trừ tuyến trùng — Kẻ thù giấu mặt chuyên phá hại cây trồng 3

Không chỉ ký sinh trong rễ cây mà chúng còn là nguyên nhân khiến nấm bệnh dễ dàng xâm nhập. Khi tuyến trùng sử dụng kim chích hút dinh dưỡng đồng thời làm tổn thương rễ cây. Các vết thương do bị kim chích trên rễ đã mở đường nấm và vi khuẩn gây bệnh cơ hội xâm nhập và tấn công cây trồng. Chính vì vậy mà khi cây bị mắc bệnh tuyến trùng cũng sẽ dẫn đến nhiều bệnh khác.

Cách phòng trừ tuyến trùng hiệu quả bảo vệ cây

Cách phòng trừ tuyến trùng — Kẻ thù giấu mặt chuyên phá hại cây trồng 4

Có nhiều cách để bảo vệ cây khỏi tuyến trùng:

  • Áp dụng xen canh, luân canh cho cây trồng và lựa chọn giống cây tốt, sạch bệnh
  • Để cỏ trong vườn để phân tán lực lượng của tuyến trùng
  • Tiêu hủy các cây bị bệnh bằng cách đốt bỏ hoặc bỏ vôi
  • Trồng các loại cây như cây củ đậu, cây ruốc cá, sầu đâu rừng, sao nhái… để phòng ngừa tuyến trùng
  • Không lạm dụng phân NPK, phân hóa học
  • Không để đất bị chua vì đất chua thường tập trung nhiều tuyến trùng

Bà con nên kiểm tra cây trồng thường xuyên để phát hiện tuyến trùng kịp thời và xử lý. Chỉ nên sử dụng hóa chất khi cần thiết. Thay vào đó bà con nên diệt tuyến trùng bằng cách sử dụng dầu Neem, bánh dầu Neem. Dầu Neem có thể kiểm soát tuyến trùng khoảng 70% vì có tác dụng làm trứng tuyến trùng không nở được. Tuyến trùng khi tiếp xúc với dầu Neem sẽ bị chán ăn, ức chế sinh sản và phát triển.

Cách phòng trừ tuyến trùng — Kẻ thù giấu mặt chuyên phá hại cây trồng 5

Xem thêm: Bánh dầu Neem nguyên chất

Bánh dầu Neem còn có ưu điểm là thân thiện với môi trường, không chứa chất độc hại. Đây được xem là giải pháp an toàn để phòng trừ tuyến trùng. Dầu Neem còn kích thích rễ cây phát triển, diệt sùng đất và các loài côn trùng khác.

Kết luận

Tuyến trùng có kích thước siêu nhỏ nhưng tác động của chúng lên cây trồng là vô cùng lớn. Đặc biệt biểu hiện triệu chứng của bệnh tuyến trùng chậm và không đồng đều. Do đó bà con nên chủ động phòng ngừa trước khi chúng sinh sôi nảy nở nhiều. Phòng trừ tuyến trùng thì nên thực hiện biện pháp an toàn và thân thiện với môi trường để không ảnh hưởng đến đất và chất lượng nông sản.

Xem thêm: