Bọ hung là côn trùng phổ biến trên thế giới, chúng có mặt ở khắp mọi nơi trừ châu Nam Cực. Có nhiều loài bọ hung nhưng được biết đến nhiều nhất là con bọ hung lăn những viên phân nhỏ đi khắp nơi. Loài côn trùng này có sức mạnh phi thường và có thể nâng vật nặng gấp 8 lần trọng lượng cơ thể. Bọ hung cũng là mối nguy hại đối với một số cây trồng như cây mía, củ gừng… Vậy bọ hung là gì? Làm sao để diệt bọ hung trong đất trồng? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết này nhé!

Bọ hung là gì? Đặc điểm của bọ hung

Diệt bọ hung trong đất trồng có dễ dàng không 1

Bọ hung hay còn được gọi là bù hung, bọ lan, bọ phân… Thuộc họ Scarabaeoidea, bộ Bọ cánh cứng. Bọ hung có nhiều loài và không phải loài nào cũng cuộn phân thành viên mà ta thường thấy. Chúng có kích thước, màu sắc khác nhau, có 3 loại bọ hung gây hại cho cây trồng là bọ hung đen, bọ hung nâu và bọ hung xanh.

Loài côn trùng này có cặp râu dài và sừng rắn chắc có tác dụng tự vệ hoặc phô trương với con khác giới. Trước ngực có 6 chân, phía sau có cánh cứng và chắc che kín cả phía trên của ngực và bụng. Đầu bọ hung có hình dạng như cái mai, hơi cong và chân trước trông giống chiếc xẻng để làm công việc xúc phân, lăn phân.

Khi phát hiện phân tươi, chúng sẽ dùng chân như cái xẻng để xúc phân ướt, trộn đất và vo thành viên, sau đó đẩy đi tìm chỗ thích hợp cho con cái đẻ trứng. Những viên phân mà bọ hung thường đẩy đi chính là dinh dưỡng nuôi con non sắp ra đời.

Tác hại của bọ hung

Diệt bọ hung trong đất trồng có dễ dàng không 2

Giống như các loại côn trùng như sùng đất, kiến hôi… bọ hung cũng gây hại nhiều đến cây trồng mà bà con nông dân phải diệt càng sớm càng tốt. Bù hung thường gây hại cây mía, rễ chè, củ gừng… Cụ thể, bọ hung đen thường gặm ăn rễ non và thân của cây mía. Đặc biệt khi cây mía còn nhỏ chúng sẽ đục vào đỉnh sinh trưởng gây chết đọt. Đối với mía có lóng chúng sẽ đục vào khoảng giữa 2 lóng mía gây chết đọt, đổ gãy. Bọ hung thường ăn các mầm non làm mía đẻ nhánh ít, dễ đổ gãy khi gặp gió to.

Ngoài ra bọ hung nâu cũng là mối đe dọa đối với rễ chè. Sâu non sẽ phá hoại rễ dưới lòng đất, khi trưởng thành sẽ ăn luôn phần thân gỗ của rễ và thân ngầm dưới lòng đất. Đặc biệt nếu bọ hung nâu hại rễ chè sẽ khó phát triển vì chúng hoạt động dưới đất. Do đó khi phát hiện thì đã quá muộn, rễ đã bị phá hoại hết nên phải có biện pháp phòng ngừa.

Bà con cũng rất đau đầu vì bọ hung khi chúng đục khoét và phá hoại củ gừng. Đặc biệt vào lúc nắng nóng. Khi chúng thiếu thức ăn sẽ ăn các củ gừng, khoai giống đang lên chồi non. Chúng sẽ đục khoét vào củ và ăn hết phần thịt củ làm chồi héo dần và chết. Trong giai đoạn sinh trưởng thì các con bọ hung con (sùng trắng) sẽ ăn rễ non làm cây thiếu dinh dưỡng, chết dần. Sau đó sùng trắng sẽ biến thành nhộng. Cuối cùng biến thành bọ hung trưởng thành. Chúng bay đi tìm cặp đôi để đẻ trứng và tiếp tục làm hại cây.

Cách diệt bọ hung trong đất có dễ dàng không?

Diệt bọ hung trong đất trồng có dễ dàng không 3

Cách diệt bọ hung trong đất rất đơn giản và dễ thực hiện. Tốt nhất ta nên phòng ngừa từ trước để tránh bọ hung làm hại cây. Đặc biệt đối với các rễ chè thì rất khó phát hiện loài bọ hung này và phòng trừ. Có nhiều phương pháp để diệt bọ hung trong đất. Cụ thể:

  • Bắt bọ hung: Là phương pháp đơn giản và tiết kiệm. Vào khoảng tháng 5, 6 thì sâu non sẽ chui lên ăn rễ nên chúng ta có thể canh thời điểm này và bắt chúng. Các con trưởng thành thì phải bắt bằng cách bẫy đèn.
  • Biện pháp sinh học: Cách này dễ thực hiện và không cần đến hóa chất. Bà con có thể trồng hoa dã quỳ có thể xua đuổi bọ hung non, sùng trắng. Bên cạnh đó có thể sử dụng các chế phẩm như Metarhizium anisopliae để tiêu diệt ấu trùng bọ hung.
  • Sử dụng hóa học: Xử lý đất bằng các chất hóa học như Tasodant 12GR, Ritenon 150GR, Nugor 10GR… Trộn vào đất hằng năm vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 để trị bọ hung.

Xem thêm: Bánh dầu Neem nguyên chất

Cách phòng ngừa bọ hung làm hại cây trồng

  • Không nên trồng liên tục cây có củ (khoai, gừng…) mà nên luân canh với các loại cây khác như đậu, lúa, rau màu… để tránh trứng, nhộng và bọ hung lây lan.
  • Làm đất, vệ sinh vườn thường xuyên bằng cách cày sâu, bừa kĩ, diệt cỏ dại. Trước khi trồng nên xử lý đất bằng Basudin 10H, Regent 3G…
  • Xới xáo, vun gốc định kỳ 2 tháng/1 lần để hạn chế ấu trùng bọ hung.
    Không sử dụng phân động vật tươi như phân bò, phân gà tươi… vì sẽ dẫn dụ bọ hung. Chỉ nên dùng phân ủ hoai để đảm bảo chất lượng cây trồng.
  • Nếu trồng cây mía thì có thể trồng xen khoai lang để ấu trùng, bọ hung tập trung gây hại trên khoai lang để bảo vệ cây trồng chính.

Kết luận

Diệt bọ hung trong đất trồng luôn là chủ đề được quan tâm nhiều của bà con. Cần thực hiện biện pháp phòng ngừa và thường xuyên kiểm tra để phát hiện, xử lý kịp thời kẻ đầu sỏ chuyên gây hại cây mía, củ khoai, củ gừng này.

Xem thêm: