Với những ai trồng hoa hồng, chăm hoa lâu năm thì cũng không còn xa lạ gì với bệnh phấn trắng. Đây là một loại bệnh ở hoa hồng khiến bao người phải đau đầu tìm giải pháp triệt để. Dấu hiệu của bệnh là những mảng bám như tơ, phấn bám trên các bộ phận của hoa hồng. Muốn phòng ngừa, điều trị thì không khó nhưng yêu cầu quan trọng là phải có sự kiên nhẫn. Đồng thời cần có cái nhìn tổng quát nhất về bệnh. Vậy, nguyên nhân gây ra bệnh phấn trắng là gì? Cách chữa trị nó ra sao? Trong bài viết này, giathe.vn sẽ chia sẻ tất tần tật về bệnh phấn trắng trên hoa hồng cho mọi người nhé!
Nguyên nhân gây ra bệnh phấn trắng trên hoa hồng
Hoa hồng là một loài hoa đẹp được nhiều nhà vườn đánh giá rất cao. Muốn chăm sóc hoa hồng phát triển khỏe mạnh, trước cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề độ ẩm. Bởi lẽ, khi độ ẩm cao sẽ tạo ra một điều kiện vô cùng thuận lợi để các loài nấm bệnh, vi khuẩn sinh sản. Và bệnh phấn trắng cũng như thế đấy. Tổng hợp những yếu tố tạo bên bệnh phấn trắng trên hoa hồng đấy là:
- Độ ẩm môi trường cao
- Khoảng cách giữa các cây trồng dày đặc
- Môi trường sống của hoa hồng với khả năng thoáng khí kém
- Đất trồng hoa hồng bị khô
Bệnh phấn trắng trên hoa hồng là bệnh hại hoa do một loại nấm gây ra. Cụ thể thì nó là Podosphaera pannosa. Vậy bệnh này nguy hiểm như thế nào? Khi các mảng “phấn trắng” phát triển thì chính là lúc mà tất cả các bộ phận trên không của cây bị ảnh hưởng. Tùy vào từng tình trạng khác nhau mà mức độ ảnh hưởng cũng sẽ thay đổi. Đồng thời, việc các bào tử nấm sinh sôi mạnh mẽ có nguy cơ khiến bệnh lây lan nhanh ra toàn thân cây. Không chỉ có thế, thậm chí nó còn lây qua các cây xung quanh nữa.
Vậy nên, yêu cầu quan trọng trước mắt chúng ta đấy là cần tìm ra hướng điều trị tốt nhất, phù hợp nhất cho hoa hồng! Tuy nhiên, muốn chữa bệnh thì cần phát hiện bệnh. Liệu chỉ với những thông tin ít ỏi trên, mọi người vẫn có thể làm tốt chứ? Mình nghĩ là không, đặc biệt hơn với những bạn mới bắt đầu trồng hoa. Thế nên không để mọi người đợi lâu nữa, giathe.vn sẽ chỉ ra các dấu hiệu trên một cây hoa hồng bị bệnh phấn trắng ngay đây!
Cây hoa hồng bị bệnh phấn trắng có những dấu hiệu nào?
Hãy thường xuyên ghé thăm vườn hoa và quan sát xem hoa hồng của mình có đang gặp phải những tình trạng sau:
- Trước hết, quan sát bằng mắt thường sẽ thấy trên lá và chồi hoa thường xuất hiện một lớp màu trắng. Trông có vẻ sẽ giống như bông gòn hoặc phấn. Dấu hiệu này có thể sẽ xuất hiện trên cả hai mặt của lá hoa hồng nhé. Ngoài ra, các phấn trắng này cũng có lúc xuất hiện ở một vài vị trí khác nữa. Phải kể đến đó là đài hoa, cuống hoa, cánh hoa hoặc thân cây.
- Thường thì những nụ hoa mà bị nhiễm phấn trắng tỷ lệ biến dạng sẽ khá cao. Điều này không chỉ khiến nợ nụ sai cách mà còn làm cho cuốn hoa trở nên dày, thô hơn.
- Khi các lớp phấn phát triển sẽ khiến tất cả bộ phận trên cơ thể hoa hồng dần chuyển sang màu nâu theo thời gian.
- Những vùng mà bị ảnh hưởng từ lá hoa hồng thường sẽ bị đổi màu. 2 màu dễ gặp đó là đỏ tía hoặc vàng. Bên cạnh đó, đối với những lá non thì chúng có thể bị xoắn. Ngoài ra còn bị biến dạng và thậm chí là rụng sớm nữa.
Khi hoa hồng của bạn đang gặp một trong số các vấn đề trên, tuyệt đối không được chủ quan nhé! Hãy tiếp tục theo dõi thêm và đưa ra phán đoán, kết luận sau cùng. Sau đó thì lên đường tìm cách giải cứu hoa hồng của mình thôi! Vậy giờ nhà vườn cần “giải cứu hoa hồng” bằng cách nào đây? Đơn giản thôi, hãy để giathe.vn chia sẻ kinh nghiệm đến mọi người nhé!
Các cách điều trị bệnh phấn trắng trên hoa hồng hiệu quả nhất
Cách 1: Sử dụng vật dụng nhà bếp Baking Soda hoặc dầu neem
Một vật dụng đa năng như Baking Soda thì tin chắc rằng gia đình nào cũng sẽ có. Cách làm không khó, bạn chỉ cần thực hiện như sau:
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Đầu tiên, ta cho 1 muỗng canh baking soda (hoặc dầu neem) cùng 1/2 muỗng cà phê xà phòng cho vào 3 lít nước sạch. Sau đó thì tiến hành phun hỗn hợp này lên trên hoa hồng. Theo các chuyên gia đánh giá thì hoạt chất sodium bicarbonate có trong baking soda cực hiệu quả trong việc hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của các bào tử nấm gây hại. Tuy nhiên, sẽ có 1 điểm trừ đấy là chất này có thể tiềm ẩn rủi ro gây ra hiện tượng cháy lá. Vậy nên, dầu neem sẽ là một sự lựa chọn thay thế hoàn hảo trong trường hợp này.
Cách 2: Sử dụng sữa tươi
Có lẽ bạn chưa nghe đến việc sử dụng sữa tươi chăm sóc hoa hồng bao giờ, nhưng nó thực sự rất hiệu nghiệm đấy. Bạn có thể tham khảo ngay công thức đơn giản sau đây:
Ta tiến hành phối trộn với tỷ lệ 1:2 theo thứ tự là 1 phần sữa tươi thì sẽ dùng 2 phần nước sạch. Sau đó thì chỉ việc phun đều lên cây mà thôi. Một lưu ý nhỏ là tuyệt đối không sử dụng sữa tươi có đường nhé. Hãy sử dụng sữa tươi không đường để hạn chế tối đa sự thu hút từ các loại côn trùng khác bên ngoài.
Ngoài 2 phương pháp trên, một số nhà vườn còn sử dụng các sản phẩm thuốc BVTV nữa. Theo đánh giá của chúng tôi thì thuốc BVTV chỉ mang đến hiệu quả tích cực trước mắt những sẽ để lại vô vàn những hậu quả nghiêm trọng về sau. Chưa kể đến, chúng còn gây hại đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Vậy nên, lựa chọn tốt nhất vẫn là dùng baking soda, dầu neem, sữa tươi. Chỉ cần bạn kiên nhẫn chăm sóc, áp dụng thì nhất định kết quả sẽ tuyệt vời lắm đó!
Trên đây là những chia sẻ của giathe.vn về tất tần tật bệnh phấn trắng trên hoa hồng. Hi vọng bài viết này là bổ ích và có ý nghĩa với mọi người. Chúc thành công!
Tham khảo thêm tại đây: