Người xưa có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Với kinh nghiệm làm nông lâu năm, ông cha ta đúc kết được rằng phân bón là một yếu tố thực sự quan trọng, cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của cây trồng. Tuy nhiên, không phải loại phân nào cũng tốt. Ví như phân hữu cơ, loại này chỉ mang lại năng suất tức thời và để lại hậu quả nghiêm trọng cho cây và đất trồng về sau. Từ những năm mà công nghệ còn chưa phát triển thì loại phân bón được nhà vườn tin tưởng, sử dụng nhiều nhất chính là phân chuồng. Nó vừa giàu chất dinh dưỡng, vừa an toàn và thân thiện với môi trường nữa. Vậy, cách ủ hoai mục phân chuồng như thế nào? Cùng giathe.vn tìm hiểu nhé!

Các cách ủ hoai phân chuồng đơn giản đạt hiệu quả cao cho nhà vườn

Cách 1: Ủ nóng phân chuồng

Cách ủ hoai phân chuồng đơn giản đạt hiệu quả cao

Ủ nóng phân chuồng

Cách làm này được áp dụng khá phổ biến trong nông nghiệp trồng trọt. Trước tiên, nhà vườn hãy lấy phân trâu, gà, bò ra khỏi chuồng để tiến hành ủ hoai mục. Thông thường, phân sẽ được xếp thành từng lớp trên nền không thấm nước tuy nhiên không được nén. Sau đó, ta lấy nước phân chuồng rồi tưới lên. Nhớ là phải đảm bảo duy trì độ ẩm trong đống phân chuồng ở mức từ 60 – 70% nhé mọi người.

Ngoài ra, trong trường hợp mà phân chuồng chứa nhiều chất độn thì ta cũng có thể trộn thêm khoảng 1% vôi bột nữa. Lưu ý ở đây tính theo khối lượng. Đồng thời, để cố định đạm thì ta nên trộn thêm từ 1 – 2% supe lân nữa cho hiệu quả cao. Cuối cùng, ta chỉ việc trát bùn bao phủ ở bên ngoài của đống phân chuồng là được. Mỗi ngày phải tưới nước lên phân đều đặn.

Lưu ý

Sau một vài ngày, thường là từ 4 – 6 ngày thì nhiệt độ của đống phân chuồng sẽ có thể đạt mức 60 độ C. Những vi sinh vật phân giải chất hữu cơ sẽ bắt đầu phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Trong trường hợp này, các loài háo khí sẽ chiếm ưu thế. Bởi do tập đoàn vi sinh vật hoạt động quá mạnh cho nên nhiệt độ sẽ tăng một cách nhanh chóng và đạt mức cao nhất. Muốn đảm bảo cho các loài vi sinh vật háo khí hoạt động tối đa, ta cần giữ cho phân luôn được tơi, xốp và thoáng mát nhé.

Đặc điểm của cách ủ nóng phân chuồng

Phương pháp này sẽ có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ các loài hạt cỏ dại. Tuy nhiên sẽ loại trừ các mầm mống vi khuẩn, sâu bệnh gây hại. Ngoài ra, thời gian ủ nóng cũng tương đối ngắn, không mất nhiều công sức. Chỉ khoảng từ 30 – 40 ngày à đã ủ xong và có thể sử dụng phân chuồng bón cây được rồi.

Tuy nhiên, một hạn chế nhỏ ở đây đó là phương pháp này sẽ mất khá nhiều đạm. Do vậy, nhà vườn có thể tham khảo và áp dụng nhé!

Cách 2: Ủ nguội phân chuồng

Bước đầu tiên cơ bản nhất vẫn là phải lấy phân ra khỏi chuồng, xếp chúng thành từng lớp và nén chặt. Ở trên mỗi lớp phân như thế, ta tiến hành rải khoảng 2% phân lân. Sau đó, hãy ủ đất bùn khô hoặc đất bột đập nhỏ ra và nén chặt lại. Thông thường, nhà vườn sẽ xếp các đống phân chuồng này với độ rộng từ 2 – 3m. Còn riêng chiều dài thì sẽ phụ thuộc vào chiều dài trên nền đất. Độ cao lý tưởng cho các lớp phân này đó là từ 1,5 – 2m. Cuối cùng thì trát thêm lớp bùn phủ bên ngoài nữa là được.

Đặc điểm của cách ủ nguội phân chuồng

Với phương pháp này, do phân chuồng bị nén chặt do vậy bên trong sẽ thiếu oxy. Do vậy lúc này môi trường trở nên yếm khí và khí cacbonic trong phân chuồng tăng lên. Lúc này, tuyệt nhiên các vi sinh vật sẽ giảm tốc độ hoạt động. Vì thế, nhiệt độ bên trong phân chuồng không tăng cao mà chỉ ở mức từ 30 – 35 độ C mà thôi. Hơn nữa, đạm trong phân chuồng phần lớn ở dạng amôn cacbonat. Đây là một dạng đạm rất khó phân hủy thành amôniắc. Cho nên sẽ khác với ủ nóng, ủ nguội sẽ mất đi một lượng đạm khá nhiều.

Thời gian để ủ nguội phân chuồng thường sẽ kéo dài từ 5 – 6 tháng. Tuy khoảng thời gian khá lâu nhưng thực sự thì chất lượng tốt hơn rất nhiều so với ủ nóng.

Cách 3: Ủ nóng phân nước rồi ủ nguội sau

Cách ủ hoai phân chuồng đơn giản đạt hiệu quả cao

Ủ nóng phân nước rồi ủ nguội sau

Về cơ bản, đây là phương pháp kết hợp, tổng hòa giữa hai phương pháp ủ nóng và ủ nguội. Cách làm thì cũng khá đơn giản và dĩ nhiên mọi người nên tham khảo qua để xem cách nào phù hợp nhất cho mình. Trước tiên, lấy phân chuồng ra và xếp thành những lớp nông nén chặt. Đợi khoảng từ 5 – 6 ngày để cho các loài vi sinh vật trong phân được hoạt động mạnh mẽ nhé. Khi nhiệt độ phân chuồng đã đạt mức từ 50 – 60 độ C thì lúc này ta cần tiến hành nén chặt ngay. Bước này nhằm mục đích chuyển phân chuồng sang trạng thái yếm khí.

Khi đã nén chặt xong thì tiếp tục xếp lớp phân khác lên, tuy nhiên lớp này là không nén nữa. Thực hiện theo một vòng lớp như thế. Cứ đợi 5 – 6 ngày, nhiệt độ đạt từ 50 – 60 độ C thì lại tiến hành nén chặt. Làm vậy cho đến khi phân chuồng có được độ cao lý tưởng là được.

Quá trình chuyển hóa của đống phân chuồng sẽ diễn ra lần lượt như sau:

  • Ủ nóng cho phân chuồng bắt đầu ngấu.
  • Chuyển sang phương pháp ủ nguội bằng cách nén chặt phân nhằm giữ cho đạm không bị mất đi.

Lưu ý

Thông thường, ở bước cho phân chuồng ngấu thì nhà vườn thường dùng thêm một số loại phân hỗ trợ khác làm men. Phải kể đến đó là phân tằm, phân gà, phân bắc, phân vịt,… Phân men nên được thêm vào phân khi chúng chưa bị nén chặt.

Đặc điểm của cách ủ nóng trước, ủ nguội sau

Với phương pháp này, chúng ta có thể rút ngắn được thời gian ủ nhiều hơn so với phương pháp ủ nguội. Tuy nhiên, so với ủ nóng thì nó vẫn mất nhiều thời gian hơn. Tốt nhất, mọi người nên dựa vào thời gian cũng như nhu cầu sử dụng phân để lựa chọn phương pháp ủ cho phù hợp nhất. Đảm bảo rằng chúng ta có được phân chuồng bón cho cây trồng đúng lúc, đúng thời điểm và đạt chất lượng nhé.

Trên đây là những chia sẻ của giathe.vn về các cách ủ hoai phân chuồng đơn giản mà đạt hiệu quả cao. Hi vọng bài viết này là bổ ích và có ý nghĩa với mọi người. Chúc thành công!

Tham khảo thêm tại đây:

Phân hữu cơ cải tạo đất