Điều thiết yếu sau khi thu hoạch chính là cải tạo đất cằn cỗi để đảm bảo năng suất vụ mùa sau. Vậy, phải làm sao để chất lượng đất tốt hơn mà không gây hại quá nhiều cho môi trường? Cùng giathe.vn tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Chừa một khoảng thời gian để đất nghỉ ngơi và phục hồi

Sau vụ mùa, hãy tiến hành nhặt thật sạch rau, cỏ trong đất. Tiếp theo, xới đất lên và để từ 3 đến 5 ngày. Từ xưa các cụ vẫn hay mách, chúng ta có thể đem ra phơi nắng cho thật khô. Cách cải tạo đất cằn cỗi như thế giúp cho đất trồng thông thoáng. Nhờ đó, đất cũng có thể hấp thụ nhiều oxy, khí Nitơ. Đất sẽ trở nên tơi xốp hơn, ngoài ra có thể diệt trừ được mầm bệnh.

Thêm đất trồng giàu dinh dưỡng vào lô đất cũ

Đất trồng có thể bị thiếu hụt sau một vụ mùa. Vì vậy bổ sung cho đất trồng mới rất cần thiết. Cải tạo đất cằn cỗi bằng cách bổ sung vào đó lượng đất mới sẽ giúp cho cây phát triển tốt hơn.

cải tạo đất cằn cỗi

Đất cần được cải tạo sau nhiều vụ mùa

Cải tạo đất cằn cỗi bằng phân bón

Loại phân được khuyến khích dùng cho đất chính là phân vi sinh, phân trùn quế, phân lân, phân hữu cơ. Đây là những loại phân được khuyến khích dùng vì vừa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng lại vừa giúp cho đất tự tái tạo và tơi xốp hơn.

Tuy nhiên, chớ nên lạm dụng các loại phân bón hóa học để cải tạo đất cằn cỗi. Đất có thể bị thoái hóa, khô cằn và bạc màu nếu sử dụng quá liều lượng phân bón.

Nhà vườn có thể tham khảo một số loại phân bón giúp cải tạo đất đem lại chất lượng tốt như sau:

Phân hữu cơ

Phân hữu cơ ở đây có thể là phân bò đã được xử lý giúp cải tạo đất cằn cỗi phục hồi được ít nhiều. Loại phân bón này giúp cho đất thêm tơi xốp và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Công thức trộn phân và đất chuẩn là theo tỷ lệ: 1 bao đất tribat 10 dm khối và 1 bao phân bò 10 dm khối

Đất cằn cỗi là đất đã bị suy thoái và mất đi hàm lượng lớn chất dinh dưỡng. Vì vậy, sử dụng phân cá để bổ sung lượng dinh dưỡng, cải tạo đất cằn cỗi là vô cùng hợp lý. Bạn có thể trộn phân cá trực tiếp với đất.

Phân vi sinh

Nếu bạn có ý định cải tạo đất cằn cỗi để trồng rau thì dùng phân vi sinh là vô đúng đắn. Phân vi sinh kích thích rễ cây rau phát triển. Có lẽ vì thế mà phân vi sinh được dùng rất nhiều cho các loại cây trồng cũng như các loại rau khác nhau. Trộn phân theo tỷ lệ như sau: 1 bao đất tribat 10 dm khối và 1 bao phân vi sinh 10 dm khối.

Phân trùn quế

Đây được xem là cách cải tạo đất cằn cỗi hiệu quả nhất. Tuy nhiên phân trùn quế có giá thành khá cao do quy trình sản xuất phân phức tạp vì vậy nhiều nhà vườn vẫn đắn đo trước lựa chọn này. Tuy nhiên “tiền nào của ấy”, phân trùn quế có chất lượng cao hơn rất nhiều so với các loại phân khác.

Dùng từ 5 đến 6 kg phân trùn quế đã qua phơi khô trộn với đất. Tiếp đó, gieo hạt mầm để trồng. Vườn cây của bạn sẽ được bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cực lớn. Đất trồng thì luôn ẩm, tơi xốp.

cải tạo đất cằn cỗi

Sử dụng phân bón đúng liều lượng để cải tạo đất

Bổ sung vào đất trồng vôi bột, vỏ trứng

Các nhà nông nghiệp khuyên dùng vôi bột cũng như vỏ trứng. Vì đây là những loại giúp hỗ trợ cho việc kiểm soát độ Ph. Những việc như hạ phèn, khử chua cho đất hay làm sạch lũ sâu gây bệnh, tăng lượng canxi cho đất sẽ được giải quyết nhanh gọn lẹ.

Cải tạo đất cằn cỗi bằng việc bổ sung thêm các loại hữu cơ khác

Để cải tạo đất cằn cỗi, bạn cũng có thể cho thêm vào đất những loại hữu cơ khác. Bà con có thể tham khảo thể gợi ý một số chất hữu cơ thông dụng. Đó chính là: Than tổ ong, tro, trấu được nghiền nhỏ. Ngoài ra, một cách rất hay ho là: Sau khi thu hoạch, bạn hãy giữ lại phần rễ của rau, cuống và các hữu cơ khác để ủ cùng chế phẩm sinh học tạo thành phân hữu cơ. Đây là phương pháp cải tạo đất vô cùng an toàn.

cải tạo đất cằn cỗi

Cải tạo đất khoa học có khó không?

Những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ là “cuốn cẩm nang” để bạn cải tạo đất trồng chuyên nghiệp. Sử dụng một vài hoặc tất cả các cách trên thấy để thấy được sự thay đổi đáng kể của đất, thậm chí còn tươi tốt hơn cả đất lúc ban đầu. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: