Nông nghiệp được xem là ngành kinh tế chính của nước ta hiện nay. Ông cha ta có câu: “Đất sống – Cây khỏe”. Bởi vậy mà đất đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp nước nhà. Khi đất màu mỡ, tơi xốp thì cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất. Còn nếu đất thoái hóa, bạc màu thì năng suất nông sản sẽ ngày một giảm sút. Nhưng ngày nay, một thực trạng đáng buồn mà bà con đang gặp phải là sự xuống cấp của đất trồng. Điều mà bà con nông dân cần hướng đến đấy chính là cải tạo đất. Vậy, cải tạo đất trồng là gì? Nó có mục đích như thế nào trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp? Cùng tìm hiểu nhé!

Khái niệm về đất

Cải tạo đất trồng thúc đẩy phát triển nông nghiệp

Đất là gì?

Từ khi chúng ta sinh ra đã thấy đất rồi! Trải qua những tác động của các quá trình vật lý, sinh học hay hóa học, đất đã dần dần biến đổi theo tự nhiên. Vậy đất là gì?

Đất hay còn được gọi với một cái tên khác đấy là thổ nhưỡng. Nó là lớp ngoài cùng của thạch quyển đã bị biến đổi theo quy luật tuần hoàn của tự nhiên. Hay ta có thể nói cách khác đó là khi từng lớp khoáng mỏng khí được phong hóa kết hợp cùng các chất hữu cơ. Đó là lúc mà đất đã được hình thành. Trong đất (thổ nhưỡng) chứa rất nhiều các thành phần như nước, khoáng, mùn, không khí. Ngoài ra còn có cả các loài vi sinh vật cũng như côn trùng khác sống trong lòng đất.

Dù là rất lâu về trước hay đến tận bây giờ, đất cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc nuôi sống con người. Ta đã tiến hành gieo trồng vào đất những mầm non để chúng sinh sôi, nảy nở, mang lại nguồn thực phẩm xanh, sạch cho con người. Hơn nữa, Việt Nam ta lại là một nước thiên về nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp có tầm trên thế giới. Vì thế, đất lại càng quý giá và là một nguồn tài nguyên cần được bảo tồn, gìn giữ. Đất nuôi sống con người – Con người bảo vệ đất! Đây là một mối quan hệ gắn bó, không thể tách rời!

Giá trị của đất trồng trong nông nghiệp

Bạn đã từng nghĩ nếu cuộc sống này không có đất trồng thì sẽ ra sao chưa? Con người chúng ta sẽ không có được thực phẩm trong mỗi bữa ăn hằng ngày, không được hít thở bầu không khí trong lành của những cánh đồng lúa, đồng ngô xanh ngát. Tệ hơn, con người sẽ không có nơi để sống! Chính vì thế, cuộc sống của con người sẽ trở nên khó khăn vô cùng. Đất là nguồn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cũng như nước và oxy cho cây trồng. Hơn nữa, đất còn hỗ trợ cho rễ tất cả những yếu tố mà có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Từ đó, năng suất và chất lượng nông sản sẽ ngày một tăng cao.

Bên cạnh đó, đất trồng chứa một lượng rất lớn các vi sinh vật đã dạng. Điều này là yếu tố giúp cho cấu trúc đất trồng được cải thiện. Xong, chúng chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng cẩn thiết, giúp kiểm soát sự sinh sản của cỏ dại và ngăn ngừa sâu bệnh nguy hiểm đối với cây trồng! Và đặc biệt còn có một điều vô cùng quan trọng khác. Đấy là khi đất trồng khỏe mạnh, nó sẽ góp phần vào việc giảm thiểu sự biến đổi khí hậu trên thế giới. Bằng cách giữ hoặc tăng lượng carbon hữu cơ trong lòng đất. Đất là cơ sở hệ thống lương thực, là nơi phát triển của những loài lương thực phục vụ cho sản xuất, nuôi sống con người. Sức khỏe của đất tỉ lệ thuận với chất lượng cây trồng trong nông nghiệp.

Cải tạo đất trồng là gì? Vì sao cần cải tạo đất trồng?

Cải tạo đất trồng thúc đẩy phát triển nông nghiệp

Cải tạo đất trồng thúc đẩy phát triển nông nghiệp

Thực trạng đất trồng hiện nay đang ngày một xấu đi, ảnh hưởng rất lớn đến nông nghiệp. Nhiều bà con nông dân đang phải vất vả trong việc cải thiện đất, tìm các phương pháp cải tạo đất trồng phù hợp. Một số tình trạng mà chúng ta thường thấy đó là đất mặn, đất chua, đất cằn cỗi hay đất bạc màu. Chính những lẽ đó khiến bà con không thể khai thác tối đa lợi ích của đất trong nông nghiệp.

Hơn nữa, không có một mảnh đất nào là mãi mãi tươi tốt, sống cùng thời gian. Theo các chuyên gia nghiên cứu khoa học, đất được đánh giá như là “một cơ thể sống”. Bởi lẽ, trong thành phần của đất chứa các loại vi sinh như là nấm, vi khuẩn, thực vật hay động vật. Vì lẽ đó mà đất gắn liền với hình thái “sống” dựa trên quy luật của tự nhiên. Đồng thời, đất cũng sẽ trải qua 4 giai đoạn của vòng tuần hoàn đấy là: Phát sinh – Phát triển – Thoái hóa – Già cỗi! Thế nên, chỉ cần sau một vài mùa vụ, một vài lần canh tác, đất sẽ thoái hóa, xuống cấp.

Chính những điều trên là lý do mà bà con nông dân cần tiến hành cải tạo đất trồng. Vậy cải tạo đất trồng là gì?

Cải tạo đất trồng là cách mà chúng ta sử dụng các công nghệ cụ thể để giúp duy trì điều kiện thuận lợi của đất và các nguồn tài nguyên quan trọng đối với nền nông nghiệp. Hơn nữa, đây là một hình thức thay đổi tính chất đất trồng theo hướng tích cực hơn. Và 2 hình thức cải tạo đất trồng phổ biến nhất là tưới và tiêu.

Mục đích của việc cải tạo đất trồng là gì?

  • Cải tạo đất trồng để làm giảm quá trình mà đất bị thoái hóa.
  • Giúp bổ dung vào đất các dưỡng chất quan trọng và thiết yếu. Từ đó sẽ tăng được độ phì nhiêu cho đất, làm cho đất trở nên màu mỡ hơn.
  • Hỗ trợ tăng độ che phủ đất.
  • Hạn chế tình trạng xói mòn hay rửa trôi đất trồng.
  • Giúp đất trồng giảm được độ chua, kiềm và mặn.
  • Quan trọng nhất đấy là tăng năng suất và chất lượng cây trồng, giúp nông nghiệp nước nhà phát triển.

Một số các phương pháp cải tạo đất trồng phổ biến

Có thể thấy có rất nhiều các cách cải tạo đất trồng. Thế nhưng, việc cải tạo đất trồng không phải dễ. Chúng ta phải tiến hành thực hiện nó một cách khoa học và đúng đắn. Đồng thời, bà con nông dân cần phải xem xét tình trạng đất trồng của mình để lựa chọn cách cải tạo sao cho phù hợp nhất. Và sau đây, Giá Thể xin được tổng hợp cho bà con các phương pháp cải tạo đất trồng phổ biến nhất nhé!

  • Tiến hành trồng xen cây phân xanh.
  • Cày sâu, bừa kỹ và bón bằng phân hữu cơ.
  • Bón vôi để khử chua đất trồng.
  • Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục và thay nước thường xuyên.
  • Làm xuộng bậc thang.
  • Trồng các loại cây che phủ đất.

Và trên đên là những chia sẻ của Giá Thể về cải tạo đất trồng thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Hi vọng những thông tin này sẽ ý nghĩa và bổ ích đối với mọi người làm vườn. Chúc thành công nhé!

Xem thêm: 6 chất hữu cơ cải tạo đất tốt nhất