Đất sống – Cây khỏe! Đất trồng là một yếu tố quan trọng, cần được ưu tiên chăm sóc và bảo vệ trong nông nghiệp. Bởi lẽ, không có một mảnh đất nào là có thể tươi tốt mãi với thời gian. Sau những chuỗi ngày canh tác kéo dài thì đất sẽ bị thoái hóa và trở nên xuống cấp. Lúc này, bà con không thể khai thác và phát triển một cách tối đa tiềm năng đất trồng được nữa. Và việc chúng ta cần hướng đến đấy chính là cải tạo đất trồng. Nhiều người đặt câu hỏi đến Giá Thể là: Cải tạo đất vườn bị thoái hóa như thế nào? Vậy để giải quyết được vấn đề trên, mời mọi người cùng theo dõi và khám phá bài viết hôm nay nhé!
Tại sao cần phải cải tạo đất vườn bị thoái hóa?
Các nhà làm vườn trên thế giới đều tiến hành cải tạo đất vườn hàng năm, sau thu hoạch. Hơn nữa, người ta sẽ kết hợp cải tạo đất cùng với bón phân. Tại sao phải làm như thế? Đó là bởi điều này sẽ giúp cho đất trồng được thay đổi theo một hướng tích cực. Cụ thể thì độ pH của đất trồng sẽ được ổn định. Do vậy mà hệ thống rễ cây trồng sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách tốt nhất. Tất cả những dinh dưỡng khó tan thì chúng sẽ được biến chuyển thành chất dễ tan. Và như vậy thì cực kỳ thuận lợi, dễ dàng cho quá trình lấy đi của cây trồng.
Ngoài ra, việc tiến hành cải thiện đất vườn sẽ giúp cho đất trở nên tơi xốp và kết cấu được ổn định hơn. Tránh và hạn chế tối đa những hiện tượng xấu như xói mòn hay rửa trôi các chất dinh dưỡng. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Bên cạnh đó, chính việc làm này còn giúp tạo nên một môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật dễ dàng sinh sôi, nảy nở. Nhờ vậy quá trình phân giải các chất hữu cơ sẽ được đẩy nhanh tốc độ, đất vườn của bà con ngày một màu mỡ, tốt tươi hơn đấy nhé!
Tin rằng với những lẽ trên, bà con đã thấu hiểu được tầm quan trọng của việc cải tạo đất vườn! Vì thế, việc cải tạo đất là vấn đề tiên quyết, không thể nào thiếu trong nông nghiệp trồng trọt! Sau đây, Giá Thể sẽ hướng dẫn bà con cách cải tạo đất vườn bị thoái hóa tốt nhất!
Bước 1: Tiến hành cải tạo đất tạm thời
Với công đoạn đầu tiên này, việc cần làm của bà con đấy là giải quyết khâu ứ đọng nước. Hãy xử lý nó một cách ạm thời bằng biện pháp khơi gốc hay đào rãnh thoát nước. Ngoài ra, bà con cũng có thể sử dụng cuốc xới cho đất vườn được thông thoáng hoặc làm tăng độ pH của đất đều rất tốt nhé!
Bước 2: Cải tạo đất bằng phân bón hữu cơ
Phân bón hữu cơ là một loại phân cực kỳ giàu dưỡng chất đối với đất trồng. Nó có khả năng góp phần cải thiện độ màu mỡ của đất vườn nhà bạn rất hiệu quả! Vì thế sau khi đã xử lý xong đất tạm thời, bà con cần bón phân hữu cho đất. Điều này sẽ giúp gia tăng lượng mùn và độ tơi xốp đáng kể. Bên cạnh đó, phân bón hữu cơ sẽ giúp tạo một môi trường thuận lợi để thúc đẩy cho sự sinh trưởng, phát triển của các vi sinh vật có lợi.
Loại phân tốt nhất, lý tượng nhất các nhà vườn nên sử dụng đó là phân bò hoai mục. Ngoài ra còn có thể tiến hành kết hợp cũng với những loại phân mà được ủ từ bã bùn mía hoặc vỏ cà phê rất tốt. Hơn nữa, nếu dùng thêm phân gà hoai mục còn giúp tăng lượng dinh dưỡng một cách tuyệt vời. Tất cả các loại phân hữu cơ trên phối trộn với nhau sẽ giúp hạn chế các bệnh vùng rễ. Phải kể đến là tình trạng thối rễ hay tuyến trùng rất nguy hại, thậm chí gây chết cây!
Bước 3: Bón vôi để cải tạo đất
Một bước không thể nào thiếu trong quy trình cải tạo đất vườn bị thoái hóa đó là bón vôi. Chắc chắn rồi, vôi là một nguyên liệu quen thuộc với bà con trong nông nghiệp. Việc bón vôi sẽ giúp bù lại lượng magiê và canxi mà cây trồng đã lấy đi từ đất. Hơn nữa nó còn giúp nâng cao độ pH một cách đáng kể để giúp cho cây trồng có thể dễ dàng hấp thụ dưỡng chất hơn đấy nhé!
Vậy tầm quan trọng của việc bón vôi thì ai cũng đã biết rồi, nhưng phải bón như thế nào cho đúng và hiệu quả bây giờ? Chắc chắn sẽ rất ít ai trả lời được câu hỏi tưởng như cơ bản ấy. Vấn đề ở đây chính là nằm ở trị số pH trong đất vườn nhà bạn. Trong trường hợp mà đất vườn càng chua thì độ pH sẽ càng thấp. Do đó, lượng vôi mà bà con phải bổ sung sẽ rất nhiều. Nếu là vườn dùng để trồng cây ăn trái thì tốt nhất phải bón từ 1 – 2 lần/năm!
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Bước 4: Tiến hành đẩy nhanh tốc độ cải tạo bằng chất vi sinh
Sau khi bà con đã thực hiện bón phân hữu cơ nhằm tăng độ mùn cũng như độ tơi xốp. Bên cạnh đó cũng đã bón vôi để nâng cao độ pH, bước này thường mất khoảng 15 – 20 ngày. Và đây chính là lúc thích hợp để chúng ta tiến hành bổ sung chất vi sinh đấy nhé.
Bước 5: Nuôi cỏ để giúp cải tạo đất
Với những ai chưa bắt đầu với nghề trồng trọt lâu năm thì sẽ không biết được tầm quan trọng của cỏ là như thế nào. Tưởng như nó là vô hại đến đất và cây trồng nhưng thực tế thì lại rất hữu ích. Bởi lẽ, khi đất được che phủ bởi cỏ thì những hạt mưa sẽ không rơi trực tiếp xuống đất trồng. Mà mặt khác, nó sẽ bị phân tán ngay trên các tầng lá xanh tươi của cỏ. Đồng thời, các dòng chảy sẽ bị ngăn chặn bởi hệ thống rễ cỏ và những lớp thảm mục trên mặt đất nữa. Chính những lẽ đó mà tình trạng xói mòn cũng như rửa trôi đất được giảm bớt đi một cách đáng kể.
Hơn nữa, việc nuôi cỏ còn giúp hạn chế đất trồng bị đóng váng bề mặt. Nhờ vậy mà khả năng thấm nước của đất trồng là được gia tăng rất nhiều. Khi cỏ sống, nó sẽ giúp cho mặt đất được thông thoáng. Còn khi chết đi, nó lại biến thành một nguồn cung cấp các chất hữu cơ dồi dào. Đây là cách mà cỏ góp phần vào việc cải tạo đất vườn rất tuyệt vời. Đói với những mùa mưa, cỏ sẽ tiến hành bơm sinh học để giúp cho tầng đất sâu bên trong nhanh chóng được khô ráo.
Do vậy mà bà con không nên ngăn cản sự sinh trưởng và phát triển của cỏ. Đặc biệt là không được diệt cỏ đâu nhé. Chúng ta chỉ nên cắt thấp khi cỏ đã phát triển quá cao mà thôi.
Kết luận
Và tên đây là toàn bộ những chia sẻ của Giá Thể về cách cải tạo đất vườn bị thoái hóa. Hi vọng những thông tin trên đây là bổ ích và có ý nghĩa với bà con. Mong rằng, bà con sẽ luôn quan tâm đến sức khỏe đất trồng của mình. Bởi khi đất tốt, giàu dưỡng chất thì cây trồng mới cho chất lượng cũng như năng suất đạt hiệu quả cao! Việc cải tạo đất vườn càng quan trọng và cần thiết hơn trong một gia đình. Vì nơi đây sẽ cho ra đời những thực phẩm rau sạch thơm ngon, tốt cho sức khỏe của những người mà bạn yêu thương! Chúc thành công.
Xem thêm:
Hướng dẫn cách cải tạo đất khô cằn hiệu quả