Nói về vườn rau gia vị, vườn rau thơm thì nhất định không thể bỏ qua cái tên húng quế. Húng quế từ lâu như đã trở thành một hương vị thân quen, gần gũi với người dân Việt. Rau có mặt trong nhiều món ăn từ bình dân cho đến cao cấp, sang trọng. Nét đặc trưng ấy không thể nào trộn lẫn, gây thương nhớ bao người. Song, cũng bởi vì húng quế dễ trồng, dễ chăm nên nhiều gia đình đã áp dụng mô hình trồng tại nhà. Đó là những thùng xốp, chậu hay thậm chí là trong khuôn viên khu vườn nhỏ. Vừa là một cách để ta tìm về với thiên nhiên sau những giờ mệt mỏi. Vừa là cách để thu hái nguồn thực phẩm xanh, tốt cho sức khỏe. Vậy bài viết này, Giathe.vn sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm về một số lưu ý khi chăm sóc húng quế hiệu quả. Cùng theo dõi bài viết để rõ hơn nhé.

Giới thiệu những nét cơ bản về cây rau húng quế

Chia sẻ kinh nghiệm về một số lưu ý khi chăm sóc húng quế 1Trước khi đến với kinh nghiệm về một số lưu ý khi chăm sóc húng quế, cùng tìm hiểu vài nét cơ bản về loại rau thơm này. Loài rau này thực sự không còn quá xa lạ với mọi gia đình Việt Nam nữa. Hương vị của rau vô cùng đặc biệt và nó thể hiện rất rõ qua nhiều bộ phận. Bao gồm lá, thân, hoa và cả ngọn nữa. Với loại rau gia vị này, người ta thậm chí còn có thể chiết xuất được trung bình từ 0.4 – 0.8% tinh dầu. Đó là một dòng tinh dầu hương thơm nhè nhẹ, dễ chịu và có màu vàng nhạt.

Rễ của rau húng quế có đặc điểm là phát triển từ hệ thống rễ phôi. Chúng có xu hướng ăn sâu vào đất trồng với chiều sâu là 18 – 25cm. Bên cạnh đó còn có cả hệ thống rễ cấp 2, hệ thống rễ cấp 3. Tất cả tạo thành một tổng quan hệ rễ chắc khỏe, mạnh mẽ, bám chặt đất trồng. Từ đó có công dụng và hiệu quả trong việc giữ cho húng quế đứng vững. Quan trọng nhất là rễ giúp hút nước, hút dinh dưỡng để nuôi cây xanh tốt, to lớn.

Thông thường, chiều cao của húng quế có thể đạt là 40 – 60cm. Thân có những mắt đốt. Và các mắt đốt này chính là xuất phát điểm của nhiều mầm nhánh. Nếu bạn quan sát kỹ sẽ thấy rõ mỗi mắt đốt có 2 lá mọc đối lại vào với nhau. Lá rau hình thoi, cuống lá dài. Hoa rau húng quế có xu hướng mọc thành từng chùm màu tím xinh xắn, đáng yêu và rất thơm nữa.

Bật mí công dụng của rau húng quế cho đời sống và sức khỏe

Không chỉ có vị thơm ngon, đặc biệt, rau húng quế còn mang nhiều công dụng tuyệt hảo cho sức khỏe. Thường trong cuộc sống, rau húng quế được dùng làm rau thơm để tăng hương vị cho nhiều món ăn từ truyền thống cho đến hiện đại. Nổi bật như là nộm, bún bò, gỏi cuốn, phở bò,…

Xét trong Đông Y, rau húng quế được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi:

  • Rau húng quế ăn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Quan trọng hơn cả là tinh dầu của rau thơm có tác dụng thúc đẩy, kích thích tiêu hóa một cách hiệu quả.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch. Nếu như bạn không biết thì thật rất đáng tiếc. Để giảm đi sự mệt mỏi, căng thẳng sau một ngày dài làm việc thì hãy trộn hỗn hợp húng quế và mật ong. Hỗn hợp này sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng tích cực, giúp làm giảm, làm chậm quá trình lão hóa. Và đặc biệt là duy trì lâu dài sẽ kéo dài tuổi thọ hơn đáng kể.
  • Rau húng quế còn giúp kháng khuẩn rất tốt. Nhiều chuyên gia nghiên cứu cho thấy rằng tinh hầu húng quế ngăn ngừa, hạn chế các vi khuẩn sinh trưởng và phát triển. Ví dụ như là khuẩn hình que, khuẩn hình tụ cầu,… Trong khi đó, không cần phải sử dụng bất kỳ một kháng sinh độc hại nào khác.
  • Ngoài ra, sử dụng rau húng quế còn mang vô vàng lợi ích khác. Như tốt cho hệ thống tim mạch, lợi đường sữa, giảm đường trong máu, chống chứng trầm cảnh hay ngừa sâu răng vượt trội,…

Chia sẻ kinh nghiệm về một số lưu ý khi chăm sóc húng quế

Chia sẻ kinh nghiệm về một số lưu ý khi chăm sóc húng quế 2Như đã nói, trồng hay chăm sóc húng quế thì đây là một công tác đơn giản. Tin rằng bà con hoàn toàn có thể áp dụng, tiến hành tại nhà. Thế nhưng, rõ ràng nếu có kiến thức và kinh nghiệm thì chăm rau húng quế sẽ tốt hơn. Để rau húng quế xanh tốt, năng suất, thu hái quanh năm thì bạn có thể tham khảo một số lưu ý khi chăm sóc húng quế tại nhà mà Giathe.vn chia sẻ dưới đây.

Nước tưới cho húng quế

Trước tiên, một số lưu ý khi chăm sóc húng quế không thể bỏ qua yếu tố nước tưới. Bởi nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Rau húng quế cũng rất cần nước để sinh trưởng. Thế nên, nhà vườn cần duy trì chế độ tưới nước cho rau thường xuyên, đều đặn mỗi ngày. Tưới 2 lần vào buổi sáng sớm và khi chiều tối. Đó là những thời điểm lý tưởng trời dịu nhẹ, dễ dàng cho cây hấp thụ.

Phân bón cho rau húng quế

Vậy còn đối với phân bón thì sao? Cây cần dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh. Vì thuộc nhóm rau ăn lá thế nên so với nhiều cây khác thì nhu cầu đạm của rau húng quế sẽ nhiều hơn so với lân và kali. Cho nên, nhà vườn có thể dùng phân bón hữu cơ an toàn, lành tính để bón lót cho rau lúc tiến hành sang chậu. Sau mỗi lần thu hái rau xong thì nhà vườn hãy chủ động cung cấp, bổ sung thêm một lượng phân bón hữu cơ vừa đủ nhé.

Nên khuyến khích sử dụng những phân hữu cơ là phân chuồng ủ hoai. Ví dụ như là phân trùn quế, phân bò hay là đạm cá. Chuyên gia cho rằng những sản phẩm phân bón tự nhiên trên là đặc biệt tốt cho rau húng quế. Song lại đảm bảo nguồn nông sản hữu cơ, an toàn, sạch tuyệt đối cho sức khỏe.

Ngoài ra, dựa trên mức độ thu hái để nhà vườn chủ động, linh hoạt trong việc điều chỉnh liều lượng phân bón phù hợp. Nếu như ta chỉ thu hái vài ngọn mỗi lần thì không phải bón quá nhiều phân hữu cơ. Trong trường hợp phát hiện cây có dấu hiệu, có vấn đề bất thường về sức khỏe như vàng lá, nứt chồi thì cần phải nhanh chóng cung cấp, bổ sung thêm một lượng phân bón nhất định.

Quản lý bệnh hại rau húng quế

Có thể nói rằng, trong công tác chăm sóc cho rau húng quế thì sâu bệnh chưa phải là nỗi lo hay vấn đề chính. Một sự thật trong đặc điểm sinh trưởng của rau thơm đó là sức kháng bệnh rất tốt. Thế nên, nhà vườn hãy chủ động phòng chống bệnh cho rau húng quế bằng những phương pháp thủ công.

Trong trường hợp bệnh quá năng, không thể kiểm soát được thì lúc đó mới phải dùng thuốc. Tất nhiên, ta cần tuân thủ quy tắc 4 đúng. Đó là đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách. Và sau đây, Giathe.vn sẽ giới thiệu hai đối tượng sâu bệnh mà rau húng quế thường dễ gặp phải nhất.

Bệnh do nấm

Bệnh hại do nấm là một tình trạng không phải quá xa lạ nữa. Vậy nếu như húng quế của bạn không may gặp phải tình trạng này thì cần tiến hành những biện pháp phòng ngừa. Có thể đảm bảo mật độ, luân chuẩn vị trí của rau thơm. Ngoài ra, mọi người có thể dùng lớp phủ nhựa nhằm mục đích làm cho đất trồng nóng lên. Khi đất nóng thì nhiệt độ tăng. Lúc đó mầm bệnh hay sâu bệnh đều sẽ bị tiêu diệt.

Đồng thời, việc bảo đảm vệ sinh, thường xuyên sục khí và gia tăng khả năng thoát nước hiệu quả là cần thiết. Với những cây rau húng quế bị bệnh thì mạnh tay loại bỏ. Như vậy mới tránh, hạn chế được tình trạng lây lan đến những cây khác.

Lưu ý tuyệt đối không sử dụng phân ủ. Tại sao? Bởi phân ủ thường là môi trường mà nấm tồn tại. Chúng sẽ sinh trưởng và tiến hành lây nhiễm cho các cây rau húng quế trong tương lai xa hay gần.

Rệp

Rệp cũng là một cách tên quen thuộc và khá phổ biến với những ai trồng rau, canh tác rau húng quế tại nhà. Phương pháp thủ công, tự nhiên để loại bỏ rệp đơn giản đó là sử dụng nước lạnh. Tuy nhiên, không thể tránh được việc ta sẽ thất bại ở lần đầu tiên. Nếu như vậy, ta có thể tiến hành phun rau húng quế bằng dung dịch xà phòng hay dầu làm vườn.

Ngoài ra, nhà vườn có thể tham khảo việc nuôi những loài côn trùng có lợi trong quá trình canh tác rau thơm. Ví dụ như là bọ rùa hay ong bắp cày. Song, ở nhiều nơi, nhà vườn dã áp dụng phương pháp trồng chi Sen cạn. Chi sen cạn được xem là món ăn ưa thích của các loài rệp. Đây là cách an toàn, hiệu quả để giúp thu hút rệp ra khỏi vườn rau húng quế.

Lưu ý là đối với trồng rau húng quế diện tích lớn, số lượng cây nhiều thì biện pháp tốt nhất là dùng thuốc bảo vệ thực vật chuyên dụng. Theo chuyên gia thì để hạn chế tối đa rệp tấn công, đừng trồng với mật độ quá dày. Hay cũng đừng bón quá nhiều phân đạm cho cây.

Thu hái rau húng quế

Một số lưu ý khi chăm sóc húng quế có bao gồm cả công đoạn thu hái. Bởi là rau gia vị nên nhà vườn sẽ tiến hành thu hái, phục vụ bữa ăn cho gia đình quanh năm. Chứ không phải là thu hoạch lần một, lần hai. Lần đầu sẽ ảnh hưởng đến lần tiếp theo. Thế cho nên bỏ túi kỹ năng thu hái đúng chuẩn, đúng khoa học là điều quan trọng và cần thiết.

Thường thì chỉ sau một tháng là bà con đã có thể tiến hành thu hái rau húng quế rồi. Nhiều người vô tình mắc phải một số sai lầm và đã khiến cho rau húng quế bị chết sớm. Tuyệt đối mọi người khi thu hoạch không được xé lá đơn. Mà thay vào đó, ta nên thu hái luôn cả một nhánh rau húng quế.

Kinh nghiệm của Giathe.vn đó là dùng các sản phẩm, dụng cụ cắt chuyên dụng. Tất nhiên chúng phải được khử trùng, khử khuẩn kỹ càng. Như là dao hay kéo. Tốt nhất, ta nên cắt từ 1 – 2 cm trên mỗi cặp lá như vậy. Có thế thì chồi nhánh của rau húng quế mới được tạo điều kiện để tiếp tục phát triển, sinh trưởng mạnh mẽ và xanh tốt.

Phần kết

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Giathe.vn về một số lưu ý khi chăm sóc húng quế hiệu quả. Bỏ túi những kinh nghiệm, kiến thức trong bài viết sẽ giúp bạn canh tác khu vườn của mình tốt nhất. Đặc biệt có nguồn thực phẩm, nguồn rau xanh, rau sạch phục vụ cho bữa ăn, sức khỏe gia đình. Xin cám ơn vì đã dành thời gian theo dõi, ủng hộ bài viết!

Xem thêm:

Chia sẻ kinh nghiệm và một số lưu ý khi chăm sóc ngò rí

Cách trồng và thu hoạch húng tây