Chanh dây được mọi người yêu thích bởi đây là thức quả chân ái dành cho mùa hè nóng nực. Đặc biệt, đối với bà con nhà vườn thì đây là loại cây ăn quả mang đến năng suất và giá trị kinh tế cao. Thưởng chanh dây, trước tiên, bạn cảm nhận được vị thanh thanh, hậu vị ngọt rất hấp dẫn. Hơn nữa, vì đây là cây thân leo lên việc trồng cây trước vườn nhà sẽ giúp cảnh quan trở nên tươi xanh, mát mẻ. Vậy, kỹ thuật trồng cây chanh dây đơn giản mà sai quả là gì? Hãy cùng Giathe.vn theo dõi, tìm hiểu ở bài viết hôm nay để có cái nhìn rõ hơn nhé.

Xác định điều kiện sinh trưởng của cây chanh dây

Chia sẻ kỹ thuật trồng cây chanh dây đơn giản mà sai quả cả một khu vườn 1Đất trồng cây chanh dây

Kỹ thuật trồng cây chanh dây trước hết phải quan tâm đến yếu tố đất trồng. Bởi đất sống thì cây mới xanh tốt, khỏe mạnh. Nhưng trên thực tế, cây chanh dây không phải là một cây ăn quả kén đất. Song, nhà vườn hoàn toàn có thể trồng ở nhiều loại đất, trên nhiều kiểu địa hình khác nhau. Đất phải được làm cho thật sạch cỏ, cào bằng và xới để có được sự tơi xốp.

Ngoài ra, cây ăn quả này cần được cung cấp đủ nước. Thế nhưng nếu như dư thừa, dẫn đến ngập úng thì sẽ gây thối rễ. Điều này tác động, ảnh hưởng đến dưỡng chất nuôi cây. Do đó mà công tác làm rãnh thoát nước trong kỹ thuật trồng cây chanh dây là cần thiết. Nó giúp hạn chế, tránh tình trạng đất trồng bị rửa trôi hay là xói mòn.

Mỗi hố trồng cây chanh dây trung bình phải có kích thước là 60*60*60 hay 50*50*50(cm). Chú ý nếu như đất trồng không phải là nguồn đất mới mà là tận dụng lại đất trồng cây công nghiệp thì phải tiến hành canh tác hoa màu tạm. Thời gian canh tác này nên kéo dài 2 – 3 vụ rồi mới trồng cây chanh dây. Mục đích là để khử đi tuyến trùng đất một cách hiệu quả.

Độ ẩm trồng cây chanh dây

Về độ ẩm, đây vốn là cây ăn quả ưa ẩm. Do đó nhất thiết nhà vườn phải đảm bảo cung cấp một độ ẩm phù hợp nhất. Hơn nữa, cây chanh dây có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở những nơi mà độ ẩm cao. Do đó, giai đoạn cây ra quả thì thật sự chú ý. Việc thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng teo quả và năng suất thu hoạch giảm sút.

Làm giàn leo cho cây chanh dây

Mọi người hãy làm giàn leo cho cây chanh dây. Có nhiều kiểu giàn khác nhau nhưng cơ bản nó sẽ tương tự như là cách ta làm giàn bí, giàn mướp vậy. Có các kiểu là kiểu giàn truyền thống, kiểu giàn thẳng đứng hay là kiểu giàn chữ T hay A.

Thường, ta có thể tiến hành làm giàn với độ cao tầm 2m. Sử dụng các vật liệu hết sức gần gũi, phổ biến như là gỗ, trụ tre hay bê tông. Kết hợp thêm dây kẽm để tăng sự vững chắc, kiên cố. Hơn nữa, lựa chọn loại giàn trồng cây chanh dây nên có sự tương thích, phù hợp với quy mô, địa hình. Từ đó mang đến sự thông thoáng cho cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi.

Lựa chọn giống trồng cây chanh dây

Chia sẻ kỹ thuật trồng cây chanh dây đơn giản mà sai quả cả một khu vườn 2Kỹ thuật trồng cây chanh dây cũng rất quan trọng việc chọn giống. Ngày nay, trên thị trường có nhiều giống đa dạng. Tuy nhiên phổ biến nhất, được chọn trồng nhiều nhất vẫn là giống vỏ vàng và vỏ tím.

Phương pháp trồng có thể tham khảo thực hiện như là trồng bằng hạt giống, bằng bầu ươm đã được tách. Trường hợp nhà vườn áp dụng kỹ thuật trồng cây chanh dây bằng hạt giống thì hãy chọn quả già, có lớp vỏ ngoài nhăn nheo. Đặc biệt không bị bệnh, hạt mẩy và đen bóng.

Còn trường hợp trồng bằng bầu ươm, hãy chọn giống cây có chiều cao từ 10 – 12cm. Tình trạng sức khỏe tốt, sạch sâu bệnh và có những chiếc lá xanh tươi.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây chanh leo đúng chuẩn tại nhà

Chanh dây là cây ăn quả phù hợp để trồng quanh năm ở hầu hết các tỉnh. Song, vì có đặc tính ưa ẩm cao nên muốn cây lớn lên được hấp thụ lượng mưa lý tưởng thì hãy trồng đoạn tháng 4 – tháng 6 dương lịch.

Nhìn chung, giai đoạn này đã bắt đầu có mưa. Lượng sinh khoáng có ở trong nước mưa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cây chanh dây phát triển xanh tốt. Song, nhà vườn cũng giảm được một phần công sức tưới tiêu.

Cách 1: Kỹ thuật trồng cây chanh leo từ bầu được tách sẵn

  • Đầu tiên, ta sử dụng dao hay kéo để cắt bầu nilon hay là bầu nhựa ra. Thao tác thật nhẹ nhàng, gọn gàng để tránh làm cho bầu đất bị vỡ.
  • Đào một lỗ ngay ở vị trí chính giữa của hốc cây rồi đặt cây giống vào cho ngay ngắn. Từ mặt bầu đến mặt đất nên bằng hoặc là cao hơn.
  • Cố định cây đứng vững chắc rồi lấp đất trồng. Nén nhẹ tay ở các phần xung quanh gốc.
  • Cung cấp nước tưới cho cây ngay lập tức để giúp cây quen với môi trường đất trồng mới. Như vậy thì cây sẽ không bị héo. Song, đất trồng được chèn vào nhiều hơn, đầy hơn. Tuyệt đối không để rễ cây bị hở bởi như vậy rất dễ gây khô rễ. Chủ động tưới nước thường xuyên, đều đặn để tránh cây bị chết.
  • Những ngày tiết trời có nhiệt độ cao, nắng to thì phải có biện pháp che chắn bằng lưới nilon màu xanh hay đen. Hoặc là bạn sử dụng cành cây, tàu dừa cũng rất tốt,… Như thế, cây chanh dây có đủ thời gian hút nước và quang hợp.
  • Bồn cây nên có chiều rộng là 1m. Thành bồn tầm 20 – 40cm sẽ tiện hơn cho công tác tưới tiêu vào mùa hanh khô. Chú ý, bồn phải được vun gọn gàng nhất có thể để tránh nước đọng gây hại đến sức khỏe cây trồng.

Cách 2: Kỹ thuật trồng cây chanh dây bằng hạt

  • Trước hết, sử dụng hạt tươi của chanh dây để trồng. Có một điều chắc hẳn ít người biết đó là hạt tươi sẽ nảy mầm nhanh hơn, chắc hơn nhiều so với hạt chanh khô.
  • Tách hạt từ quả chanh dây tươi. Lấy vải xô và chà nhẹ để làm mất đi lớp ảo vỏ bao bọc bên ngoài.
  • Mang hạt đi phơi khô trong 3 – 4 ngày rồi rửa lại với nước sạch. Cuối cùng hong khô ở những nơi râm mát.
  • Nếu như nhà vườn muốn mang đi trồng ngày thì khoảng 10 – 20 ngày sau hạt sẽ nảy mầm.
  • Nhưng nếu muốn bảo quản thì ta phải cất ở trong hộp kín. Ngân mát tủ lạnh là nơi giữ hạt tốt nhất, có thể lên đến nửa nầm.
  • Khi hạt đã nảy mầm thì cây chanh dây con sẽ sinh trưởng, phát triển nhanh chóng. Khi cây cao khoảng 10cm thì nhà vườn hãy tách và trồng. Kỹ thuật tương tự như trồng với bầu cây mà chúng tôi đã hướng dẫn ở trên vậy.

Phần kết

Vậy là Giathe.vn đã chia sẻ đến bạn những kiến thức, kinh nghiệm về kỹ thuật trồng cây chanh dây tại nhà cho sai quả. Mùa hè này không còn gì tuyệt vời hơn khi có một ly nước chanh dây mát lạnh, sảng khoái. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn thật nhiều nhé.

Xem thêm: