Một trong những loại củ được nhiều người yêu thích, ưa chuộng trong ẩm thực lẫn Đông Y đó là củ cải. Củ cải hay còn được biết đến với tên gọi khác đó là nhân sâm mùa Đông. Bởi lẽ thực phẩm xanh này đặc biệt thơm ngon, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người. Hơn nữa còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ổn định đường máu, cải thiện hệ tiêu hóa và rất tốt cho đường hô hấp. Cũng vì những điều này mà mô hình trồng củ cải hữu cơ tại vườn nhà nay đang rất phổ biến, được áp dụng rộng rãi. Vậy, một số lưu ý khi chăm sóc củ cải để cây xanh tốt, cho năng suất cao là gì? Cùng theo dõi bài viết để rõ hơn chi tiết, cụ thể bạn nhé.
Đôi nét giới thiệu về củ cải
Trước khi tìm hiểu về một số lưu ý khi chăm sóc củ cải, cùng khám phá đôi nét về đặc điểm của loại củ này. Vào mùa Đông, thức củ này như trở thành thực phẩm thiết yếu thường xuyên có mặt trong góc tủ của mọi nhà. Củ cải đã được các bà nội trợ, các chị, các mẹ liệt vào danh sách top các thực phẩm nên và cần phải mua. Bởi lẽ, đây là thực phẩm xanh hữu cơ với nhiều chất dinh dưỡng, mang đến thật nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe gia đình.
Củ cải nằm trong họ rau cải. Nó sẽ bao gồm một số đối tượng khác như là cải xoăn, bông cải xanh và cả súp lơ trắng. Một vài nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích củ cải, chỉ ra những công dụng mà thức củ mang lại. Sau đó, họ kết luận rằng trong củ cải chứa một hàm lượng các chất nitric oxide cao. Chất này được bết đến là vô cùng quan trọng, cần thiết cho cơ thể. Qua đó thúc đẩy hệ tuần hoàn máu được khỏe mạnh và bảo vệ tim mạch một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra trong thành phần củ cải chứa một hợp chất có tên trigoneline – hormon. Chất này có vai trò hỗ trợ để sản xuất ra nhiều chất nitric oxide hơn nữa.
Phân nhóm hai loại củ cải cơ bản thường thấy
Hiện nay, củ cải được trồng không chỉ phổ biến tại Việt Nam mà còn lan rộng trên toàn thế giới. Tùy vào giống loại mà củ cải sẽ khác nhau về kích thước, màu sắc.
Có hai loại cơ bản là củ cải trắng (củ cải đường) và củ cải đỏ. Củ cải đường thường sẽ được tiến hành thu hái vào mùa Đông. Ngược lại, củ cải đỏ được thu chủ yếu vào mùa xuân và mùa hạ.
Bật mí lợi ích của củ cải cho sức khỏe
Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Củ cải giúp làm giảm bớt nguy cơ mắc bệnh ung thư một cách hiệu quả. Bởi trong thành phần của củ có chứa phytochemical và anthocyanins. Hai chất này có nhiệm vụ quan trọng đó là chống lại những tác nhân hàng đầu gây ra ung thư.
Trị chứng đái tháo đường
Củ cải rất tốt đối với những bệnh nhân đang mắc chứng đái tháo đường. Thực tế, những đối tượng mắc đái tháo đường sẽ không có khả năng hấp thụ insulin trong cơ thể sản xuất ra. Hoặc là không thể sản xuất được insulin. Vậy nên có thể lựa chọn củ cải để giúp tối ưu hóa hiệu quả những công dụng này.
Điều chỉnh huyết áp
Củ cải còn góp phần điều chỉnh huyết áp. Có được điều này nhờ vào thành phần giàu kali. Thức củ sẽ giúp duy trì trạng thái cân bằng natri – kali bên trong cơ thể mỗi người sử dụng. Vậy, cơ bản sự cân bằng lý tưởng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để huyết áp được ổn định.
Giúp giảm cân hiệu quả
Đặc biệt củ cải mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời trong vấn đề giảm cân. Thực tế theo nghiên cứu cho thấy hàm lượng calo có sẵn trong củ cải là vô cùng thấp. Song, hàm lượng chất xơ thì lại vô cùng phong phú. Do vậy mà những ai có kế hoạch giảm cân thì sẽ cảm thấy nhanh no trong quá trinh sử dụng sản phẩm này.
Ngăn ngừa những bệnh về da
Củ cải giúp ngăn ngừa, hạn chế mắc những bệnh nguy hiểm có liên quan về da. Trong số đó tiêu biểu nhất phải kể đến bệnh vàng da. Thực phẩm xanh này nổi bật với công dụng thanh lọc cơ thể và loại bỏ đi mọi độc tố.
Trị cảm lạnh và ho
Những người đang cảm lạnh, ho do nhiều nguyên nhân thì hãy thêm củ cải vào trong chế độ ăn uống hàng ngày. Như vậy thì những triệu chứng liên quan đến bệnh sẽ giảm đi đáng kể. Thức củ có khả năng giúp chống sung huyết, hình thành nên chất ngầy ở bên trong cổ họng. Đặc biệt gia tăng khả năng miễn dịch, giống nhiễm trùng tốt nhất.
Chống và cải thiện chứng táo bón
Ăn củ cải đều đặn, thường xuyên cũng là một biện pháp để cải thiện chứng táo báo. Đây là căn bệnh thường gặp, khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi, nhất là những ai ít vận động. Và nếu như bạn có một chế độ ăn uống ít chất xơ, không lành mạnh thì cũng sẽ gặp phải tình trạng này. Vậy, củ cải sẽ là thực phẩm giúp điều trị tốt hơn.
Thành phần chất xơ của củ cải là tương đối phong phú. Những chất này có công dụng làm sạch nhiều thứ thức ăn hay cặn bạ bị mắc kẹt lại ở ruột già. Sau đó sẽ tống hết toàn bộ ra ngoài. Đồng thời, củ cải còn tăng cường sự tiết dịch mật, tiêu hóa. Như thế, hệ thiếu tiêu hóa bên trong cơ thể con người được duy trì hoạt động hiệu quả cao.
Bỏ túi một số lưu ý khi chăm sóc củ cải từ kinh nghiệm thực tế
Tưới nước cho cây
Trước hết, yếu tố nước tưới là yếu tố không thể thiếu. Củ cải cần được cung cấp nước để thực hiện nhiều quá trình diễn ra bên trong nó. Với đặc tính sinh trưởng thì củ cải là loại cây ưa ẩm, không chịu môi trường ngập úng. Vậy nên tuyệt đối không tưới nước quá nhiều bởi rất dễ làm hại đến hệ thống rễ và củ. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh thối nhũn, sâu hại tấn công sức khỏe cây trồng.
Với kinh nghiệm làm vườn lâu năm, ta chỉ nên tiến hành tưới nước cho củ cải 2 ngày 1 lần. Và tuyệt đối không được tưới nước quá đẫm. Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hay phun sương nhằm hạn chế bớt một phần áp lực nước, đất, đá. Bởi chúng thường rất dễ bám lại trên cây, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
Vun xới cho cây
Đối với canh tác củ cải trắng thì vun xới thực sự là một công tác quan trọng không thể thiếu. Bởi lẽ loại cây này thuộc nhóm cây thân củ. Khi cây hình thành, tạo củ thì sẽ có xu hướng trồi lên bên trên mặt đất. Như thế thì sẽ khiến cho củ cải bị sần sùi và không sáng mã được. Cho nên, theo kinh nghiệm làm vườn lâu năm thì việc vun xới thực sự là việc nên được tiến hành, thực hiện thường xuyên kết hợp với việc bón thúc.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Ngoài ra, trong quá trình vun xới ta cần thực hiện nhẹ tay. Tuyệt đối không được xới ở vị trí gần gốc rễ dễ khiến đứt rễ cây. Ta chỉ làm nông tay thôi là đã được rồi. Và bí quyết để thu hoạch được những củ cải trắng, to, sáng mã thì sau khi gieo hạt xong, phủ lên một lớp rơm rạ thật mỏng. Đây là cách để giúp giữ ẩm cho cây trồng thật đơn giản và hiệu quả cao.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây
Canh tác củ cải nhất định nhà vườn phải đối diện với các tác nhân sâu bệnh. Củ cải trắng thường bị rệp hay các loài bọ nhảy tấn công nhiều nhất. Thế nên nhà vườn cần thường xuyên theo dõi, quan sát, có biện pháp điều trị kịp thời ngay khi phát hiện có sự bất ổn. Vì là canh tác hữu cơ tại nhà nên rất khuyến khích, ưu tiên dùng chế phẩm sinh học. Hoặc không có thể dùng bẫy bả nhằm tiêu diệt sâu bệnh hại tấn công.
Nếu như trồng củ cải mật độ dày vào mùa mưa, khả năng thoát nước của đất trồng kém thì khả năng cao sẽ gặp phải tình trạng thối nhũn. Vậy, để hạn chế vấn đề trên ta cần cải thiện khoảng cách, mật độ cây phù hợp. Đồng thời tiến hành lên luống cao nhằm mục đích gia tăng khả năng thoát nước tốt ở cây trồng.
Bên cạnh đó cũng sẽ gặp phải một số vấn đề như là lở cổ rễ, cháy lá, phấn trắng. Ta cần chủ động có biện pháp phòng ngừa và giải pháp điều trị thật hợp lý nhé.
Bón phân cho cây
Chất lượng cụ có tốt không, củ có giàu dinh dưỡng không là phụ thuộc vào phân bón. Đây là yếu tố quan trọng quyết định cho năng suất cũng như chất lượng của củ. Với kinh nghiệm của chuyên gia, ta có thể tham khảo chia số lần bón thúc thành 3 lần. Số lần này áp dụng cho vườn có diện tích là 1ha.
Lần đầu tiên là thời điểm mà củ cải mọc từ 2 – 3 lá thật. Lúc này, mọi người tiến hành bón phân kết hợp với công tác tỉa thưa. Ta hòa tan phân với nước để tưới lên trên bề mặt luống thật đều. Liều lượng phân bón nên dùng là 10 – 13kg phân bón kali và 10 – 20kg phân đạm trộn cùng nhau.
Lần bón thứ hai sẽ cách lần đầu tiên từ 5 – 7 ngày là hợp lý. Mọi người kết hợp với công tác tỉa thưa cho củ cải thêm lần nữa. Lưu ý chú trọng về khoảng cách giữa những cây phải đạt trung bình từ 15 – 20cm. Lượng phân dùng bón thúc bao gồm 10 – 13 kg phân bón kali, 20 – 30kg phân đạm. Kết hợp và rải đều lên bề mặt luống. Cuối cùng đừng quên tưới nước để rửa lại lá cây thật sạch.
Lần thứ ba, cũng là lần cuối cùng bón phân cho cây. Lúc này, kích thước củ cải chạc ngón tay cái của người trưởng thành. Mọi người áp dụng liều lượng và phương pháp tương tự như là lần bón thúc thứ 2 vậy.
Một điểm quan trọng mà nhà vườn cần nhớ đó là hãy ngưng việc bón phân tối thiểu 21 ngày trước khi ta thu hoạch củ.
Thu hoạch củ cải
Mỗi một vụ mùa sẽ có những quy định về thời gian thu hoạch củ cải khác nhau. Thường thì đối với vụ Xuân Hè, thu hoạch củ cải chỉ sau khoảng 25 – 35 ngày gieo trồng. Những củ cải trồng vào vụ mùa này có đặc điểm là bé và đắng. Đặc biệt nhà vườn thường sẽ ăn cả lá và ăn cả củ.
Vụ trồng củ cải chính thường từ tháng 8 – 9 và cho thu hoạch củ lâu hơn, khoảng sau 60 – 70 ngày sau khi trồng. Và năng suất của vụ mùa này không cao, cũng chỉ đạt mức trung bình mà thôi.
Vụ trồng củ cải muộn là từ tháng 10 – 11 và thu hái lâu nhất, sau khoảng 80 – 100 ngày sau khi trồng. Song, đây cũng là vụ được đánh giá cao hơn cả. Bởi lẽ năng suất thân, lá đạt mức cao nhất trong tất cả các mùa.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia Giathe.vn về một số lưu ý khi chăm sóc củ cải xanh tốt, cho năng suất và chất lượng củ cao. Đây là thức củ giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Vì thế nên nếu bạn đang có ý định hay lên kế hoạch trồng tại vườn thì có thể bỏ túi, đúc rút kinh nghiệm bổ ích của chúng tôi. Cuối cùng, xin cám ơn vì đã ủng hộ, theo dõi bài viết.
Xem thêm:
Những lưu ý trồng rau trên sân thượng mà bạn phải biết
Bỏ túi ngay một số lưu ý khi chăm sóc cà chua tại nhà cho năng suất cao