Từ xa xưa, chơi đào đã trở thành một nét văn hóa truyền thống đẹp trong những dịp lễ Tết Nguyên Đán của người Việt. Những cánh hoa đào ngọt ngào, tinh khôi và thanh khiết. Những cành cây được bàn tay nhà vườn uốn với nhiều dáng hình độc đáo và lạ mắt. Trong tiềm thức người Việt, có hoa đào là có Tết, hoa đào nở là đón mùa Xuân về. Vì thế, bất kỳ một gia đình nào cũng rất yêu thích và ưa chuộng loài hoa này. Họ thường trồng cây, áp dụng các biện pháp khác nhau để có hoa xinh trong nhà vài ba ngày Tết. Tuy nhiên, muốn trồng đào tươi xanh, khỏe mạnh thì phải có nhiều kinh nghiệm, kiến thức. Hiểu được điều đó, trong bài viết này Giathe.vn sẽ hướng dẫn kỹ thuật trồng cây đào chuẩn nhất. Cùng theo dõi ngay.

Các bước chuẩn bị trồng cây đào

Kỹ thuật trồng cây đào giúp cây nở hoa đón Tết Nguyên Đán 1Chọn đất và dọn dẹp mặt bằng

Công tác quan trọng đầu tiên trước khi tiến hành kỹ thuật trồng cây đào chính là chọn đất, dọn dẹp mặt bằng. Trên thực tế, cây đào có khả năng chịu được đất trồng xấu hay đất dốc. Cây có xu hướng sinh trưởng, phát triển tốt hơn trên đất Feralit đỏ vàng, đất sét, đất hơi chua, đất cát, đất thịt nặng, đất sỏi nhiều, đất tơi xốp và giàu chất mùn. Độ pH của đất nên đạt mức 5.5 – 6.

Ngoài ra, đặc tính sinh trưởng của cây kiểng là không chịu ngập úng. Do đó, vị trí đất trồng cần phải quang đãng, cao ráo và được lên luống cao. Vườn trồng hoa nên ở gần khu vực nguồn nước. Trong điều kiện khô hạn, nhà vườn phải chủ động tưới tiêu. Mùa mưa lũ phải thiết kế thêm rãnh thoát nước.

Trước thời điểm trồng cây tầm 1 tháng thì đất cần phải được xử lý kỹ. Cụ thể là phay đập nhỏ và vơ cho sạch toàn bộ cỏ. Sau đó, lên luống có độ rộng là 1m, chiều cao là 25 – 30cm. Rãnh có chiều rộng 30cm, hướng Đông – Tây.

Đào hố trồng cây đào

Kỹ thuật trồng cây đào không thể bỏ qua công tác đào hố. Hố nên có kích thuốc trung bình là 0,4*04,(m). Bên cạnh đó, ta sẽ điều chỉnh dựa trên tính chất đất và kiểu địa hình. Nếu như tầng đất rắn chắc thì thay vì đào sâu, ta nên đào rộng. Nếu đất trồng xấu, nghèo nàn dưỡng chất thì phải đào hố lớn hơn.

Trong quá trình đào hố trồng cây, mọi người lưu ý phải đổ riêng lớp đất màu bên trên bề mặt về một bên. Và lớp đất dưới cũng làm điều tương tự.

Bón lót và lấp hố

Sau các bước trên, ta đến với công tác bón lót và lấp hố trồng. Trước lúc trồng từ 7 – 10 ngày, việc nhà vườn bổ sung bón lót sẽ giúp cung cấp, bổ sung một lượng dưỡng chất dồi dào cho cây. Trong đó có phân bón hữu cơ với rất nhiều nguyên tố đa – vi lượng. Như vậy thì cây sẽ có điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

Khi đã đào hố xong, phần đất màu trên mỗi hố trộn cùng với phân. Tỷ lệ là 3 đất – 1 phân. Bạn có thể tham khảo, sử dụng công thức bón lót như sau: 5kg phân chuồng đã ủ hoai mục + 0,1kg phân lân + 0,1 kg phân bón kali.

Ngoài ra, bạn lưu ý là trong lúc lấp hố, hãy cho thêm một lớp đất đáy vào trước. Sau đó thì ta mới bắt đầu cho hỗn hợp đã phối trộn giữa đất và phân xuống. Trong trường hợp phân chuồng và đất màu nhiều, ta không cần phải cho lớp đất đáy vào nữa.

Tiếp theo, vun cao hơn bề mặt đất vườn tầm 15 – 20cm. Điều này sẽ giúp cho cây đào không bị ngập úng, không trũng. Đặc biệt, nhà vườn cũng sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn trong quá trình chăm sóc và ngừa bệnh hại.

Chọn cây đào giống

Kỹ thuật trồng cây đào giúp cây nở hoa đón Tết Nguyên Đán 2Để chọn một cây giống tốt, không phải là ai cũng có thể. Nhà vườn phải đảm bảo các tiêu chuẩn khi chọn cây giống sau đây:

  • Trước tiên, cây ghép cần đúng giống, được trồng trong một chiếc túi bầu nilon. Điều kiện là bầu nilon không bị dập hay vỡ.
  • Thứ hai, cây ghép cần phải có điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt, khỏe mạnh. Thân cây mập, lá cây không có dấu vết của sâu bệnh hại. Trên thân cũng xuất hiện tình trạng chảy nhựa.
  • Thứ ba, cây ghép nên có mức chiều cao trung bình là từ 60 – 80%. Đường kính của gốc khoảng 2 – 3cm là phù hợp nhất.

Chọn thời vụ trồng cây đào

Cho những ai chưa biết thì cây đào sẽ có 4 giai đoạn sinh trưởng chính. Mùa đông, cây ngủ nghỉ. Đến mùa xuân, cây đâm chồi nảy lộc hoa lá. Do đó, thời vụ để tiến hành kỹ thuật trồng cây đào tốt nhất là vào đầu vụ xuân, từ tháng 1 đến tháng 2 âm lịch.

Nếu như nhà vườn chưa chuẩn bị đất trồng kịp thì có thể dịch chuyển về tháng 3 hay tháng 4. Tuy nhiên phải hiểu rõ một điều là khi ta trồng càng muộn thì tốc độ cây sinh trưởng, phát triển sẽ càng kém. Và tất nhiên, năm đó mọi người sẽ không thu được hoa kiểng xinh đẹp đúng ý.

Thao tác trồng cây đào

Kỹ thuật trồng cây đào sẽ được thực hiện với các bước như sau:

Đầu tiên, sử dụng dao, kéo hoặc tay để tháo bỏ túi bầu ra. Và chú ý là phải thao tác thật nhẹ nhàng, cẩn thận nếu không sẽ làm cho bầu bị vỡ.

Dựa trên cơ sở đào hố và lất đất như đã nói ở trên, nhà vườn chỉ cần tạo ra một chiếc hố với kích thước lớn hơn so với bầu một chút. Sau đó, ta đặt cây giống đứng thẳng xuống. Dùng phần đất vừa mới đào lên để lấp lại thật kín rồi nén nhẹ tay.

Ngoài ra, cây đào cảnh vốn là cây cần được trồng nông ngang với cổ rễ. Nhà vườn nên chủ động xới xáo cho đất trồng luôn có được độ tơi xốp. Song, đề phòng tình trạng cây bị nghẹt rễ. Trên thực tế, đây là vấn đề mà đào thường bị mắc phải và xuất hiện mỗi mùa mưa.

Những cây ở 2 luống gần kề nhau thì nên ở vị trí so le nhau. Như thế, ta có thể giúp cây tận dụng được tối ưu, hiệu quả nguồn ánh sáng mặt trời. Nếu như cây mọc cao, ở vùng trồng có gió thì phải buộc giữ lại bằng cọc. Như thế thì cây mới không bị lay gốc và không bị đổ ngã.

Phần kết

Như vậy, Giathe.vn đã hướng dẫn mọi người đầy đủ, chi tiết về kỹ thuật trồng cây đào chơi Tết. Mỗi năm Tết đến, niềm vui sẽ càng thêm trọn vẹn nếu như có thêm nhành mai, nhành đào xinh tước trước nhà. Hi vọng thông tin trong bài viết này sẽ giúp mọi người trồng cây thành công.

Xem thêm: