Mùa hè là mùa của hương sầu riêng thơm ngạt ngào và béo ngậy. Người ta nhớ đến thức quả sầu riêng như chính là một thứ hương vị đặc trưng không thể thiếu làm nên mùa hè. Đây là cây trồng mang đến giá trị kinh tế cực kỳ cao cho nhà vườn. Cây đã phát triển, trở nên phổ biến từ lâu và được đông đảo người ưa chuộng và yêu thích. Việc chú trọng đầu tư thâm canh kết hợp chăm sóc đúng chuẩn sẽ giúp cây xanh tốt, khỏe mạnh. Từ đó góp phần làm cho năng suất và chất lượng thu hoạch cao. Vậy thì kỹ thuật trồng cây sầu riêng đầy đủ và chi tiết các bước như thế nào? Đó hẳn là một điều mà rất nhiều người quan tâm, tìm kiếm. Thế nên đừng vội bỏ lỡ bài viết hôm nay của Giathe.vn nhé.

Chọn giống cây sầu riêng

Kỹ thuật trồng cây sầu riêng đầy đủ và chi tiết nhất cho hội nhà vườn 2Kỹ thuật trồng cây sầu riêng đầu tiên cần phải lựa chọn giống phù hợp. Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều giống sầu riêng khác nhau. Từ những giống nội địa cho đến giống được nhập khẩu nước ngoài về. Phải kể đến như là sầu Malay hay là sầu thái,… Ở trong nước có RI6 là giống sầu riêng mà đông đảo bà con yêu thích và chọn lựa. Điểm chung của chúng là cây cao sản. Chất lượng quả cao, biểu hiện là: Cơm vàng, hạt lép và lớp vỏ mỏng. Song, giá trị kinh tế mà các giống sầu riêng này mang lại là cực kỳ ấn tượng.

Và có một điều mà những ai sắp áp dụng kỹ thuật trồng cây sầu riêng cần nắm đó là đây tuyệt đối không phải là cây tự thụ phấn. Mà sầu riêng vốn thụ phấn chéo nhờ vào gió, nhờ vào côn trùng. Vậy nên, nếu như tiến hành trồng bằng hạt thì khả năng xảy ra biến dị là rất lớn.

Kỹ thuật trồng cây sầu riêng nên thực hiện ghép mắt hay ghép cành. Ít nhất nhà vườn cần trống 2 giống sầu riêng trong vườn. Như vậy thì sẽ dễ dàng xảy ra sự thụ phấn chéo. Tỷ lệ đậu quả sầu riêng sẽ cao hơn rất nhiều.

Xác định điều kiện trồng cây sầu riêng

Tiếp theo, một bước không thể nào thiếu đó chính là xác định điều kiện sống, sinh trưởng của cây sầu riêng. Đây là cây ăn quả ưa thích khí hậu nóng. Trên cây có lá chính là bộ phận dự trữ nguồn thức ăn chính. Do vậy, một khi lá cây rơi rụng sẽ khiến cho sức khỏe cây giảm sút, khả năng cao là chết. Thời kỳ cây sầu riêng chính nếu gặp mưa nhiều thì thịt quả sẽ bị nhão.

Bên cạnh đó, có thể bạn chưa biết, cây sầu riêng có khả năng sinh trưởng, phát triển trên nhiều kiểu đất khác nhau. Nhưng nói là tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất thì phải là đất thịt. Đất phải có khả năng thoát nước tốt, độ dốc dưới 30 độ và ở vị trí gần với nguồn nước tưới.

Cây tuyệt đối không chịu đất phèn, đất mặn và ngập úng. Sầu riêng có xu hướng chậm phát triển trên đất trồng có đặc tính sét nặng.

Là cây thân gỗ yếu, rễ nông nên không chịu được gió mạnh. Tốt hơn, nhà vườn hãy kết hợp trồng các loại cây có thể chắn gió tốt để hạn chế tình trạng gãy cành. Từ đó giúp gia tăng tỷ lệ cây đậu quả. Song, duy trì mật độ vừa phải, không nên quá dày. Như vậy sẽ giúp cây hấp thụ được đủ lượng ánh sáng cho sinh trưởng, phát triển.

Tiến hành chiết cành sầu riêng

Kỹ thuật trồng cây sầu riêng đầy đủ và chi tiết nhất cho hội nhà vườn 1Công tác chiết cành thì nên thực hiện vào mùa mưa. Cành chiết sầu riêng nên là những cành khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại. Kinh nghiệm là chọn những cành mới chuyển từ cành non sang cành trưởng thành. Cụ thể là phần lá ở đọt vẫn chưa nở ra hết.

Sử dụng dao sắc để khoanh một vùng vỏ tầm 5 – 9cm. Dựa trên kích thước thực tế của cành chiết để nhà vườn cân nhắc điều chỉnh cho phù hợp. Chỗ khoanh vỏ đó phải cách ngọn 60 – 70cm.

Sau đó, ta bỏ đi phần nhầy ở bên trên vết cắt. Nhận thấy phần này thường sẽ rất mỏng cho nên mọi người phải thao tác thật nhẹ tay. Tránh trường hợp gây tổn thương lỏi cất làm cho cành chiết bị thối.

Dùng các chất trồng như đất bùn hay xơ dừa để làm giá thể bọc lại xung quanh. Tạo bầu lớn ở quanh khu vực chiết. Lất bao bố, nilon rồi bọc lại. Tránh tình trạng bầu chiết khô. Đợi đến khi bầu chiết này ra rễ, nhà vườn có thể mang ra vườn trồng được rồi.

Kỹ thuật trồng cây sầu riêng

Khi mà nhà vườn đã lựa chọn được cây giống khỏe mạnh, chất lượng và sạch côn trùng, sâu bệnh ta sẽ tiến hành trồng cây. Cây giống cần phải thẳng, có bộ rễ phát triển tốt. Số cành từ 3 trở lên, chiều cao trung bình 80cm và đường kính trên 0,8cm.

Đào hố và bón lót trước lúc trồng tầm 15 – 20 ngày. Sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh là tốt nhất. Ngoài ra, kết hợp thêm giữ ẩm cho hố đào thật kỹ càng, hiệu quả.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy bà con nên áp dụng kỹ thuật trồng cây sầu riêng là trồng thưa cho khu vườn được thoáng. Từ đó, tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho cây. Cây trở nên xanh tốt, khỏe mạnh và năng suất cao. Duy trì mật độ 70 – 100 cây trên mỗi hecta và cách 10 – 12m mỗi cây.

Cụ thể các bước tiến hành kỹ thuật trồng cây sầu riêng cho bạn tham khảo như sau:

Bước 1: Đảo phân trong hố

Đầu tiên, đảo phân trong hố theo trật tự từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Như vậy thì phân bón sẽ đều ở quanh hố trồng cây.

Bước 2: Tạo điểm đặt

Tạo điểm đặt cho cây sầu riêng. Xem xét kích thước của bầu cây và tạo hố với kích thước thật phù hợp nhất. Vị trí chính giữa hố đào một lỗ với độ sâu tầm 20cm, đường kính lớn hơn so với bầu tầm 1 – 2 cm.

Bước 3: Đặt cây giống vào hố

Sử dụng dao hay kéo để cắt bỏ hết đi những phần rễ cong, rễ thừa. Nhẹ nhàng rạch một đường dài đi dọc đường bao bầu.

Song, đặt bầu vào hố sao cho bề mặt bầu cao hơn so với miệng hố đào tầm 2 – 3cm. Tách vỏ bầu ra bầu ươm một cách nhẹ nhàng để tránh tình trạng làm hư bộ rễ. Cây giống phải đặt thẳng, không được đặt bầu ươm nông quá hay cạn quá.

Bước 4: Phủ đất trồng

Phủ đất trồng lên mô rồi nén chặt. Đất phủ bên ngoài sẽ thấp hơn so với miệng bầu 1 – 2m. Điều này sẽ đảm bảo cho quá trình tưới nước được thuận lợi, không đọng lại ở rễ.

Bước 5: Cắm cọc

Cắm cọc để giúp cây được đứng vững. Bạn có thể sử dụng các thanh tre, nứa hay gỗ với độ dài 1 – 2m, đường kính 2 – 3cm để làm giá đỡ rất hiệu quả.

Bước 6: Tưới nước

Tưới nước cho cây sầu riêng khi đã trồng xong để duy trì độ ẩm cần thiết

Bước 7: Che chắn

Che nắng bằng cây, lá chuối hay lá dừa khô bất kỳ. Song, có thể tận dụng rơm, lá cây khô cho mục đích giữ ẩm rất tốt.

Phần kết

Vậy là Giathe.vn đã hướng dẫn bạn chi tiết kỹ thuật trồng cây sầu riêng. Hi vọng sau bài viết này, bạn có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm trồng và chăm cây thật tốt.

Xem thêm:

Trồng cây ăn quả trên ban công, sân thượng – Sạch ngon tốt cho sức khỏe

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây vải thiều đầy đủ từ A – Z