Lay ơn là loài hoa sở hữu nét đẹp ngọt ngào, nhẹ nhàng, có phần thanh lịch và quý phái. Đặc biệt, sắc màu hoa đa dạng, phong phú nên có thể phù hợp với nhiều thể loại tính cách. Trong phong thủy, giá trị ý nghĩa của hoa lay ơn cũng được đánh giá rất cao. Phần lớn các gia đình Việt đều rất ưa chuộng và yêu thích hoa lay ơn. Họ chọn mua hoa kiểng này về để bày biện, cắm ở bàn khách. Hay là những dịp thờ cúng, lễ Tết thì hoa lay ơn cũng được sử dụng rất nhiều. Thế nên các chị em ngày nay đã quyết định vào vườn, tự tay mình trồng và chăm hoa. Vậy hãy cùng Giathe.vn tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây hoa lay ơn siêu xinh, siêu đơn giản trong bài này nhé.

Bước 1: Xác định thời gian trồng cây hoa lay ơn

Kỹ thuật trồng cây hoa lay ơn siêu yêu, siêu đơn giản liệu bạn đã biết 1Bước đầu tiên trong kỹ thuật trồng cây hoa lay ơn phải là xác định thời gian trồng đúng chuẩn. Dựa trên những đặc điểm sinh trưởng thì hoa kiểng có thể được trồng quanh năm ở những khu vực như là Sapa, Đà Lạt, Mộc Châu hoặc là Tam Đảo,.. Đây là những vùng núi cao, có khí hậu phù hợp với hoa kiểng.

Ở đồng bằng, nhà vườn tốt nhất nên trồng hoa vào khoảng độ từ tháng 8 đến tháng 10. Người ta còn gọi đây là cụ mùa thu đông. Hoặc không có thể trồng từ đoạn tháng 11 đến tháng 1 năm sau, gọi là vụ mùa đông xuân.

Dành cho những ai muốn chơi lay ơn ngay đúng dịp Tết Nguyên Đán thì khuyến khích trồng đoạn tháng 9 đến tháng 11 hoa nở vừa đẹp rất hợp lý.

Bước 2: Lựa chọn củ lay ơn

Bước 2 trong kỹ thuật trồng cây hoa lay ơn là chọn củ. Ngày nay trên thị trường Việt có vô số giống củ khác nhau. Tùy vào màu sắc mà nhà vườn yêu thích để chọn lựa loại cụ phù hợp. Từ vàng, cam, hồng, trắng hay là đỏ,… Tuy nhiên, cũng nên cân nhắc điều kiện trồng và chăm sóc của mình.

Nếu để nói loại củ được ưa chuộng nhất bởi sức sống khỏe, đề kháng tốt, ít sâu bệnh, năng suất cao thì phải là lay ơn đỏ. Bạn có thể tham khảo.

Khi chọn củ lay ơn, kinh nghiệm bỏ túi là chọn những củ có kích thước và sắc màu đồng đều. Tuyệt đối trên củ không có tình trạng bệnh, không bị nứt nẻ hay là sẹo. Hãy chọn những củ mà kích thước vào khoảng mức trung bình, chỉ cỡ củ tỏi. Đặc biệt nên có một số nốt rễ hay là mắt mầm thì sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn.

Bước 3: Chuẩn bị giá thể và đất trồng lay ơn

Kỹ thuật trồng cây hoa lay ơn siêu yêu, siêu đơn giản liệu bạn đã biết 2Bước tiếp theo cho kỹ thuật trồng cây hoa lay ơn là chuẩn bị hỗn hợp đất. Với đặc điểm sinh trưởng của hoa lay ơn thì mọi người có thể tự trộn theo công thức tham khảo sau đây:

Chất trồng gồm có:

  • Đất vườn
  • Xơ dừa (mùn)
  • Phân bón hữu cơ (phân dê, phân bò hoặc phân trùn quế)

Tiến hành trộn các giá thể trên với tỷ lệ theo thứ tự là 5:3:2. Sau đó thì bón thêm vào hỗn hợp một lớp vôi rồi trộn lại cho thật đều. Lúc này, vôi sẽ đóng vai trò là chất giúp xử lý sạch mầm bệnh hại.

Bước 4: Chuẩn bị chậu trồng hoa lay ơn

Kỹ thuật trồng cây hoa lay ơn thì ta hoàn toàn có thể sử dụng chậu nhựa rất tốt. Chỉ cần chậu trồng có các lỗ để thoát nước nhanh chóng. Như vậy sẽ tránh được vấn đề đất trồng bị ngập úng gây thối rễ mỗi khi tưới nước. Chậu có đường kính tầm 7 – 10cm hay là 18 – 20cm là hợp lý. Mật độ trồng khuyến nghị là 1 – 3 cây trên mỗi chậu.

Trong trường hợp nhà vườn trồng hoa lay ơn chỉ với mục đích là cắm bình trang trí ở phòng khách hay trên bàn thờ các dịp lễ cúng thì khuyến khích tận dụng chậu cũ, khay hoặc thùng xốp. Nhưng dù là vật dụng trồng gì đi nữa thì cũng cần đảm bảo có lỗ thoát nước nhé. Đây là yếu tố then chốt quan trọng mà bạn không được bỏ sót.

Bước 5: Xử lý củ lay ơn trước lúc trồng

Nhiều người vô tình đã bỏ qua bước này khi họ áp dụng kỹ thuật trồng cây hoa lay ơn tại nhà. Nhưng thực sự chính là một thiếu sót rất lớn. Ta phải xử lý củ lay ơn bằng những loại dung dịch với công dụng chính là loại trừ mầm bệnh hại.

Khi đã ngâm xong theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm, nhà vườn vớt củ lay ơn ra ngoài, để ráo và đưa đi trồng trong chậu.

Bước 6: Tiến hành trồng cây hoa lay ơn

Sau khi tất cả mọi thứ đều đã sẵn sàng, nhà vườn cùng bắt tay vào công đoạn trồng hoa thôi. Đầu tiên, cho hỗn hợp giá thể, đất trồng ta đã chuẩn bị trước đó cho vào chậu. Tuy nhiên, không đổ hết toàn bộ mà chỉ lấp đầy một khoảng 2/3 so với kích thước chậu.

Đặt củ lay ơn vào, mầm củ sẽ hướng lên phía trên. Lấp một lớp đất mặt với độ dày trung bình là 3 – 3.5cm. Nhưng chú ý, phải thật kỹ càng, cẩn thận nếu không sẽ rất dễ khiến củ lay ơn bị nghiêng, ngã gây tình trạng gãy mầm. Trồng xong, cấp nước ngay lấp tức để giữ ẩm. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho củ lay ơn sớm thích nghi, sinh trưởng, phát triển thuận lợi.

Tiến hành chăm sóc thật thường xuyên, đều đặn. Cỡ sau đó 10 ngày thì mầm cây lay ơn sẽ bắt đầu vươn ra, mọc lên khỏi bề mặt đất. Những củ lay ơn nào nhiều mầm thì ta bỏ bớt đi các mầm phụ. Duy nhất chỉ giữ lại một mầm chính có sức khỏe tốt để toàn bộ dưỡng chất tập trung cho sự phát triển.

Thời gian tỉa mầm cho củ nên cách ngày bắt đầu trồng là 20 – 25 ngày. Trong lúc tỉa tuyệt đối không làm cho gốc cây bị long ra.

Phần kết

Bài viết trên đây của Giathe.vn là tất cả những chia sẻ, kinh nghiệm về kỹ thuật trồng cây hoa lay ơn từ thực tế. Hi vọng sẽ giúp cho những người yêu hoa áp dụng một cách thành công và hiệu quả nhất.

Xem thêm: