Mướp đắng (khổ qua) hay còn được biết đến là một thực phẩm xanh nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Dù rằng hương vị của thức quả ban đầu hơi đắng, có phần khó ăn nhưng nếu bạn đã quen vị rồi thì chắc chắn sẽ “khó cai” lắm đấy. Vào những dịp cuối năm, mọi người thường mua mướp đắng về chế biến, làm món cúng cho ông bà, tổ tiên. Với hi vọng cái khổ của năm cũ sẽ qua đi và đón thêm nhiều điều may mắn, mới mẻ. Do vậy mà giai đoạn này, giá thành của mướp đắng là rất đắt. Đó là lý do ngày nay nhiều hộ gia đình từ nông thôn đến thành thị trồng cây tại nhà phổ biến. Vậy, kỹ thuật trồng mướp đắng chi tiết cho người mới bắt đầu như thế nào?

Xác định thời gian trồng mướp đắng phù hợp

Kỹ thuật trồng mướp đắng chi tiết cho người mới bắt đầu 1Kỹ thuật trồng mướp đắng dành cho người mới bắt đầu trước tiên nên xác định thời gian phù hợp. Mỗi một cây trồng sẽ có những đặc tính sinh trường khác biệt nhau. Mướp đắng vốn là cây được trồng nhiều nhất vào mùa ấp. Đặc biệt, cây thích hợp với những vùng khí hậu có độ ẩm, nhiệt đới hay cận nhiệt đới. Ban ngày, nhiệt độ trung bình phải đạt từ 24 – 31 độ C.

Ở Việt Nam, việc trồng mướp đắng vào giai đoạn cuối xuân hay đầu hè cũng đều rất thuận lợi. Đồng thời, nhà vườn còn có thể tiến hành trồng cây trái mùa vụ cũng không sao cả.

Vùng trồng mướp đắng tốt nhất

Cây mướp đắng nên được trồng ở những vị trí có thể đón được nhiều ánh nắng tự nhiên ấm áp. Và đặc biệt là có sự thông thoáng. Trồng cây trong đất trồng giữ độ ẩm nhất định, khả năng thoát nước tốt. Độ pH của đất nên dao động trong khoảng từ 5.5 – 6.7 là hợp lý.

Trước khi trồng, cần phải chuẩn bị luống trồng cho thật kỹ. Đơn giản bằng cách bạn có thể kết hợp trộn thêm một số loại phân chuồng ủ hoai mục đã qua xử lý. Đảm bảo mọi giá thể, phân bón đều phải hữu cơ, an toàn và sạch sẽ.

Ngoài ra, cây mướp đắng còn có thể được trồng trên đất phù sa hay đất pha cát. Chỉ cần là đất thoát nước nhanh chóng, hiệu quả là được.

Chọn mua hạt giống mướp đắng

Tất nhiên, kỹ thuật trồng mướp đắng muốn có năng suất, chất lượng thu hoạch tốt thì phải chọn hạt giống khỏe.

Mướp đắng có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ, vỏ nhăn, màu xanh đậm. Đồng thời, đầu quả nhọn và bao bọc bằng những chiếc “răng” hơi nhọn có hình tam giác.

Còn với mướp đắng Trung Quốc thì thon dài hơn, màu xanh nhẹ nhàng hơn. Hai đầu cùn bóng, “răng” chỉ hơi nhấp nhô chứ không quá nhọn như mướp đắng Ấn Độ.

Do vậy, tùy vào sở thích hay nhu cầu của nhà vườn để quyết định chọn hạt giống cho phù hợp nhất là được.

Kỹ thuật trồng mướp đắng chi tiết cho người mới bắt đầu

Kỹ thuật trồng mướp đắng chi tiết cho người mới bắt đầu 2Tiến hành xử lý hạt giống

Hạt giống mướp đắng sau khi mua về từ cửa hàng cần phải được tiến hành xử lý kỹ. Và cách xử lý khá đơn giản. Bạn chỉ cần ngâm toàn bộ hạt giống vào trong nước ấm, có tỷ lệ là 2 sôi và 3 lạnh. Thời gian ngâm tầm 6 giờ đồng hồ. Sau khi ngâm xong thì tiếp tục ủ hạt giống 24 giờ đồng hồ nữa ở trong khăn ấm.

Thời điểm khi hạt giống đã bắt đầu nứt ra, sắp nảy mầm thì khi ấy, nhà vườn đã có thể tiến hành mang đi gieo trồng rồi đó.

Tiến hành gieo hạt giống

Có nhiều cách gieo và ta hoàn toàn có thể gieo trực tiếp lên trên đất trồng. Hoặc là gieo ở trong bầu, cách nào cũng được.

Nhưng kỹ thuật gieo hạt là gieo vào trong lỗ sâu tầm từ 1,25cm. Đồng thời cách nhau một khoảng là 30cm. Mỗi lỗ như vậy khuyến khích gieo tầm 2 hạt, để đầu hạt nứt quay về dưới. Sau đó lấp lại đất và tưới nước đều qua một lượt.

Trong vòng từ 8 – 10 ngày thì toàn bộ hạt giống sẽ nảy mầm. Nhưng bên cạnh đó các yếu tố độ ẩm hay nhiệt độ của đất trồng có thể tác động làm chậm quá trình này. Đợi cho đến khi mà mỗi cây giống có tầm 4 lá thì cần phải tiến hành chọc lọc. Chọn lọc ở đây nghĩa là bỏ đi những cây non kém phát triển. Song chỉ giữ lại một cây mọc ra từ vị trí mỗi hố trồng.

Những cây giống khỏe mạnh sẽ được trồng ở trên giàn hay là hàng rào và cách nhau một khoảng trung bình 2 – 2,5m. Ngoài ra, nhà vườn có thể phủ thêm chất trồng hữu cơ như mùn hoặc lớp rơm mỏng ở xung quanh gốc. Như vậy sẽ giúp gia tăng hiệu quả giữ ẩm và đồng thời ngăn ngừa sự sinh trưởng, phát triển của cỏ dại.

Làn giàn trồng mướp đắng

Kỹ thuật trồng mướp đắng chi tiết cho người mới bắt đầu 3

Trồng mướp đắng

Bước cuối cùng trong kỹ thuật trồng mướp đắng là làm giàn cho cây leo lên. Tầm khoảng 3 tuần sau là nhà vườn có thể làm bước này. Cây mướp đắng bắt đầu mọc ra những chiếc tua cuốn là lúc nhà vườn dựng giàn để cây sinh trưởng, phát triển nhanh hơn. Bạn có thể tận dụng tre, nứa hay là gỗ, hay là đan dây đều được.

Kinh nghiệm làm giàn cho cây gì cũng vậy, bao giờ cũng phải vững vàng, chắc chắn. Mỗi giàn như vậy nên có độ cao từ 2 – 2.5m. Đây được xem là độ cao phù hợp, lý tưởng để kích thích, thúc đẩy cây, cho cây sai quả nhất.

Ngoài ra, việc làm giàn để cây leo còn giúp giảm bớt tình trạng cây bị sâu bệnh hại. Hơn nữa công tác thu hoạch cũng sẽ trở nên dễ dàng mà hiệu quả hơn. Khi ngọn cây mướp đắng bắt đầu leo lên đỉnh thì cắt tỉa bớt những nhánh không cần thiết. Chỉ cần làm như trên thì cây trồng sẽ ra được nhiều hoa hơn, quả cũng mọc nhiều hơn.

Và có một điều có thể bạn chưa biết đó là quả từ giàn mọc ra thường thẳng, dài hơn so với quả dưới đất.

Phần kết

Và như bạn thấy đó, kỹ thuật trồng mướp đắng tại nhà chỉ với vài bước thôi là đã có thể thành công. Mỗi ngày dành một ít thời gian vào vườn và kết quả mà bạn nhận lại là những cây mướp đắng xanh tốt, khỏe mạnh. Hơn nữa lại còn sai quả, năng suất thu hái cao mà ăn quanh năm không sợ hết.

Tin chắc với hướng dẫn chi tiết như trên thì mọi người sẽ áp dụng thành công!

Xem thêm: