Nỗi sợ, nỗi lo lắng của rất nhiều chị em phụ nữ gia đình đó là mua phải thực phẩm rau xanh không an toàn, không chất lượng. Trong khi rau xanh lại cung cấp nguồn dưỡng chất đa dạng, phong phú. Cùng hàng loạt vitamin tốt cho sức khỏe. Thế nên, trong thời buổi hiện đại họ cực kỳ ưa chuộng mô hình trồng rau tại nhà. Trong số đó phải kể đến rau muống, là thức rau quen thuộc mà nhiều gia đình ưa chuộng. Trồng rau muống vừa giúp bạn có thời gian thư thái vào vườn chăm cây, vừa thu hái những mớ rau tươi ngon cho bữa ăn thêm đầy đủ chất. Vậy, kỹ thuật trồng rau muống chuẩn nhất là gì? Nếu bạn quan tâm, hãy theo dõi ngay bài viết này nhé.

Tổng quan về cây rau muống

Kỹ thuật trồng rau muống chuẩn nhất 1Trước khi đến với hướng dẫn về kỹ thuật trồng rau muống đúng chuẩn, hãy cùng tìm hiểu khái quát về rau xanh này. Rau muống ở Việt Nam được trồng rộng rãi và phổ biến. Có hai loại rau muống cơ bản là rau muống trắng và rau muống tỉa. Cả hai đều được trồng trên cạn hoặc dưới nước để thu hái. Mục đích chính là nấu những món canh, rau ăn kèm hay là điều trị một số căn bệnh nhất định.

Rau muống thuộc nhóm cây thân thảo, là cây mọc bò. Thân cây dày, bên trong ruột rõng và được chia thành nhiều đốt. Đặc biệt ở những đốt này thì đều có rễ cây mọc ra. Thân cây rau muống thường sẽ có lông vào mùa lạnh, không có lông vào mùa hạ nóng.

Lá rau hình ba cạnh. Hầu hết lá cây đều thon dài và bề ngang hẹp. Phiến lá dài trung bình từ 7 – 9cm, rộng từ 3.5 – 7cm. Cuống nhẵn, không lông và dài từ 3mm mà thôi.

Ngoài ra, có thể nhiều người sẽ ít biết nhưng rau muống là loài rau có hoa. Hoa rau muống to, màu trắng hay cũng có thể là hồng tím. Mỗi cuống thường chỉ có thể mọc được từ 1 – 2 hoa mà thôi.

Trong đời sống thường ngày, rau muống được sử dụng nhiều nhất ở phần thân và lá non. Cây chủ yếu mọc hoang nhưng sau này lại nhận được nhiều sự quan tâm và ưa thích. Do vậy đã nhanh chóng được trồng nhiều dùng làm thực phẩm và các loại dược liệu. Bên cạnh đó, mọi người còn dùng rau muống để giải rượu, giải độc hay nấu nước uống.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau muống chuẩn nhất

Lựa chọn địa điểm trồng rau

Kỹ thuật trồng rau muống chuẩn trước tiên cần chọn đúng địa điểm phù hợp. Rau muống thực tế có thể trồng ở dưới nước, ven sông, trên cạn hay thậm chí là tận dụng xô chậu, thùng xốp.

Thế nhưng, nhà vườn cần lưu ý về đặc tính sinh trưởng của rau. Rau muống chỉ có thể thích nghi và phát triển tốt ở những nơi mà nhiệt độ cao. Đặc biệt cần có sự ẩm ướt, đủ ánh nắng mặt trời chiếu vào.

Vật dụng trồng rau

Tiếp theo tất nhiên không thể thiếu các dụng cụ hỗ trợ trồng rau muống. Về cơ bản, vật dụng cần chuẩn bị không quá cầu kỳ. Bạn chỉ cần các loại xô chậu hay thùng xốp nếu có. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng, tốc độ thoát nước của rau màu thì tất cả dụng cụ đều phải được đục một ít lỗ tròn bên dưới đáy.

Xuất phát từ đặc điểm sinh trưởng của rau màu, rau muống ưa ẩm. Cho nên nhà vườn tuyệt đối không nên khoét các lỗ này quá lớn. Nếu không sẽ khiến cho nước thoát một cách nhanh chóng và làm toàn bộ đất trồng trôi đi.

Bên cạnh đó, thùng trồng rau muống tốt nhất nên được kê cao lên khỏi mất đất. Độ cao tối thiểu được khuyến nghị là 4cm bạn nhé.

Trộn đất trồng rau muống chất lượng

Kỹ thuật trồng rau muống chuẩn nhất 2Yếu tố đất trồng luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong kỹ thuật trồng rau muống đúng chuẩn. Một nguồn đất tốt tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, sinh trưởng khỏe mạnh của cây trồng.

Song, nhà vườn vẫn nên tiến hành phối trộn một hỗn hợp, giá thể trồng rau muống chất lượng. Hãy đảm bảo đất trồng rau muống của bạn là đất thịt, có nhiều mùn và hơi hơi ngập nước một chút. Trước khi bắt đầu công tác trồng rau muống được từ 7 – 10 ngày thì ta nên cung cấp, bổ sung thêm phân bón cho đất. Bạn nên lựa chọn phân bón lót là phân chuồng hoặc là phân hữu cơ sinh học.

Hoặc bạn có thể chọn mua đất sạch trồng rau Tropical premium tại Giathe.vn hoặc Bancongxanh.com. Với việc dùng hoàn toàn nguyên liệu sạch có kiểm soát và tối ưu, nguồn gốc tự nhiên, bổ sung đạm từ phân bò ủ hoai, bổ sung men vi sinh giúp cây dễ hấp thụ dinh dưỡng từ đất. Đất sạch trồng rau Tropical premium hứa hẹn sẽ mang lại vườn rau tươi tốt.

Ngâm, ủ hạt giống rau muống

Đầu tiên, hãy tiến hành ngâm và ủ hạt giống rau muống. Bạn hãy ngâm hạt giống trong nước ấm có nhiệt độ khoảng từ 30 – 40 độ C. Thời gian ngâm trung bình từ 3 – 6 tiếng là hợp lý. Sau khi ngâm xong, ta vớt toàn bộ ra và rửa lại với nước sạch. Ủ hạt giống rau muống trong khăn ấm, nhiệt độ ủ 25 – 30 độ C, ủ trong 6 – 10 tiếng tiếp theo.

Khi bạn kiểm tra thấy tất cả hạt giống rau muống đã nứt, nảy mầm thì có nghĩa là thành công. Lúc này, ta để cho hạt giống được khô ráo nước và đem đi gieo trồng thôi nhé.

Gieo hạt giống rau muống

Có hai phương pháp gieo hạt giống rau muống cơ bản đó là gieo trực tiếp lên đất và gieo trong thùng xốp, xô chậu. Cụ thể bạn hãy tham khảo cách tiến hành mà Giathe.vn chia sẻ ngay bên dưới:

Gieo hạt giống trong thùng xốp hoặc xô chậu

Tạo những đường thẳng hàng có độ sâu chừng 0,5cm là hợp lý. Hạt giống rau muống sẽ được rải đều lên trên mặt đất. Với mật độ từ 10 – 15cm. Sau đó, lấp một lớp đất thật mỏng nhẹ lên phía bên trên. Phun một ít nước tưới nhằm mục đích duy trì độ ẩm cho đất trồng. Mỗi ngày bạn cần tưới nước cho rau 2 lần vào sáng sớm và chiều tối mát mẻ.

Gieo hạt giống trực tiếp lên đất trồng

Tiến hành rạch hàng với khoảng cách đều nhau. Mỗi hàng như vậy dài khoảng 20cm, chiều sâu 1cm. Gieo hạt giống thẳng hàng đã rạch sẵn. Sử dụng phân chuồng ủ hoai lấp lên trên hạt giống. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo rải thêm Basudin. Đây là một chất có công dụng phòng trừ dế, kiến và các loài sâu đất gây hại rau màu,…

Trong một tuần đầu gieo hạt giống, mỗi ngày tưới nước cho rau muống 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Bên cạnh đó, ta có thể phủ thêm chất trồng hữu cơ như rơm rạ hay là bạt plastic nhằm mục đích giữ ẩm hiệu quả.

Lưu ý khi gieo hạt giống

Sau 1 tuần, hạt sẽ nhú mầm. Đây là thời điểm mà bạn đã có thể mang chậu ươm đến những vị trí mới, là nơi có nguồn ánh sáng nhẹ cho cây sinh trưởng tốt. Khi cây rau muống của bạn đã đạt đến độ cao từ 2 – 3cm thì chủ động vun gốc. Như thế sẽ giúp cho cây rau muống con được bám vào đất một cách chắc chắn, hiệu quả hơn.

Trồng rau muống

Đây là công đoạn cuối cùng trong kỹ thuật trồng rau muống. Khi rau muống có từ 4 – 5 lá thì sẽ chủ động tỉa bớt. Bạn chỉ nên duy trì khoảng cách giữa những hàng và những cây rau từ 10 – 15cm mà thôi.

Trong trường hợp bạn chọn kỹ thuật trồng rau muống bằng giâm cành thì ta chỉ cần chuẩn bị một phần thân rau muống. Độ dài thân cây là khoảng 20cm. Đặc điểm lá già, cứng và phải có rễ nữa. Đất trồng màu mỡ, tơi xốp.

Tiến hành lên luống cho đất trồng, cắm thân cây rau muống sao cho thẳng hàng với nhau. Lấp đất cao khoảng chừng 3 – 4 đốt của thân rau muống. Mỗi cây như vậy cách nhau trung bình 20cm. Đặc biệt lưu ý, phần gốc cây phải đôn cho thật chặt.

Trồng rau muống xong thì đừng quên đặt cây ở những vị trí râm mát. Hoặc không, hãy có biện pháp che phủ hợp lý cho rau màu.

Phần kết

Rau muống là loài rau thơm ngon, dễ trồng và cũng dễ chăm sóc tại nhà nữa. Sẽ thật tuyệt vời khi bạn có một vườn rau muống xanh tươi để thu hái mỗi ngày. Những mớ rau tươi ngon sẽ góp phần làm bữa ăn gia đình thêm dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe cho mọi người thân yêu.

Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Trả lời