Cây Kim Ngân xưa nay đều được mọi người biết đến và yêu thích bởi mang đến thật nhiều những điều tốt lành, may mắn. Đặc biệt, cây kiểng mang đến những giá trị, ý nghĩa phong thủy tuyệt vời cho gia chủ và gia đình của họ. Bên cạnh đó, cây Kim Ngân còn sở hữu một vẻ ngoài với nét đẹp độc đáo, sang trọng. Tuy không cầu kỳ, chỉ mộc mạc, giản đơn nhưng cũng phần nào toát lên khí chất của mình. Đó là lý do mà hoa kiểng nhận được nhiều sự quan tâm và đánh giá cao đến vậy. Trong xu thế thời đại mới, cây Kim Ngân được trồng rất rộng rãi, phổ biến. Vậy, một số lưu ý khi chăm sóc cây Kim Ngân là gì? Nếu bạn quan tâm, cùng theo dõi bài viết để rõ hơn nhé.

Tìm hiểu đôi nét về cây Kim Ngân

Bỏ túi một số lưu ý khi chăm sóc cây Kim ngân tại nhà hiệu quả 1Trước khi đến với một số lưu ý khi chăm sóc cây Kim Ngân, cùng tìm hiểu đôi nét về cây kiểng vạn người mê này. Vốn dĩ cái tên Kim Ngân đã vô cùng đặc biệt đến thế. “Ngân” trong ngân lượng và tiền bạc. Thế nên, Kim Ngân gắn liền với sự mong cầu về nhiều điều may mắn, trù phú của cuộc sống. Hơn thế nữa, tên Tiếng Anh của cây cũng là Pachira Money. Cây có nguồn gốc xuất xứ từ miền Trung Nam Mỹ.

Thực tế, cây Kim Ngân sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở những khu vực đầm lầy. Nhờ vào việc sở hữu dáng hình xoắn lại vô cùng đặc biệt của mình mà trong dân gian đã đặt cho Kim Ngân một cái tên rất đáng yêu. Đó là cây bím tóc hay còn gọi là cây thắt bím. Cây kiểng ưa sống trong môi trường bóng râm, chỉ phù hợp với cường độ ánh sáng yếu.

Hiện nay, cây Kim Ngân được trồng và phân bố rộng rãi. Song, sẽ có hai dạng chính đó là: Cây cảnh và cây ngoài tự nhiên.

Đầu tiên, cây cảnh là những chậu Kim Ngân bé bé, xinh xinh được đặt trong chậu nhỏ hay là các bình thủy sinh. Chúng có thân xoắn lại vào nhau, lá mọc xanh tươi, trù phú. Mỗi cành như vậy có ít nhất 5 – 7 lá.

Còn cây ngoài tự nhiên thì có độ cao vượt trội, ấn tượng. Đặc biệt cây còn ra hoa và kết trái nữa. Hoa Kim Ngân mọc đơn, kích thước vừa phải. Và hoa cũng có hai màu rất đẹp là trắng và đỏ.

Một số lưu ý khi chăm sóc cây Kim Ngân xanh tốt, khỏe mạnh

Bỏ túi một số lưu ý khi chăm sóc cây Kim ngân tại nhà hiệu quả 2Đã là một người yêu cây, mê cây, chuyên tìm hiểu về các loại cây nhất định bạn sẽ rõ hơn ai hết sự thật này. Đó là khi một cây kiểng phát triển xanh tốt, khỏe mạnh thì sẽ thu hút nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành cho gia chủ. Nhưng ngược lại, nếu cây héo úa, lụi tàn thì cũng đồng nghĩa với việc mang đến những điều tiêu cực, không may mắn.

Thế nên, công tác chăm sóc cây như thế nào cho hiệu quả thật sự quan trọng. Vậy, bạn hãy bỏ túi ngay một số lưu ý khi chăm sóc cây Kim Ngân mà Giathe.vn chia sẻ dưới đây nhé.

Nhiệt độ

Yếu tố đầu tiên phải kể đến trong một số lưu ý khi chăm sóc cây Kim Ngân khỏe mạnh là nhiệt độ. Thực tế, Kim Ngân là cây kiểng có khả năng thích nghi tốt trong mọi điều kiện thời tiết. Dù là nóng hay lạnh thì cây cũng có thể sống tốt. Tuy nhiên nó chỉ dừng lại ở một ngưỡng nhất định mà thôi. Mức nhiệt độ môi trường sống của Kim Ngân chỉ nên giao động từ 10 – 40 độ C thôi nhé.

Song, để cây thuận lợi sinh trưởng, phát triển thì khuyến khích nhà vườn duy trì mức nhiệt độ từ 18 – 30 độ C. Đây là mức nhiệt độ lý tưởng, phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của Kim Ngân. Khi nhiệt độ dưới 15 độ C thì cây Kim Ngân rất dễ rơi rạng trạng thái ngủ đông, có hiện tượng rụng lá. Và nếu thấp dưới 5 độ C thì tỷ lệ cây chết rất cao.

Có thể nói, Kim Ngân cũng là cây trồng có sự nhạy cảm với nhiệt độ. Cho nên nhà vườn hãy thật tinh ý nhé.

Ánh sáng

Yếu tố thứ hai cần bàn đến là ánh sáng. Cây Kim Ngân là cây kiểng ưa sáng thế nhưng không đồng nghĩa với việc chúng sẽ cần quá nhiều ánh nắng đâu. Cây hoàn toàn có khả năng tự phát triển tốt với ánh sáng nhân tạo từ những bóng đèn huỳnh quang trong nhà đấy.

Thế nhưng, tất nhiên rồi, để cây xanh tốt và khỏe mạnh thì nguồn ánh sáng tự nhiên là quan trọng hơn hết. Cây nên được mang ra phơi nắng chu kỳ 10 ngày 1 lần. Mỗi lần như vậy sẽ phơi trong vòng từ 1 – 2 tiếng đồng hồ. Thời điểm để cây hấp thụ ánh nắng tốt nhất là 7 – 9 giờ sáng. Sau giờ trưa thì tuyệt đối không nên. Đồng thời, tránh đặt chậu kiểng ở những nơi mà ánh nắng mặt trời là quá gắt nhé.

Nước tưới

Chăm sóc cây Kim Ngân thì đừng bỏ qua tầm quan trọng của công tác tưới nước này. Với cây Kim Ngân để bàn thì nhà vườn sẽ chỉ cần tưới từ 100 – 200ml mỗi lần mà thôi. Tuy nhiên, kích thước cây càng lớn thì lượng nước tưới càng phải điều chỉnh lại. Nếu là cây Kim Ngân lớn trưng ở phòng khách thì ta nên tưới 500 – 800ml cho mỗi lần như vậy.

Mỗi tuần tưới nước cho cây khoảng 2 lần đối với cây trồng bên ngoài trời. Ngược lại, cây trồng trong phòng thì tần suất tưới giảm lại chỉ 1 lần 1 tuần là đủ.

Kỹ thuật tưới sao cho đúng thì cũng rất đơn giản mà thôi. Mọi người tưới nhiều, tưới đều nước ở bên trên bề mặt của chậu trồng. Hoặc không, ta hoàn toàn có thể nhúng Kim Ngân vào chậu nước. Như vậy cây sẽ ngập hoàn toàn trong chậu. Thời gian nhúng chỉ nên từ 10 – 15 giây mà không nên quá lâu. Sau đó sẽ lấy ra rồi để cho cây được ráo nước toàn bộ.

Chú ý hơn vào công tác thoát nước cũng như đảm bảo độ thông thoáng. Như vậy sẽ tránh và hạn chế được tình trạng cây kiểng ngập úng nước.

Phân bón

Phân bón cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, đa dạng và phong phú cho cây trồng. Ở mỗi thời điểm sinh trưởng khác nhau thì việc bón phân cũng sẽ thay đổi. Khi cây chưa ra hoa và quả, nhà vườn nên tiến hành bón phân NPK. Tỷ lệ phân bón là 20 – 20 – 15 hòa cùng với nước. Cứ 100g phân thì kết hợp cùng 10 lít nước tưới là tốt nhất. Thực hiện tưới vào gốc cây kiểng, 20 ngày bón một lần là đủ.

Tuy nhiên, khi cây kiểng đã có hoa và quả rồi thì ta cần thay đổi phương pháp, kỹ thuật bón mới sao cho phù hợp hơn. Lúc này, khuyến khích sử dụng phân bón Kali. 100g phân kali hòa cùng 10 lít nước và tưới đều trên bề mặt chậu trồng.

Ở cả hai trường hợp thì việc tưới phân tuyệt đối không được tưới lên lá và thân. Nếu không bạn sẽ vô tình khiến cho cây bị khô, nóng, thậm chí là chết.

Sâu bệnh

Kim Ngân bị vàng lá

Thông thường, khi khỏe mạnh thì cây Kim Ngân sẽ có lá màu xanh đậm, thân cây thì chắc khỏe, vững chãi. Tuy nhiên, nếu như lá cây đột ngột bị vàng thì có lẽ do nhà vườn đã chăm sóc sai cách. Hãy thay đổi khu vực, vị trí đặt cây ở nơi râm mát và có mức nhiệt độ là ổn định.

Kim Ngân bị rụng lá

Tình trạng cây Kim Ngân rụng lá diễn ra cũng rất nhiều.  Thế nhưng bạn đừng vội lo lắng quá nhé. Bởi phần lớn nguyên nhân thường do quá trình di chuyển chậu cây được thực hiện quá thường xuyên mà thôi. Ta chỉ cần hạn chế việc di dời hay là động chạm mạnh lên cây kiểng. Như thế thì tình trạng này sẽ thuyên giảm, cải thiện ngay.

Kim Ngân xuất hiện đốm trên lá

Dấu hiệu nhận biết là những đốm màu nâu xuất hiện ở trên lá cây. Nguyên nhân phổ biến nhất thường là do nhà vườn đã tưới quá nhiều nước, cho cây tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời. Quan trọng nhất là cây đã bị sâu bệnh tấn công, gây hại.

Cho nên, giải pháp đó là hãy duy trì lại mức độ ẩm đạt tối thiểu là 50 – 60% màu mùa xuân, mùa hè. Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm thuốc diệt nấm hoặc dầu neem để trị sâu bệnh hiệu quả.

Phần kết

Vậy, Giathe.vn đã chia sẻ đến bạn một số lưu ý khi chăm sóc cây Kim Ngân xanh tốt, khỏe mạnh. Mong rằng bạn sẽ áp dụng thật hiệu quả những kinh nghiệm và kiến thức chăm cây của chúng tôi. Xin cám ơn!

Xem thêm:

Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng – Những điều cơ bản

Một số lưu ý khi chăm sóc cây trúc quân tử