Mướp ngọt là loại quả quen thuộc, gần gũi, gắn bó với đời sống của con người. Thực phẩm xanh, tốt cho sức khỏe thường có mặt trong nhiều bữa ăn gia đình. Với hương vị thơm ngon cùng thành phần dinh dưỡng đa dạng mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời. Và chính vì vậy mà cách trồng, chăm bón mướp ngọt tại nhà để cây sai quả, thu hái quanh năm là điều mà bà con nào cũng mong muốn. Vừa canh tác hữu cơ, mang đến niềm vui bình dị, vừa tạo nên nhiều món ăn cho gia đình. Vậy nên bài viết này, Giathe.vn sẽ chia sẻ kinh nghiệm về một số lưu ý khi chăm sóc mướp ngọt hữu ích. Cùng theo dõi để biết thêm chi tiết nhé.
Đôi nét giới thiệu về mướp ngọt
Trước khi tìm hiểu về một số lưu ý khi chăm sóc mướp ngọt để cây sai quả, cùng khám phá đôi nét về loại thực phẩm xanh này. Trong đời sống, ẩm thực hay Đông Y thì mướp ngọt đều được đánh giá rất cao. Mướp ngọt tính bình và không độc, do vậy được dùng để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Dù là hoa mướp, xơ mướp, mướp tươi hay mướp khô thì đều có công dụng chữa bệnh. Đặc biệt không gây ra một tác dụng phụ nào cả.
Có thể nói, đây là một vị thuốc tự nhiên chữa bệnh giá rẻ mà mang tính hiệu quả cao. Những trái mướp ngọt khi già đi thì đốt tồn tính. Nếu sử dụng làm thuốc thì sẽ giúp khử phong, hóa đờm, lương huyết, sát khuẩn, thông sữa, giải độc và sát khuẩn cực kỳ tốt. Trong “Lục xuyên bản thảo” có thông tin viết rằng: Mướp sinh cân chỉ khát, làm nhuận da, giải nhiệt trừ phiền, trị thân nhiệt phiền táo và trị chứng khát bệnh nhiệt.
Thời đại ngày một phát triển, với công cụ máy móc cùng nhiều kỹ thuật nghiên cứu mới. Y dược đã phát hiện ra được lá, quả, dây của mướp ngọt đều có khả năng chữa bệnh. Từ một thức quả giá bình dân, mọi người có thể tự tay chế biến được những món ăn ngon. Từ những món đơn giản, gần gũi cho đến những món cao cấp, sang trọng. Ngoài ra còn làm đồ uống giúp giải khát cực ngon. Trong thành phần quả chứa nhiều các lipid, protid, glucid, nước, canxi, photpho, xenlulo,…
Thế nên, dễ hiểu vì sao đây là thức quả được yêu thích của nhiều gia đình Việt.
Những lợi ích nổi bật của mướp ngọt cho sức khỏe
Trị khó thở và trị hen
Mướp ngọt giúp trị hen và khó thở nhờ vào vị ngọt, tính mát. Qua đó, mướp có công dụng thanh nhiệt, lương huyết, hóa đàm, giải độc. Đối với những quả non khoảng 20 ngày tuổi thì hái về mang đi thái mỏng. Sau đó tiến hành sao vàng để sắc lên làm thuốc uống. Đây là cách trị bệnh hiệu quả được áp dụng phổ biến, rộng rãi.
Hạn chế hay phòng ngừa những bệnh về mắt
Mướp ngọt giúp phòng ngừa, hạn chế các bệnh về mắt. Trong số đó, bệnh thoái hóa điểm vàng là tiêu biểu, khả năng cao gây mù lòa. Nhờ vào hàm lượng vitamin A lớn nên mướp ngọt cực kỳ hữu dụng trong việc phòng ngừa vấn đề trên.
Tốt cho hệ tim mạch
Mướp ngọt ăn rất lợi cho hệ tim mạch. Đối với sức khỏe tim mạch thì bạn chỉ cần cung cấp 900mg vitamin A mỗi ngày là đã đủ để giảm bớt các cholesterol xấu cùng hàng loạt chất béo trung tính gây hại. Vì thế nên giảm rõ rệt nguy cơ mắc bệnh tim. Do đó đây nhất định là thực phẩm tốt mà bạn không nên bỏ lỡ.
Ngăn ngừa đau cơ
Ăn mướp ngọt còn giúp ngăn ngừa tình trạng đau cơ. Trong thành phần của quả có chứa lượng kali lớn với chức năng giãn cơ và ổn định chất lỏng. Khoa học đã chứng minh nếu như cơ thể bị thiếu kali thì sẽ rất dễ lâm vào tình trạng đau, co thắt cơ.
Điều trị bệnh thiếu máu
Mướp ngọt còn giúp điều trị thiếu máu rất tốt nhờ vào lượng vitamin B6 dồi dào. Vitamin B6 là chất có chức năng chịu trách nhiệm sản xuất các hemoglobin và mang oxy di chuyển đến những tế bào và máu trong cơ thể.
Chăm sóc và làm đẹp da
Đặc biệt, thức quả có công dụng chăm sóc da, làm đẹp cho chị em phụ nữ. Vitamin C trong mướp ngọt làm giảm tình trạng nếp nhăn, giảm sự khô gia và đồng thời ngăn ngừa sự lão hóa.
Song, vitamin này còn giúp sản xuất các protein tái tạo da, cơ mắp, dây chằng, mạch máu. Từ đó, những vết thương sẽ được chữa lành hơn nhanh chóng.
Duy trì sức khỏe của hệ thống não bộ
Não bộ luôn luôn cần được duy trì một lượng oxy nhất định để hệ thống vận hành thật trơn tru. Thế nhưng, nếu như cơ thể không đủ sắt thì lượng oxy sẽ không được bổ sung đầy đủ.
Thiếu sắt chẳng những gây ra tình trạng bệnh thiếu máu mà còn tạo cảm giác khó chịu, bồn chồn. Do vậy mà làm giảm khả năng vận động hiệu quả của con người. Trong khi đó, mướp ngọt lại là thức quả có lượng sắt dồi dào. Vậy nên sẽ giúp duy trì và cải thiện sức khỏe não bộ tốt nhất.
Một số lưu ý khi chăm sóc mướp ngọt để cây sai quả, thu hái quanh năm
Canh tác mướp ngọt tại nhà cần phải có được nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm để cây sai quả, thu hái quanh năm. Bởi đây là thực phẩm hữu cơ rất tốt cho sức khỏe. Thế nên việc dành thời gian chăm bón mỗi ngày sẽ giúp bạn nhận lại những giá trị tốt nhất cho sức khỏe của mình.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Vậy, sau đây sẽ là một số lưu ý khi chăm sóc mướp ngọt tại nhà hiệu quả. Cùng theo dõi ngay nhé.
Tưới nước cho cây
Rõ ràng là vậy. Yếu tố nước tưới là vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Đối với cây mướp ngọt, bà con không nên cung cấp quá nhiều nước tưới.
Ta chỉ nên tưới 1 lẫn mỗi ngày vào mùa Đông, thời điểm chiều tối. Còn vào mùa hè thì tăng tần suất lên 2 lần mỗi ngày vào khi sáng sớm và chiều tối mát mẻ. Lượng nước ở đây cần được cân nhắc sao cho thật hợp lý. Cây càng phát triển cao lớn thì lượng nước tưới sẽ càng được tăng lên, nhất là khi hoa mướp nở rộ.
Ngoài ra, mọi người có thể sử dụng hệ thống tưới nước thông minh. Hay đơn giản đó là sử dụng bình tưới phun như bình thường là được. Một điều khá quan trọng mà ta cần lưu ý đó là không nên tưới nước lên quả non hoặc là lên hoa. Bởi lẽ điều này sẽ có thể khiến cho hoa và quả bị rụng đi. Như vậy thì năng suất của cây mướp ngọt sẽ bị giảm sút.
Bón phân và cắt tỉa cho cây
Phân bón cung cấp nguồn dinh dưỡng hữu cơ đa dạng nuôi cây phát triển, sinh trưởng khỏe mạnh nhất. Có ba điều mà nhà vườn không thể bỏ lỡ trong quá trình chăm sóc cho cây đó là bón phân khi cây đã đến độ, cắt tỉa cỏ và tạo giàn khi cây mướp ngọt khôn lớn. Vì là canh tác hữu cơ tại nhà nên rất khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ an toàn, lành tính để vun gốc khi cây bén rễ hồi xanh. Lúc này, cây có khoảng từ 2 – 3 lá thật, thời điểm từ 7 – 10 ngày trồng.
Thời điểm khi cây mướp ngọt đã cao lớn hẳn thì sẽ đạt độ cao từ 20 – 30cm. Lúc ấy, mọi người nên tiến hành làm giàn cho cây. Dùng dây để tạo giàn leo theo phong cách mái bằng. Chiều cao sẽ cách mặt đất trong khoảng độ 1.5 – 2m.
Ngoài ra, có một điểm quan trọng cần lưu ý. Đó là khi mướp ngọt đã leo lên giàn rồi thì ta nên chủ động tỉa bớt lá mọc ở xung quanh gốc cây. Như vậy thì mới có thể đảm bảo giữ được sự thông thoáng, mát mẻ. Qua đó phòng ngừa, ngăn chặn sự phát triển của các tác nhân sâu bọ gây hại.
Phòng ngừa sâu bệnh cho cây
Sâu bệnh là tác nhân mà nhiều nhà vườn quan tâm, lo lắng, tìm mọi biện pháp giải quyết. Dù một cây mướp ngọt có phát triển xanh tốt đến đâu đi nữa thì nếu gặp phải sâu bệnh phá hoại cũng rất khó để mang đến năng suất, chất lượng như ý muốn. Thế nên, ta nên tiến hành phun dung dịch thảo dược để bảo vệ cho sức khỏe cây trồng.
Công đoạn phun dung dịch thảo dược cho mướp ngọt cần được thực hiện sau khoảng 1 – 2 ngày từ ngày trồng. Áp dụng chu kỳ 5 ngày thì phun 1 lần. Mỗi một lần như vậy ta sử dụng hỗn hợp 5ml dung dịch thảo dược và 1 lít nước. Lượng này dùng cho diện tích vườn 10m2 rau trồng là phù hợp, hợp lý.
Thu hoạch quả
Thu hoạch mướp ngọt như thế nào cho đúng để không ảnh hưởng đến những lần sau? Bạn hãy tiến hành thu hái quả sau khỏang 38 – 40 ngày gieo trồng. Đây là đợt thu hoạch thành công đầu tiên nếu bạn có biện pháp chăm sóc, canh tác tốt. Khuyến khích bạn thu hoạch khi quả còn non bởi như vậy thì ăn sẽ thanh, ngon, ngọt hơn cực nhiều đó nhé.
Lời kết
Nhìn chung, công tác chăm sóc mướp ngọt để cây sai quả, cho năng suất cao cũng không quá khó nếu bạn bỏ túi những kinh nghiệm hữu ích này. Tin rằng, khi bạn dành chút ít thời gian mỗi ngày cho vườn mướp ngọt thì giá trị mà bạn nhận lại là vô cùng to lớn. Chăm chút, yêu thương bản thân và những người xung quanh đơn giản bắt đầu từ vườn rau xanh của mình, bạn nhé.
Xin cám ơn vì đã theo dõi, ủng hộ bài viết của Giathe.vn..
Xem thêm: